Thanh khoản tập trung trong AMM hay còn được gọi là CLMM, được giới thiệu đầu tiên bởi Uniswap V3 và đang là giao thức có khối lượng giao dịch đứng đầu thị trường Defi. Nhưng ngoài Uniswap thì một số dự án khác cũng phát triển theo mô hình này, đặc biệt là Trader Joe.
Vậy mô hình thanh khoản tập trung của Uniswap và Trader Joe có gì khác biệt? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết 2 mô hình này trong bài viết này nhé!
Để hiểu thêm về thanh khoản tập trung, bạn có thể đọc các bài viết sau:
- Uniswap (UNI) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Uniswap
- Uniswap V4 Là Gì? Liệu Uniswap Có Tiếp Tục Dẫn Đầu Trong Lĩnh Vực AMM
- Uniswap V3 Là Gì? Thanh Khoản Tập Trung Có Thay Đổi Thị Trường Crypto
- Uniswap V4: Sự Sáng Tạo Là Không Giới Hạn
- Trader Joe (JOE) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Trader Joe
- Maverick Protocol (MAV) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Maverick Protocol
- Orca (ORCA) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Orca
- Thanh Khoản Tập Trung (CLMM) Là Gì? Các Dự Án Nổi Bật Trong Mảng CLMM
- Cetus Protocol (CETUS) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Cetus Protocol
Tổng Quan Về Thanh Khoản Tập Trung
Thanh khoản tập trung hay có cách gọi khác là CLMM (Concentrated Liquidity Market Making) là một mô hình cho phép các nhà cung cấp thanh khoản (LP) chỉ định vùng giá mà thanh khoản của họ hoạt động. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với thanh khoản được trải dài từ 0 đến vô cùng của mô hình AMM nguyên thủy.
Thanh khoản chỉ hoạt động trong một vùng giá sẽ giúp hạn chế rủi ro Impermanent Loss xuống mức tối đa. Với rủi ro Impermanent Loss thấp, giao thức sẽ thu hút nhiều thanh khoản hơn. Thanh khoản hoạt động trong một vùng giá cũng đem lại hiệu quả về phí ở vùng giá đó hơn.
Nhưng mô hình này cũng hoạt động hiệu quả với các cặp tài sản ít biến động như BTC-USDT, ETH-USDC hoặc cặp Stablecoin hay các cặp tài sản ngang giá như ETH-stETH. Vì khi dùng cho các tài sản biến động cao giá sẽ liên tục di chuyển ra khỏi vùng giá có thanh khoản làm cho giá tiếp tục trượt nhanh. Lúc đó nhà cung cấp thanh khoản không thể kiếm được phí và nhà giao dịch cũng chịu trượt giá lớn.
Uniswap
Tổng quan về Uniswap
Chúng ta đã biết Uniswap đang là AMM Dex lớn nhất thị trường Defi và có khối lượng giao dịch hằng ngày lên đến hàng tỷ đô la. Uniswap vẫn đang hoạt động với phiên bản V2 và V3 nhưng bài viết này chỉ tập trung vào V3 vì đề cập đến thanh khoản tập trung.
Uniswap phiên bản V3 được phát hành vào tháng 05 năm 2021 và lần đầu tiên giới thiệu mô hình thanh khoản tập trung. Mô hình này tập trung vào việc giải quyết vấn đề Impermanent Loss khi cung cấp thanh khoản, hiệu quả sử dụng vốn, giúp thực hiện giao dịch tốt và tăng phí cho LP.
Mô hình thanh khoản tập trung của Uniswap V3 được gọi là Concentrated Liquidity. Nó là một cơ chế giúp tăng cường khả năng thanh khoản bằng cách cho phép người dùng đặt lệnh tại nhiều mức giá khác nhau trong phạm vi đặt sẵn (range) thay vì đặt lệnh duy nhất tại một điểm giá cố định như trong phiên bản trước đó của Uniswap. Điều này giúp giảm rủi ro và mức phí giao dịch, đồng thời tăng tính linh hoạt và hiệu quả của quá trình giao dịch trên Uniswap V3.
Với Uniswap V3 thì mô hình của cơ bản được nêu rõ ở phần "tổng quan về thanh khoản tập trung". Phiên bản V3 cũng chiếm phần lớn TVL và khối lượng trên Uniswap. Từ mô hình thanh khoản tập trung được giới thiệu bởi Uniswap V3, đã có nhiều dự án khác Fork mô hình này và nhiều dự án xây dựng trên lớp thanh khoản của Uniswap để tận dụng nguồn thanh khoản hay giải quyết một vài vấn đề của mô hình thanh khoản tập trung.
Ngoài ra, Uniswap V3 còn cung cấp cho người dùng nhiều tính năng, sản phảm khác như tự do lựa chọn bậc phí, có thể cung cấp thanh khoản.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Khả năng tùy chỉnh phạm vi giá (price range) và độ sâu thanh khoản (liquidity depth) cho phép các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity providers) tăng lợi nhuận và tối đa hóa hiệu quả trong giao dịch.
- Thiết kế mới giúp tối ưu hóa độ sâu thanh khoản, giảm chi phí gas và tăng trải nghiệm giao dịch của người dùng thông qua việc giảm sự thất thoát Token trong quá trình giao dịch.
- Cải thiện tính an toàn của giao dịch bằng cách sử dụng một hệ thống Pool tránh khỏi việc sử dụng thị trường hai chiều (AMM) và giám sát sát sao hơn việc phân cấp phân khúc.
- Hỗ trợ tính năng Concentrated Liquidity giúp người dùng tối đa hóa lợi nhuận và tăng cường khả năng định giá cho Pool thanh khoản.
- Cải tiến tính năng hoán tiền (Swapping) giúp người dùng có thể xác định trước phạm vi được đánh giá opimising giao dịch từ khoản lãi của thanh khoản.
- Hỗ trợ việc cấp vốn lưu ký (Deposit) cho các nhà phát triển dApps và hỗ trợ tính năng DAOs.
Nhược điểm
- Đòi hỏi LPs phải có kiến thức kỹ thuật cao: Uniswap V3 có tính năng Concentrated Liquidity, cho phép LPs tập trung số lượng lượng token hạn chế vào một phạm vi giá nhất định, từ đó giúp tăng năng suất và giảm chi phí gas. Tuy nhiên, tính năng này cũng đòi hỏi LPs có kiến thức kỹ thuật cao để hiểu rõ cách hoạt động và cung cấp thanh khoản hiệu quả.
- Các đòn bẩy và mức phí giao dịch có thể tăng đáng kể: Đối với các giao dịch có đòn bẩy cao, LPs sẽ phải cung cấp thanh khoản lớn hơn, từ đó dẫn đến các mức phí giao dịch tăng đáng kể. Ngoài ra, LPs cũng phải chịu chi phí gas cho các giao dịch với tính năng Concentrated Liquidity.
- Hạn chế về cấu trúc phí giao dịch: Uniswap V3 có cấu trúc phí giao dịch khá phức tạp và có thể gây khó khăn cho người dùng trong việc tính toán và quản lý các khoản phí.
- Thanh khoản tập trung ở một vùng giá cũng gây nguy hiểm khi giá biến động mạnh, đặc biệt đối với các tài sản có vốn hóa thấp.
Trader Joe
Tổng quan về Trader Joe
Trader Joe được biết đến là một AMM Dex hàng đầu hệ sinh thái Avalanche. Đầu tiên, Joe cũng là một AMM thông thường nhưng bằng những chiến lượt và sản phẩm tốt mà Joe đã vượt qua Pangolin. Sau đó, Trader Joe tiếp tục ra mắt các sản phẩm như veToken và Liquidity Book. Nhưng không được thị trường chú ý, mãi cho đến khi Joe mở rộng thị trường sang hệ sinh Arbitrum và lớn lên nhanh chóng. Hiện tại, Trader Joe luôn thuộc Top 10 Dex có khối lượng giao dịch hằng ngày lớn nhất theo thống kê của DefiLlama.
Liquidity Book được Trader Joe giới thiệu trong phiên bản V2 và là phiên bản được dùng chính trên Trader Joe hiện tại. Liquidity Book cũng là một dạng thanh khoản tập trung nhưng không giống như Uniswap V3 các nhà cung cấp thanh khoản có thể tùy chỉnh vùng giá tùy ý, Trader Joe sẽ quy định thống nhất một vùng thanh khoản nhỏ nhất được gọi là "Bin". Nhà cung cấp thanh khoản cũng có thể chọn số Bin tùy ý, tức là có thể cung cấp trung 1 hoặc 3 hay bất kỳ bao nhiêu Bin.
Bin là điểm khác biệt chính trong mô hình thanh khoản tập trung của Trader Joe so với Uniswap. Vì Bin được thống nhất nên Trader Joe dễ dàng tổng hợp thanh khoản ở các Bin có chung vùng giá. Các nhà giao dịch có thể tận hưởng các giao dịch không bị trượt giá nhờ vào mô hình Liquidity Book và việc sử dụng 'Bin'.
Bin hoạt động chứa cả hai mã thông báo trong cặp giao dịch và xác định giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Và là thùng duy nhất kiếm được phí giao dịch và các giao dịch được thực hiện trong thùng này không bị trượt giá. Việc giới thiệu các Bin đã nâng cấp tính thanh khoản tập trung của Uniswap V3, do độ chính xác của các thùng và mức độ tập trung thanh khoản cao hơn ở các mức giá được xác định hẹp hơn.
Giao dịch không bị trượt giá trong Bin là vì Pool thanh khoản sử dụng công thức x+y=k thay vì theo công thức x*y=k như Uniswap V3. Việc giao dịch không trượt giá rất hữu ích đối với cặp Stablecoin và tài sản ngang giá. Tuy vậy, mô hình này cũng gây ra một vấn đề lớn là tổn thất cho nhà cung cấp thanh khoản và không làm giá di chuyển khi giao dịch.
Để giải quyết cho vấn đề trên, Trader Joe có chế độ phí giao dịch biến động dựa vào hoạt động trong Pool và biến động của giá. Nếu thị trường biến động mạnh thì phí sẽ tăng cao để bù vào rủi ro Impermanent Loss cho LP. Còn nếu thị trường ổn định, ít nhà giao dịch thì phí sẽ thấp. Và khi tất cả thanh khoản từ một Bin đã được sử dụng, giá sẽ chuyển sang Bin tiếp theo. Cấu trúc năng động này là một đặc điểm chính của mô hình sổ thanh khoản (Liquidity Book).
Thay vì thanh khoản được trải đều trên đường cong giá, nó được triển khai một cách chính xác cho từng Bin, cho phép tạo ra phí giao dịch lớn hơn. Nó có thêm lợi ích là có thể xử lý khối lượng lớn hơn với tính thanh khoản thấp hơn khi so sánh với các nhóm thông thường. Sổ thanh khoản có thể phục vụ một số lượng lớn các nhà giao dịch với mức thanh khoản ít nhất. Hiệu quả hơn so các DEX dựa vào việc thu hút một lượng lớn thanh khoản cố định để cung cấp một mức giá hiệu quả.
Ngoài ra, Trader Joe còn cung cấp các chế độ cung cấp thanh khoản Spot, Curve, Bid-Ask. Các chế độ có các mức rủi ro và độ khả dụng khác nhau.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Giao dịch không trượt giá.
- Hiệu quả thanh khoản, chỉ cần một lượng thanh khoản nhỏ vẫn đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn.
- Kiếm được nhiều phí hơn.
- Bin được quy định sẵn nên dễ tổng hợp thanh khoản hơn.
- Hiệu quả đối với các cặp tài sản có vốn hóa lớn, cặp Stablecoin, cặp tài sản ngang giá.
Nhược điểm
- Rất dễ tổn thất Impermanent Loss cho nhà cung cấp thanh khoản.
- Giá đôi khi không phản ánh đúng với giá thị trường.
- Không hiệu quả đối với tài sản có độ biến động cao.
So Sánh Uniswap V3 Với Trader Joe V2
Uniswap V3 | Trader Joe V2 | |
---|---|---|
Công thức AMM | x*y=k | x+y=k |
Tên gọi mô hình | Concentrated Liquidity | Liquidity Book |
Cung cấp thanh khoản | Trong một phạm vi giá tùy chọn giữa 2 giới hạn được gọi là Tick | Với số Bin tùy thích và có các chế độ để lựa chọn |
Trượt giá | Cao | Thấp |
Impermanent Loss | Thấp | Cao |
Doanh thu phí | Trung bình | Cao |
Sử dụng hiệu quả thanh khoản | Trung bình | Cao |
Tài sản tối ưu nhất | Cặp Top coin | Cặp Stablecoin |
Phản ánh giá | Tốt | Kém |
Dự Phóng Cá Nhân
Thanh khoản tập trung đang là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong thị trường Crypto. Đặc biệt là Uniswap vẫn là nơi được các nhà giao dịch tin dùng nhất, còn Trader Joe cũng khá thành công mô hình Liquidity Book của mình khi luôn thuộc Top 10 Dex có khối lượng giao dịch hằng ngày lớn nhất thị trường.
Mô hình thanh khoản tập trung khá hay, mang lại nhiều lợi ích nhưng nó không thể tồn tại một mình được. Đó là lí do tại sao Uniswap V2 và V3 luôn phát triển cùng nhau và bổ trợ cho nhau. Thanh khoản tập trung tuy giải quyết được vấn đề Impermanent Loss, sử dụng hiệu quả thanh khoản nhưng nó lại không phù hợp với thị trường Altcoin có vốn hóa thấp. Và khi giá biến động mạnh vượt ngoài vùng thanh khoản tập trung giá sẽ trượt rất nhanh, nên nó vẫn cần sự hỗ trợ của phiên bản V2.
Còn về Trader Joe thì không thể cạnh tranh với Uniswap, đặc biệt là phiên bản V4 Uniswap sẽ bỏ lại hầu hết các AMM Dex trên thị trường. Nhưng cũng phải dành những lời khen ngợi cho Trader Joe vì đã phát minh ra mô hình Liquidity Book, nó là một ý tưởng hay và có sự hiệu quả nhất định cũng như tiếng nói trong thị trường. Và mô hình này cũng có thể cần thời gian để tiếp tục cải tiến và phát triển trong tương lai.
Trader Joe cho thấy nó thật sự rất hiệu quả đối với các cặp tài sản Stablecoin hoặc tài sản ngang giá. Ngách này cũng có thể là chía khóa để mở cách cửa tương lai cho Trader Joe. Ngoài ra, Uniswap đang mở rộng phần trên nhiều Blockchain EVM, nên cánh của Joe cũng đang hẹp dần. Nhưng thay vì đối đầu trực tiếp, Trader Joe cần phát huy điểm mạnh của mình và có thể ăn vào thị trường ngách hoặc hỗ trợ cho Uniswap.
Tổng Kết
Có thể xem đây là một cuộc chiến trong mô hình thanh khoản tập trung, nhưng từ lúc bắt đầu kẻ thách thức Uniswap là Trader joe đã lường trước được kết quả là thất bại. Nhưng về mặt tích cực thì Joe cho thấy họ vẫn là một dự án có sản phẩm khác biệt, có được người dùng và sẵn sàng cạnh tranh với Uniswap. Để cho Uniswap không yên ổn khi ngồi trên ngai vàng.
Tuy vậy, Uniswap vẫn là anh cả, vẫn là sự cao tay hơn, vẫn là quá lớn để đánh bại. Đặc biệt là phiên bản V4 được giới thiệu gần đây, có quá nhiều vấn đề được giải quyết. Các vấn đề đó có thể các AMM Dex khác không thể giải quyết được.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024