Như chúng tôi đã đề cập tới việc Defi trong NFT, các phương thức vay, cho vay (Lending – Brrowing) NFT trong bài viết về BendDao. Chúng ta thấy được bức tranh cơ bản về cái gọi là Defi áp dụng vào NFT hay gọi về khái niệm chung là NFT Finance.
Vậy hãy cùng Hak Research tìm hiểu chi tiết hơn về NFTFi là gì? và cái nhìn về tương lai của NFT trong thị trường crypto nhé!
NFTFi Là Gì?
Chúng ta đều biết hơn 1 năm trở lại đây có 2 khái niệm dần ăn sâu vào tiềm thức người dùng, nhà đầu tư Crypto và cũng là những trend chính bùng nổ đó là Defi và NFT. Với Defi thì bùng nổ trước và đi từ khái niệm Defi 1.0 khởi đầu sau đó bùng nổ với những hứa hẹn phát triển với Defi 2.0. Còn với NFT thì chúng ta đã trải qua 1 mùa thực sự bùng nổ với quá nhiều các bộ sưu tập NFT được đẩy giá trị và được giao dịch với volume và mức giá khủng khiếp.
Nhắc lại về khái niệm NFT là gì? NFT là viết tắt của cụm từ Non–Fungible Token (Token không thể thay thế). Mỗi NFT là một tập tin độc nhất và vì vậy, chúng là duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, một món đồ chơi điện tử hay bất kỳ tác phẩm sáng tạo nào. NFT dựa trên những điểm mạnh của blockchain, sử dụng blockchain làm giấy chứng nhận cho các tập tin trên.
NFTFi (NFT Finance) là gì? NFTFi là 1 khái niệm mới đề cập chung tới việc đưa các use case vào NFT để các NFT không còn đơn thuần là vật vô tri và mang tính sưu tập với 1 số bộ phận. Việc này được làm bằng cách áp dụng các hình thức, giao thức Defi cho phép công nhận NFT là 1 loại tài sản kỹ thuật số và được các sàn, các nền tảng Defi hỗ trợ. Có Defi áp dụng vào khiến cho mong muốn sở hữu NFT của nhà đầu tư cao hơn, thị trường NFT giao dịch sôi động hơn. Việc hợp nhất DeFi với NFT đang mở ra một nền kinh tế hoàn toàn mới cho loại tài sản crypto mới nổi này.
Các khoản vay NFT được cung cấp bởi các nền tảng DeFi. Chúng cho phép chủ sở hữu NFT thế chấp các phần hoặc bộ sưu tập NFT của họ để đổi lấy tiền điện tử hoặc tiền định danh. Nhiều NFT trên thị trường không có tính thanh khoản cao và một số dự án DeFi đã xác định nhu cầu ngày càng tăng để cải thiện tính thanh khoản của NFT bằng cách sử dụng các giải pháp như cho vay.
Các Bộ Sưu Tập NFT Nổi Bật Trong NFTFi
Chúng ta hiểu khái niệm NFTFi rồi, vậy các bộ sưu tập NFT nào được coi là biểu tượng nổi bật cho việc áp dụng NFTFi với volume giao dịch khủng? Không thể không nhắc tới những bộ sưu tập NFT nổi bật nhất là CryptoPunk và BAYC, DeGods về mặt giá trị NFT và volume khủng, bên cạnh đó cũng là những bộ sưu tập được các nền tảng Defi hỗ trợ nhiều nhất.
Các Dự Án NFTFi Nổi Bật Trong Thị Trường Crypto
Để áp dụng Defi vào NFT thì chúng ta cần có các nền tảng Defi hỗ trợ, việc này sẽ kéo user và tăng tính thanh khoản, mở ra 1 nền kinh tế vận hành xung quanh NFT.
BendDao – nền tảng Lending & Borrowing lớn nhất hiện tại
Nền tảng nổi bật trong việc áp dụng các giao thức vay, cho vay NFT là BendDao nền tảng được coi là AAVE của NFT. BendDao chính là nền tảng cho phép người dùng sở hữu NFT có thể thế chấp NFT của mình để vay tiền, BendDao cung cấp giao thức thanh khoản riêng dành cho NFT.
SudoSwap – nền tảng AMM đầu tiên dành cho NFT
SudoAMM ra mắt vào tháng 7 — đây là sàn giao dịch NFT phi tập trung đầu tiên hoạt động trung thực với giao thức thị trường tự động on-chain (AMM). SudoAMM là một giao thức riêng lẻ, có thể hoạt động cùng với các giao thức khác. Tính thanh khoản cung cấp thông qua AMM có thể được truy cập bởi các giao thức, Dapps và thậm chí cả thị trường khác. Ngược lại, một NFT Marketplace khổng lồ như OpenSea là một hệ sinh thái khép kín với sổ lệnh đóng, mặc dù khách hàng cung cấp tính thanh khoản nhưng nền tảng sẽ thu phí giao dịch.
SudoAMM đang hỗ trợ cho thị trường NFT tương tự như những gì Uniswap đã làm cho DeFi. Với SudoAMM, người dùng có thể tiếp cận nguồn thanh khoản NFT một cách phi tập trung trên Ethereum.Ngoài ra, các nhà cung cấp thanh khoản (LP) có thể gửi tiền vào các Pool mua hoặc bán, hoặc cung cấp cho cả hai Pool để thu phí chênh lệch.Bất kì ai cũng có thể cung cấp thanh khoản, tạo pool trên SudoAMM. Liquidity Pool là các smart contract cho phép người dùng swap tức thời giữa 2 loại tài sản.
NFTPerp – Nền tảng cho phóng Long Short NFT đầu tiên
NFTPerp là một nền tảng Derivatives dành cho NFT dành cho người dùng có thể sử dụng. Nền tảng hướng tới xây dựng giải pháp giúp người dùng có thể giao dịch phái sinh các NFT Bluechip như BAYC, Cryptopunks…..NFTPerp cho phép bạn có thể giao dịch các bluechip NFT với bất kỳ tài sản thế chấp nào. Có thể giao dịch các hợp đồng tương lai Long Short NFT, sử dụng đòn bẩy lên tới 5 lần.
NFTY Finance
NFTY Finance là nền tảng vay và cho vay NFT sắp ra mắt được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho người dung cũng như linh hoạt, đổi mới trong lĩnh vực tài chính và NFT. NFTY Finance sẽ cho phép những người nắm giữ NFT trong tương lai nhận được các khoản vay từ những người cho vay đã được xác minh trên nền tảng của mình thông qua một phương thức mới về dịch vụ cho vay mà NFTY Finance gọi là “Cửa hàng thanh khoản”.
NFTFi – Tiếp tục là một nền tảng Lending P2P
Dự án NFT này tái tạo mô hình cổ điển của thị trường cho vay: Kết hợp người cho vay với người đi vay. NFTfi là một nền tảng cho vay NFT ngang hàng phổ biến. Khi bạn liệt kê NFT của mình là tài sản thế chấp trên nền tảng, bạn sẽ nhận được đề nghị cho vay từ những người khác.
Nếu bạn thích bất kỳ ưu đãi nào trong số các ưu đãi, bạn có thể chấp nhận một ưu đãi và ngay lập tức nhận được WETH hoặc DAI (Stablecoin) từ ví của người dùng cho vay. Là một phần của hợp đồng cho vay, nền tảng tự động chuyển NFT của bạn vào một kho tiền điện tử. Bạn sẽ nhận lại NFT vào ví của mình khi bạn hoàn trả khoản vay trước ngày hết hạn.
reNFT – Nền tảng cho thuê NFT hàng đầu
reNFT là một nền tảng phổ biến. Đó là một thị trường không được phép dành cho những thuê và cho thuê tiềm năng với các điều khoản và điều kiện cho thuê khác nhau.
Thay vì khóa tài sản thế chấp NFT trong một kho tiền mã hoá, giao thức tạo điều kiện cho thuê NFT ngang hàng, trong đó tài sản chuyển từ ví này sang ví khác trong thời gian “thuê”.
Tình hình hiện trạng của NFTFi
Với chu kỳ bùng nổ của NFT, các bộ sưu tập NFT được tăng tính thanh khoản, tăng lượng giao dịch, thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và mong muốn sở hữu NFT. Rất nhiều use case về Defi được tạo ra, nhiều nền tảng hỗ trợ, các giao thức vay, cho vay, mua trả góp NFT…. được thực hiện.
Đó là lúc thị trường hưng phấn, dòng tiền chảy vào rất nhiều. Tuy nhiên thời gian từ quý 2/2022 tới hiện tại, thị trường Crypto trải qua cực kỳ nhiều biến động lớn, thậm chí những cú sụp đổ của các tên tuổi lớn, những tên tuổi mà không ai tưởng tượng ra là sẽ có ngày phá sản và sụp đổ. Thị trường hỗn loạn, panic sell xảy ra khắp nơi, những điều chưa từng có trong lịch sử Crypto. Ngoài thị trường tài chính truyền thống thì lạm phát khắp nơi, chứng khoán cũng chung số phận với Crypto. Dòng tiền bị rút khỏi thị trường, các nhà đầu tư không còn muốn đầu tư.
Với tình trạng này thì NFT 1 tài sản phụ thuộc rất nhiều vào dòng tiền và tính thanh khoản chắc chắc bị ảnh hưởng nặng nề, nếu coi là 1 loại tài sản thì hiện tại bị sụt giảm, đóng băng như bất động sản ngoài thị trường truyền thống vây.
Các nền tảng hỗ trợ giao thức Defi cho NFTFi chắc chắn đều gặp phải vấn đề chung về tính thanh khoản, khi trước đó các khoản vay từ việc thế chấp NFT được định giá, thì hiện tại giá trị và tính thanh khoản NFT không còn nhiều nên cũng xảy ra hiện trạng là thanh lý ồ ạt NFT từ các nền tảng hỗ trợ Defi này. Ví dụ điển hình là BendDao, được coi là quả bom nổ chậm với thị trường NFT.
Sự thanh lý ồ ạt NFT
BendDao sau cú sập của Terra, sự phá sản của các quỹ đầu tư nổi tiếng như 3AC, Celcius…. tính thanh khoản NFT đã bắt đầu giảm, 1 số bộ sưu tập đứng trước tình cảnh phải thanh lý sớm để đảm bảo an toàn cho nền tảng Defi. Thì gần đây sau sự sụp đổ của FTX đã dẫn tới cơn bão thanh lý NFT trên BendDao.
Tác động của FTX đối với thị trường đã lan rộng từ các sàn giao dịch lớn sang thị trường NFT, theo dữ liệu OpenSea, giá sàn của NFT blue-chip Bored Ape Yacht Club (BAYC) đã giảm xuống dưới 50 ETH, giảm 70,1% từ mức giá cao lịch sử 153,7 ETH vào tháng 4 năm nay, thiết lập mức thấp mới. Việc giá sàn của BAYC giảm có liên quan mật thiết đến sự kiện thanh lý BendDAO, một nền tảng cho vay thế chấp NFT, dòng NFT có giá trị tài sản thế chấp cao nhất trong BendDAO là BAYC.
Vào tháng 8 vừa rồi, BendDAO đã cung cấp dịch vụ cho vay cho 7 dòng NFT blue-chip bao gồm BAYC, CryptoPunks, MAYC, Doodles, Space Doodles và CloneX (hiện hỗ trợ 8 dòng NFT blue-chip và mới hỗ trợ Moonbirds). Tình hình hiện tại, BAYC có giá trị tài sản thế chấp trong BendDAO chiếm 68,8%.
Trong BendDAO, tác động trực tiếp của việc giá sàn BAYC giảm mạnh là một số lượng lớn BAYC thế chấp đang phải đối mặt với việc thanh lý. Ngay từ ngày 10 tháng 11, giá sàn của BAYC đã giảm xuống chỉ còn 57,89 ETH và đã có 16 BAYC NFT được BendDAO đấu giá để thanh lý. Các quỹ thanh khoản của BendDAO bị rút với số lượng lớn và dự trữ của nền tảng giảm từ khoảng 18.000 WETH xuống dưới 15 WETH và BendDAO buộc phải nắm giữ các NFT blue-chip mà không đấu giá được.
Sau khủng hoảng, BendDAO đã điều chỉnh cơ chế thanh lý, trong một đề xuất được thông qua vào ngày 23 tháng 8, ngưỡng thanh lý giảm dần từ 90% xuống 70%, chu kỳ đấu giá được điều chỉnh từ 48 giờ xuống 4 giờ và “giá thầu đầu tiên ” đã bị hủy bỏ. Để cao hơn giới hạn 95% giá sàn, điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 20%. Sau đó, có hai đề xuất bỏ phiếu về các tham số cụ thể. Sau khi điều chỉnh, dự trữ vốn chung của BendDAO đã được tăng lên. Ngưỡng thanh lý hiện tại là 80% và chu kỳ đấu giá là 24 giờ.
Hiện tại có tới 28 NFT BAYC đang bị thanh lý trên BendDao
Ngoài BAYC hiện đang được bán đấu giá và thanh lý, theo danh sách cảnh báo yếu tố thanh lý của BendDAO, hiện có 40 người vay BAYC có số tiền vay từ 35 – 40 ETH.
Khi giá sàn của BAYC tiếp tục giảm xuống 43,75 , 40 BAYC sẽ bị thanh lý.
Giá thầu mới nhất của 28 NFT đã tham gia thanh lý đấu giá đều thấp hơn giới hạn. Nếu thời gian bảo vệ thanh lý kết thúc và người vay vẫn chưa trả nợ, BAYC đã thanh lý đấu giá thành công có thể hạ giá sàn của NFT một lần nữa, dẫn đến nhiều NFT bị thanh lý và rơi vào vòng luẩn quẩn.
BendDAO có thể sẽ lại rơi vào khoảng thời gian đen tối do sự sụp đổ của BAYC. Khi tính thanh khoản của thị trường quá thấp, NFT vốn đã rất kém thanh khoản nên BAYC hiện đang gặp nguy hiểm. Đối với bản thân BendDAO, việc cải thiện cơ chế và ngăn ngừa rủi ro sớm là đặc biệt quan trọng, người sáng lập BendDAO cũng đã tuyên bố rằng ông có kế hoạch xây dựng các nhóm cho vay P2P và cho vay tư nhân trong tương lai, có tính đến tính thanh khoản của các khoản vay dài hạn NFT.
Vậy các nền tảng hỗ trợ NFTFi khác thì sao?
Câu trả lời rằng các nền tảng hỗ trợ các giao thức Defi với NFT khác cũng lâm vào tình cảnh giống BendDao, một khi NFT bị mất thanh khoản sẽ dẫn tới giá trị NFT đi xuống, họ buộc phải thanh lý gấp hoặc phải chịu rủi ro tổn thất rất lớn khi giá NFT xuống dưới mức cho vay.
Cái nhìn về tương lai NFTFI trong thị trường Crypto
Chúng ta có những kỳ vọng về thị trường NFT trong tương lai không? Câu trả lời là có. Theo báo cáo gần đây của Grand View Research, quy mô thị trường NFT (Non-fungible Token) toàn cầu được định giá 15,54 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 33,9% từ năm 2022 đến năm 2030. Sự tăng trưởng xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng đối với NFT trên toàn thế giới do tính độc đáo, tính cá nhân và tính minh bạch của chúng cùng với các tính năng khác.
Các yếu tố chính thúc đẩy động lực tăng trưởng NFT bao gồm sự gia tăng ảnh hưởng của những người nổi tiếng đối với việc áp dụng NFT, cách mạng hóa ngành công nghiệp game và nhu cầu về các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Trong đó, nhu cầu ngày càng tăng về việc sở hữu các tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số là một trong những yếu tố cốt lõi thúc đẩy thị trường NFT tăng trưởng phi mã.
Tuy nhiên hiện tại với suy thoái kinh tế kèm với những tác động mạnh từ tin tức và sự hạn chế của cả NFT và giao thức Defi chưa thực sự chặt chẽ thì vẫn còn nhiều lỗ hổng bị khai thác. Bên cạnh đó dòng tiền chưa quay trở lại nên mọi thứ nhìn chung khá ảm đạm.
Với sự phát triển ngày 1 lớn mạnh của thị trường Crypto, với dòng tiền tương lai chảy vào ngày 1 nhiều, các công nghệ các giao thức Defi sẽ ngày 1 minh bạch và hoàn thiện hơn. Người viết hoàn toàn tin tưởng vào đường dài NFT sẽ là 1 thị trường bùng nổ với nhiều use case được tích hợp áp dụng vào cuộc sống. NFT sẽ trở thành Dynamic NFT đích thực. Tất nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu…!
NFTFi là gì? Trên đây là những phân tích và nhận định về NFTFi dưới góc nhìn cá nhân, team Hak Research hy vọng đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Hãy follow Hak Research để có thêm những cập nhật, phân tích, nhận định chuyên sâu nhé.!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Làm Airdrop B3dotFun - September 18, 2024
- Phân Tích Friend.tech: Thấy Gì Từ Sự Thất Bại Của Friend.tech - September 18, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Story Protocol - September 17, 2024