Uniswap Là Gì?
Tổng Quan Về Uniswap
Uniswap là một nền tảng AMM hàng đầu trong Defi hiện nay và đang hỗ trợ nhiều cặp giao dịch nhất, nên mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm và giao dịch những token mới lạ. Ra mắt vào tháng 11/2018 đến nay, Uniswap đã cho ra mắt 3 phiên bản V1, V2, V3 và đem lại nhiều hiệu quả hơn về vấn đề thanh khoản cho các sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên.
Uniswap là giao thức được triển khai dưới dạng một tập hợp các hợp đồng thông minh bền vững, không thể nâng cấp; được thiết kế để ưu tiên khả năng chống kiểm duyệt, bảo mật, tự quản lý và hoạt động mà không cần bất kỳ trung gian đáng tin cậy nào có thể hạn chế quyền truy cập một cách có chọn lọc.
Uniswap dùng pool thanh khoản thay vì sổ lệnh như các sàn CEX, và hiện tại phiên bản được dùng nhiều nhất là Uniswap V2. Uniswap xây dựng một mô hình kết nối giữa bên mua và bán nhưng không có bên thứ 3, nhưng vẫn chia sẻ lợi nhuận được cho nhau.
Cơ chế hoạt động
Tham gia vào Uniswap sẽ có 3 phần chính:
- Liquidity Providers: Là những nhà cung cấp thanh khoản cho thị trường.
- Nhà giao dịch: Người dùng có thể giao dịch bất kì token ERC20 mà nền tảng hỗ trợ, và trả 1 khoản phí cho giao dịch đó.
- Những Traders chuyên nghiệp: Kiếm lợi nhuận bằng việc ăn chênh lệch giá nhờ theo dõi ở các sàn khác nhau.
Các tính năng chính của Uniswap
Swap
Swap là tính năng cơ bản nhất của Uniswap, người dùng muốn swap token A lấy token B thì chỉ cần nhập số lượng token A là giao thức sẽ tự động tính được số lượng token B người dùng có thể nhận được.
Pools
Các nhà cung cấp thanh khoản sẽ bỏ tài sản vào pool để cung cấp thanh khoản, mỗi pools sẽ có 1 cặp tài sản, ví dụ là A và B các nhà cung cấp thanh khoản sẽ bỏ 2 tài sản vào pool với tỉ lệ 1:1. Nền tảng sẽ tự động gửi LP token về ví cho nhà cung cấp thanh khoản, token LP sẽ đại diện cho cho quyền sở hữu 1 phần tài sản trong pool.
Mô hình pool của Uniswap đa số gắn với Ethereum vì các lí do sau:
- Uniswap sử dụng mô hình pool tỉ lệ 50 : 50: Đa số các pool trên Uniswap để là 50% ETH và 50% ERC20.
- ETH sẽ được dùng như là đồng tiền chung trên Uniswap.
- ETH sẽ là điểm kết nối các pool với nhau, hướng tới giúp người giao dịch đi qua ít route để giảm chi phí swap.
Flash Swap
Flash Swap xuất hiện trong Uniswap V2, cho phép người dùng rút bất kì số lượng token ERC20 nào, miễn phí với điều kiện cuối mỗi giao dịch các token được thanh toán hoặc trả lại với một khoản phí nhỏ.
Oracle
Tất cả các nhóm trên Uniswap V3 đều có thể đóng vai trò là oracle, cung cấp quyền truy cập và dữ liệu lịch sử về giá và thanh khoản. Lưu trữ lịch sử giá và thanh khoản trực tiếp trong hợp đồng nhóm làm giảm đáng kể khả năng xảy ra lỗi logic trong hợp đồng gọi vốn và giảm chi phí tích hợp bằng cách loại bỏ nhu cầu lưu trữ các giá trị lịch sử.
Fees
- Swap Fees: Mỗi lệnh swap 1 cặp tài sản nào đó nhà giao dịch sẽ chịu 1 khoản phí nhỏ là 0.3%.
- Pool Fees Tiers: Uniswap V3 cho ra mắt nhiều cặp tài sản hơn, mỗi cặp tài sản sẽ có một mức phí khác nhau. Các nhà cung cấp ban đầu có thể tạo nhóm với các mức phí khác nhau: 0.05%, 0.3%, 1%. Các mức phí khác cũng có thể được thêm vào bởi quản trị của UNI.
- Finding The Right Pool Fee: Nền tảng dự đoán rằng sẽ có các cặp tài sản nhất định sẽ hướng tới mức phí cụ thể, khuyến khích cả cho người giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản. Đối với các tài sản biến động thấp thì sẽ có những phí thấp, và đối với các tài sản biến động mạnh và mới lạ sẽ thu hút bởi mức phí sẽ cao.
- Protocol Fees: Uniswap v3 có phí giao thức có thể được bật bởi quản trị UNI. So với phiên bản 2, quản trị UNI linh hoạt hơn trong việc lựa chọn phần phí hoán đổi cho giao thức.
Thanh khoản tập trung
Trong các phiên bản Uniswap V1, V2 đều hỗ trợ thanh khoản trải đều từ 0 đến vô cực, điều đó cho thấy tổng hợp thanh khoản hiệu quả, nhưng phần lớn tài sản giữ trong nhiều pool không bao giờ được sử dụng tới. Chẳng hạn như các cặp stablecoin giá tương đối ổn định, cho nên thanh khoản ngoài phạm vi giá của cặp stablecoin hiếm khi chạm đến.
Thấy những điểm đó, đội ngũ dự án cho ra mắt V3 với nhóm thanh khoản tập trung. Với V3 các Liquidity Providers có thể tập trung vốn vào các khoảng giá nhỏ hơn từ 0 đến vô cực. Do đó, các nhà giao dịch được cung cấp thanh khoản sâu hơn ở mức giá trung bình và LP kiếm được nhiều phí giao dịch hơn bằng vốn của họ.
Range Oders
Range Oders cho phép chúng ta đặt một lệnh mua / bán trong một khoáng giá mà chúng ta xác định, khi giá của cặp tài sản đó giao động tới mức giá chúng ta đặt, thì lệnh mua / bán sẽ tự động đó được thực hiện.
Không giống như các thị trường có lệnh giới hạn sẽ phát sinh phí nhưng tại tính năng này sẽ được tạo ra phí khi lệnh mua / bán được thực hiện. Điều này là do thứ tự phạm vi về mặt kỹ thuật là một hình thức cung cấp thanh khoản chứ không phải là một giao dịch hoán đổi điển hình.
Cơ chết hoạt động của Uniswap
Uniswap là một AMM điển hình, sẽ hoạt động theo công thức x * y = k. Trong đó x và y là nguồn token dự trữ theo cặp ( ví dụ ETH và USDT) và k là hằng số.
Ví dự pool được tạo có ETH/USDT với 1ETH và 1000 USDT và theo công thức x * y = k thì sẽ là: 1 * 1000 = 1000, sẽ có 2 trường hợp:
Trường hợp 1:
- Swap USDT lấy ETH. Bửu muốn vào pool swap 500 USDT cộng với 0.3% phí lấy ETH. Lúc đó y = 1000 + 500 = 1500 USDT và k không đổi là 1000 nên x = 1000 / 1500 = 0,66666667.
- Suy ra x = 1 - 0.66666667 = 0,33333 bằng giá trị 500 USDT. Lúc này giá ETH = 2500 USDT. Phí 0.3% đó sẽ được cộng thêm vào pool.
Trường hợp 2:
- Swap ETH lấy USDT. Bửu bán 0.5ETH lấy USDT. Lúc đó x = 1 + 0.5 = 1.5. => 1000 / 1.5 =666.66667
- Suy ra lúc đó y = 1000 - 666.66667 = 333,33333 tương đương 0.5ETH lúc này giá 1ETH = 666.66667 USDT giảm 33,33 %. Khi swap làm trượt giá cao như này, nền tảng sẽ nhắc bạn trước khi swap.
Điểm nổi bật của Uniswap
Uniswap không cần đăng ký tài khoản như sàn CEX, người dùng chỉ cần kết nối ví và swap được ngay. Là sàn giao dịch phi tập trung nên Uniswap loại bỏ đi danh tính của người dùng và bất kì ai cũng có thể tạo nhóm thanh khoản cho bất kì cặp token nào. Hiện tại Uniswap đang là DEX có nhiều cặp giao dịch nhất, thanh khoản dồi dào.
Uniswap V2 là một giao thức tạo lập thị trường tự động AMM , cho phép người dùng có thể swap bất kì token ERC20 nào, sử dụng pool thanh khoản thay vì sổ lệnh. Uniswap V2 có một bước tiến hơn hẳn Uniswap V1 đó là Uniswap V1 chỉ hỗ trợ giao dịch từ ETH - token ERC20, nhưng khi Uniswap V2 ra mắt người dùng có thể giao dịch từ token ERC20 - token ERC20.
Thay vì hỗ trợ thanh khoản từ 0 đến vô cực kém hiệu quả của Uniswap V2, Uniswap V3 ra đời với tính năng hỗ trợ thanh khoản tập trung. Uniswap V3 còn hỗ trợ nhiều mức phí giao dịch nhiều hơn.
Lộ Trình Phát Triển
Uniswap thông báo ra mắt Unichain
Uniswap thông báo ra mắt Unichain
Vào ngày 10/10/2024, Uniswap đã thông báo chính thức ra mắt Unichain - một Superchain L2 phi tập trung, được thiết kế để trở thành nền tảng cho DeFi và thanh khoản xuyên chuỗi. Sau nhiều năm phát triển các sản phẩm DeFi, Unichain ra đời nhằm giải quyết các thách thức mà Ethereum và DeFi đang đối mặt.
Unichain được xây dựng để giảm chi phí giao dịch ~95% so với Ethereum L1 đồng thời duy trì tính phi tập trung. Mạng lưới sẽ sớm ra mắt hệ thống xác thực phi tập trung, tăng tính bảo mật và giảm rủi ro xung đột hoặc lỗi khối. Unichain khởi đầu với thời gian khối 1 giây và sẽ sớm giới thiệu “sub-blocks” 250ms, giúp trải nghiệm người dùng mượt mà hơn. Công nghệ này được hỗ trợ bởi block builder hợp tác cùng Flashbots, cải thiện tốc độ và tính minh bạch trong thứ tự giao dịch.
Unichain tích hợp khả năng tương tác đa chuỗi, hỗ trợ chuyển đổi thanh khoản và giao dịch xuyên chuỗi dễ dàng, nhờ hợp tác với OP Labs và các sáng kiến như ERC-7683. Giao diện và ví Uniswap sẽ sớm bổ sung chức năng hoán đổi xuyên chuỗi. Ngoài ra, Unichain được thiết kế theo hướng mô-đun với mã nguồn mở (MIT licensed), cho phép mở rộng và cải tiến tính năng. Testnet đã ra mắt, mainnet dự kiến sẽ triển khai cuối năm nay. Bộ công cụ Unichain Builder Toolkit cũng sẵn sàng hỗ trợ các nhà phát triển thông qua tài liệu, tài trợ và hướng dẫn.
Unichain chính thức Mainnet: Nền tảng mới cho DeFi
Unichain chính thức Mainnet: Nền tảng mới cho DeFi
Vào ngày 11/02/2025, Unichain đã chính thức ra mắt, mang đến phí giao dịch thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng tương tác mạnh mẽ trong hệ sinh thái phi tập trung. Chỉ trong bốn tháng thử nghiệm, Unichain đã xử lý 95 triệu giao dịch và triển khai hơn 14,7 triệu Smartcontract. Hiện tại, gần 100 dự án DeFi hàng đầu như Uniswap, Circle, Coinbase, Lido, Morpho đã và đang triển khai trên Unichain, giúp người dùng có thể swap, cung cấp thanh khoản, khởi chạy token và xây dựng ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) dễ dàng hơn bao giờ hết.
Là một Stage 1 Rollup, Unichain hỗ trợ permissionless fault proofs, giúp đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật ngay từ đầu. Nền tảng này cũng tích hợp ERC-7683 và Superchain, giúp giao dịch xuyên chuỗi nhanh chóng và an toàn. Với thời gian block 1 giây và phí gas thấp hơn 95% so với Ethereum L1, Unichain tối ưu hóa hiệu suất thị trường DeFi. Các bản nâng cấp sắp tới như TEE-based block building sẽ giúp giảm thời gian khối xuống 250ms và cải thiện khả năng xử lý giao dịch. Hãy bắt đầu xây dựng trên Unichain ngay hôm nay để tận dụng làn sóng phát triển mới của DeFi!
Uniswap Foundation phê duyệt kế hoạch đầu tư 165.5 triệu USD để thúc đẩy Uniswap v4 và Unichain
Vào ngày 06/03/2025, Uniswap Foundation đã thông qua kế hoạch đầu tư 165.5 triệu USD nhằm cải thiện hiệu suất của Uniswap v4 và Unichain, trong bối cảnh cả hai nền tảng này đều có TVL thấp sau hơn một tháng ra mắt. Cụ thể, quỹ sẽ phân bổ 95.4 triệu USD cho các khoản tài trợ dành cho nhà phát triển, người đóng góp cốt lõi và validator; 25.1 triệu USD cho chi phí vận hành, bao gồm mở rộng đội ngũ và phát triển công cụ quản trị; và 45 triệu USD cho các ưu đãi thanh khoản. Trong đó, 24 triệu USD sẽ được chi trong sáu tháng để thu hút thanh khoản cho Uniswap v4, và 21 triệu USD trong ba tháng nhằm nâng TVL của Unichain từ 8.2 triệu USD lên 750 triệu USD.
Đề xuất này đã vượt qua giai đoạn kiểm tra nhiệt độ ban đầu nhưng vấp phải nhiều chỉ trích. Một số ý kiến so sánh cách tiếp cận của Uniswap với Aave và Maker, hai nền tảng này chọn phương án mua lại token thay vì chỉ tập trung vào tăng trưởng hệ sinh thái. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng được đề cập như mức lương cao của đội ngũ cốt lõi, vai trò của Gauntlet trong việc triển khai ưu đãi thanh khoản, và mô hình pháp lý tập trung mới (DUNA). Mặc dù đã bỏ phiếu ủng hộ, một số thành viên vẫn lo ngại về việc lợi ích của UNI holders chưa được đảm bảo. Trong tương lai, Uni DAO cần tập trung vào việc triển khai các cơ chế giúp UNI token có thể thu về giá trị từ hệ sinh thái Uniswap.
Core Team
- Năm 2012 - 2016: Hayden Adams học lớp cao cấp ngành cử nhân Kỹ thuật, Cơ khí thuộc đại học Stony Brook.
- Năm 2012- 2014: Hayden Adams là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm ý tế Đại Học Columbia.
- Năm 2015: Hayden Adams làm thực tập sinh kỹ thuật cơ khí tại Vista Wearable Inc.
- Năm 2016 - 2017: Hayden Adams làm vị trí Kỹ Sư tại công ty Siemens, công ty làm về công nghệ ô tô và hàng không vũ trụ.
- Năm 2017 đến nay: Hayden Adams là Fouder và là giám đốc điều hành Uniswap Labs.
- Mary - Catherine Lader từng học tại đại học Harvard với 2 tấm bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh và Tiến sĩ Luật.
- Năm 2008 - 2011: Mary - Catherine Lader là nhà phân tích đầu tư tại Goldman Sachs tại New York.
- Năm 2014 - 2015: Mary - Catherine Lader là Co Founder của hiWatson, nhà quản lý phúc lợi trực tuyến (bảo hiểm, hưu trí, thuế, v.v.) cho các nhà thầu độc lập.
- Năm 2015 - 2019: Mary - Catherine Lader bắt đầu làm ở vị trí Tham mưu trưởng cho BlackRock, sau đó cô được thăng tiến nên làm CEO & Global Head of Aladdin Sustainability tại đây.
- Năm 2019: Mary - Catherine Lader làm vị trí Term Member tại Council on Foreign Relations.
- Tháng 06/2021: Mary - Catherine Lader tới làm việc tại Uniswap Labs ở vị trí Giám Đốc Điều Hành.
- Năm 2021 - 2022: Scott Gray là Co Founder tại Genie, Sau đó công ty này được Uniswap Labs mua lại.
- Tháng 6 / 2022: Scott Gray về Uniswap Labs làm tại vị trí Trưởng phòng sản phẩm NFT.
Investor
Dự án thành công kêu gọi $176M qua 2 vòng gọi vốn:
- Ngày 07/08/2020: Vòng series A, gọi vốn thành công $11M từ 8 nhà đầu tư dẫn đầu là A16Z.
- Ngày 13/10/2022: Vòng series B, gọi vốn thành công $165M từ 5 nhà đầu tư dẫn đầu là Polychain.
Tokenomics
Tổng quan về Token Uniswap
- Token Name: Uniswap
- Ticker: UNI
- Blockchain: Ethereum
- Phân loại token: ERC20
- Contract: 0x1f9840a85d5af5bf1d1762f925bdaddc4201f984
- Tổng cung: 1.000.000.000
Token Allocation
- Cộng đồng: 60%
- Team: 21.3%
- Nhà đầu tư: 18%
- Cố vấn: 0.7%
Token Release
- Đối với Community sẽ được khóa trong 4 năm tới 2024 và được trả dần qua từng năm. Năm đầu trả 40%, năm thứ 2 trả 30%, năm thứ 3 trả 20%, năm thứ 4 trả hết phần còn lại.
- Đối với Team, Cố Vấn và Investor thì sẽ được khóa theo thời hạn giống nhau.
Token Use Case
Hiện tại token UNI có chắc năng sau:
- UNI có chức năng quản trị, có quyền quyết định đến thay đổi của dự án.
- Dùng làm phí chuyển đổi.
- Token UNI còn làm phần thưởng cho Liquidity Mining.
Sàn Giao Dịch
Hiện tại UNI đang được giao dịch hầu hết các sàn lớn như: Binance, Coinbase, Kucoin, Uniswap, ..
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://uniswap.org/
- Discord: https://discord.com/invite/FCfyBSbCU5
- Twitter: https://twitter.com/Uniswap
Tổng Kết
Khi ra mắt Uniswap V1, các sản phẩm tính năng còn hạn chế không thu hút được người dùng. Cho đến khi cho ra mắt Uniswap V2, lúc này dự án mới thực sự bùng nổ, thu hút được rất nhiều người dùng. Từ đó đưa Uniswap vươn lên là một DEX hàng đầu trong thị trường Defi về thanh khoản, số lượng người dùng, TVL,.... Uniswap mang đến cho người dùng giao diện tương tác dễ dàng với giao thức, bảo mật cao và ẩn danh tính người dùng. Đây có thể coi là chú kì lân trong thị trường crypto.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Hop Aggregator - March 14, 2025
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Phoenix - March 8, 2025
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Fragmetric - March 7, 2025