Frax Finance là gì? Frax Finance là một nền tảng stablecoin thuật toàn phổ biến trên hệ sinh thái Ethereum. Sau khi thành công trong mảng stablecoin thuật toán dự án đang phát triển thêm sản phẩm về mảng Lending. Trong bài viết lần này mọi người cùng mình tìm hiểu về Frax Finance nhé!
Frax Finance Là Gì?
Frax Finance là tên một dự án về Defi với đa dạng sản phẩm được triển khai multi-chain. Vậy nói đến Frax Finance là đang nói tới cả một hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ về Defi, bao gồm Frax protocol (Hay Frax Finance Protocol), Fraxlend, Fraxswap, stablecoin FRAX,...
Trước khi ra đời Frax protocol, stablecoin được chia thành ba loại khác nhau:
- Thế chấp bằng fiat, tài sản thế giới thực được phát hành bởi một công ty/tập đoàn ngoài truyền thống: USDT được phát hành bởi Tether, USDC được phát hành bởi Circle hay BUSD được phát hành bởi Paxos.
- Thế chấp bằng crypto: Đây là các nền tảng CDP như Maker DAO phát hành ra DAI, Venus phát hành ra VAI hay Parrot phát hành ra PAI.
- Theo thuật toán hoàn toàn - Không cần tài sản thế chấp.
Frax Protocol mở ra khái niệm về loại stablecoin thứ 4: fractional-algorithmic stablecoin là Stablecoin có cơ chế ổn định tỉ giá bởi một phần sử dụng thuật toán, một phần được bảo chứng bởi các tài sản khác.
Hiện Frax Protocol đang được triển khai trên Ethereum và 12 blockchain khác với 2 stablecoin là FRAX (neo vào tỷ giá USD) và FPI (neo vào chỉ số CPI của Hoa Kỳ, chưa ra mắt). Mục tiêu cuối cùng của Frax protocol là cung cấp một loại tiền thuật toán có khả năng mở rộng cao, phi tập trung thay cho các tài sản kỹ thuật số có nguồn cung cố định như BTC.
Cách xây dựng Web-App của Frax Finance, hay nói cách khác là điều mà Frax Finance muốn mang lại cho User: là cung cấp các dịch vụ về Defi trên một nền tảng All-in-one, tồn tại trên nhiều chain.
Với những sản phẩm chiến lược bao gồm:
- FRAX - Stablecoin
- Fraxswap - AMM DEX
- Fraxlend - Lending protocol
Cơ Chế Hoạt Động
Giao thức này là một hệ thống hai token bao gồm stablecoin Frax (FRAX) và governance token Frax Share (FXS).
Cơ chế thế chấp
FRAX ban đầu được thế chấp toàn phần bởi USDC. Sau đó, khi nhu cầu về stablecoin càng tăng thì tỉ lệ được thế chấp càng giảm, FRAX được thế chấp một phần bằng FXS và USDC. Phần thuật toán của FRAX được hỗ trợ bởi FXS, hoạt động tương tự như cơ chế LUNA/UST.
Lấy ví dụ như hình trên để giải thích cơ chế thế chấp cho FRAX
Quy trình mint Frax: User gửi 0.88$ USDC và xFXS có giá trị bằng 0.12$ cho giao thức sao cho tổng định giá của nó bằng 1$. Sau đó 1 đơn vị FRAX được mint ra cho user. Phần FXS được gửi vào giao thức sẽ được đốt, do đó 1 FRAX mà user đang cầm chỉ được back bởi 0.88$ USDC.
Quy trình rút tiền thế chấp: User gửi lại FRAX vào giao thức để đốt. Giao thức mint ra một lượng yFXS được định giá đúng bằng 0.12$ (y có thể khác, có thể bằng x do giá FXS không ổn định) cộng với 0.88$ USDC đang được thế chấp gửi lại cho user.
Đó là ví dụ về quy trình, thực tế thì các tỷ lệ không ổn định mà tuân theo hệ phương trình sau:
- Với F là đơn vị FRAX được mint ra
- Y là đơn vị USDC được nạp vào hệ thống. Py là tỷ giá USDC/USD
- Z là đơn vị FXS được nạp vào hệ thông. Pz là tỷ giá FXS/USD
- Cr là Tỷ lệ thế chấp bằng USDC
Cơ chế thế chấp được giải thích như trên là tiền đề để giải thích cơ chế ổn định tỷ giá dưới đây.
Cơ chế ổn định tỷ giá
Nguồn cung FRAX được điều chỉnh để phù hợp với cung cầu của thị trường bằng cách đánh vào lợi ích của các đối tượng tham gia thị trường.
Giả sử giá FRAX được niêm yết trên thị trường thứ cấp lớn hơn $1 vì bất cứ lí do gì, có thể hiểu là nhu cầu đối với FRAX đang lớn hơn so với nguồn cung. Với điều kiện rằng FRAX luôn tuân theo quy tắc thế chấp ở phía trên, ai cũng có cơ hội để mint FRAX với 1$ và bán trên thị trường thứ cấp với giá > $1 để kiếm lời từ chênh lệch tỷ giá. Khi này, nguồn cung FRAX được mở rộng.
Khi giá FRAX được niêm yết trên thị trường thứ cấp nhỏ hơn $1, ai cũng có thể mua FRAX trên đó và thao tác với Frax Protocol để rút ra $1 hỗn hợp USDC và FXS. Nguồn cung FRAX lúc này bị thu hẹp, đồng thời nhu cầu trên các thị trường thứ cấp cũng tăng lên, kích thích FRAX trở về giá peg $1
Bằng cách này, FRAX đẩy bớt sự biến động giá của nó sang token FXS. Điều này có thể là tốt, hoặc xấu tùy trường hợp. Nếu nguồn cung FRAX tiếp tục tăng, thì FXS sẽ được đốt càng nhiều, tức là gây giảm phát đối với nguồn cung FXS.
“Giá trị tích lũy cho vốn hóa thị trường FXS là tổng giá trị không thế chấp của vốn hóa thị trường FRAX”
Trong phiên bản đầu tiên - Frax v1, giao thức sử dụng một Algorithmic Market Operations (AMO) để đạt được sự ổn định bằng cách: Sau mỗi 1h nếu FRAX lớn hơn $1 thì Cr (tỷ lệ thế chấp USDC) giảm 0.25%, nếu FRAX nhỏ hơn $1 thì Cr tăng 0.25% nhằm tăng cơ cấu thế chấp bằng USDC, và Cr giữ nguyên khi giá Frax = 1.
Frax v2 dựa trên ý tưởng về AMO ở v1 để thiết kế sao cho chạy được càng nhiều AMO càng tốt để cải thiện giao thức, tăng quyền riêng tư và hiệu quả sử dụng vốn đồng thời trao quyền nhiều hơn cho người nắm giữ FXS. Điều này mang lại cho giao thức khả năng mint nhiều FRAX hơn khi giá > $1 để đưa giá trở về mức $1.
AMO có thể được đề xuất và xây dựng một cách công khai bởi cộng đồng nhưng sẽ thông qua một cuộc bỏ phiếu quản trị trước khi thực hiện. Hiện tại, có bốn AMO đã được triển khai và hai AMO nữa vẫn đang trong quá trình phát triển.
Hệ thống Frax sử dụng Oracle Chainlink và Uniswap để nhận dữ liệu giá tài sản thế chấp FRAX và FXS.
Fraxswap
Fraxswap là AMM của Frax Finance, AMM cốt lõi dựa trên Uniswap V2.
Frax Protocol sẽ sử dụng Fraxswap để: mua lại và đốt FXS với lợi nhuận từ AMO, tạo FXS mới để mua lại và đốt FRAX stablecoin theo cơ chế ổn định giá, và nhiều hoạt động thị trường khác đang được phát triển.
Fraxlend
Để xây dựng được một hệ sinh thái Defi hoàn chỉnh thì Frax Finance không thể thiếu một nền tảng lending - thị trường vốn phi tập trung. Fraxlend là nền lending của Frax Finance mới được ra mắt gần đây.
Fraxlend cho phép ai cũng có thể tạo thanh khoản giữa một cặp token ERC-20, đồng thời ai cũng có thể tạo và tham gia vào các hoạt động cho vay và đi vay.
Theo sơ đồ trên, những thành phần tham gia vào quá trình lending trên Fraxlend là:
Fraxlend Pair: có thể hiểu nó giống như một hợp đồng cho vay, hợp đồng sẽ ghi nhận tài sản thế chấp và tài sản cho vay là các token ERC20. Được triển khai bởi Fraxlend Pair Deployer là người tạo ra cặp tài sản này.
Lenders: Khi Người cho vay gửi Token Asset vào Fraxlend Pair sẽ nhận lãi bằng fTokens. fTokens có thể đổi thành token cho vay.
Borrowers: Người đi vay gửi token thế chấp vào vào Fraxlend Pair và nhận được quyền vay Token Asset.
Rate Calculator có nhiệm vụ xác định lãi suất.
Mỗi hợp đồng dựa vào một (hoặc hai) ChainLink Oracles để xác định tỷ giá thị trường cho cả Asset Token và Token thế chấp.
Mô hình này vẫn giống với những mô hình lending khác ở cơ chế thanh lý. Mỗi vị thế của người vay đều tuân theo một LTV thể hiện tỷ lệ giữa giá trị tài sản đi vay và giá trị tài sản thế chấp được ký gửi. LTV thay đổi khi tỷ giá hối đoái giữa Token Asset và Token thế chấp thay đổi. Khi LTV (Loan to value) của người đi vay tăng cao hơn LTV tối đa, người đi vay có thể thêm tài sản thế chấp hoặc trả nợ để đưa LTV trở lại phạm vi an toàn. Nếu không, ai cũng có thể trả lại toàn bộ hoặc một phần khoản nợ thay cho người vay và nhận được giá trị tương đương của tài sản thế chấp cộng với phí thanh lý.
Fraxlend capture value cho Frax Finance như thế nào?
Lending AMO cho phép điều chỉnh nguồn cung FRAX trên lending protocol để điều chỉnh lãi suất của nó. Vì thế, lãi suất có thể được tăng cao để kích thích user cho vay FRAX. Đây sẽ là đòn bẩy cực kỳ quan trọng mà giao thức có thể sử dụng để tạo doanh thu và làm cho FRAX có sẵn nhiều hơn trên các chain khác nhau. Hay nói ngắn gọn là tạo được dòng tiền dồi dào hơn cho Frax Finance.
Như vậy về dài hạn, Fraxlend sẽ có thể đem lại khả năng mở rộng cho hệ sinh thái Frax Finance để thực hiện hóa mục tiêu trở thành Defi Ecosystem trên mọi chuỗi.
Dù có cơ chế ổn định được coi là an toàn hơn so với mô hình Algorithmic Stablecoin như UST của LUNA nhưng Stablecoin thì luôn phải đối mặt với những nguy cơ mất peg vì nguyên nhân lỗi kỹ thuật hoặc các bên tham gia thị trường sử dụng đòn bẩy quá cao trong thị trường bear.
Đây là một sản phẩm còn mới, Frax Fianance nói chung và Fraxlend nói riêng chịu sự ảnh hưởng bởi stablecoin FRAX - một mô hình stablecoin rủi ro hơn các full-back hoặc over-back stablecoin. Nên khi theo dõi về Frax Finance hay Fraxlend thì đều nên theo dõi sát sự ổn định của stablecoin FRAX.
Core Team
Team của Frax Finance hầu như là team của các dự án cũ là Everipedia - một Wikipedia Blockchain, DecentralBank.
Investor
Backer của Frax Finance có sự góp mặt của những VC lớn như: ParaFi Capital, Mechanism Capital, Dragonfly Capital, Crypto.com Capital, Electric Capital, Multicoin Capital, Galaxy Digital, Tribe Capital, Robot Ventures.
Lộ Trình Phát Triển
Tiền thân của Frax Finance là DecentralBank thì được build từ 2017 và được Galaxy Digital đầu tư $30M để khởi chạy trên EOS.
- Dự án Frax Finance bắt đầu vào tháng 5 năm 2019.
- Tháng 12 năm 2020, giao thức mainnet trên mạng chính Ethereum. Một giờ sau khi ra mắt, TVL trong Frax Finance là hơn 43 triệu đô la.
- Tháng 2 năm 2021, FXS là Governance token của Frax Finance launch Binance với các cặp giao dịch FXS/BTC và FXS/BUSD.
- Tháng 3 năm 2021, ra mắt Frax v2.
- Tháng 9 năm 2021, hợp tác với Pangolin và Frax Finance để launch FRAX trên Avalanche.
- Tháng 12 năm 2021, FRAX hợp tác với Sacred Finance, Fei Protocol và Alchemix, NearPad để launch FRAX trên Near.
- Tháng 1 năm 2022, Frax Finance đã mở rộng hợp tác với Chainlink để đưa dữ liệu CPI của Hoa Kỳ onchain để hỗ trợ cho FPI
- Tháng 4, 2022 khởi chạy Frax V3, nâng cấp giao thức này trao quyền cho chủ sở hữu veFXS kiểm soát hoạt động thị trường theo thuật toán thông qua việc mở rộng và thu hẹp nguồn cung FRAX.
- Tháng 12 năm 2022 sẽ ra mắt stablecoin FPI và bước tiếp theo là token quản trị thứ cấp FPIS.
Tokenomic
Thông tin về token của Rocket Pool
Tokenomic của toàn bộ hệ sinh thái Frax Finance thì khá phức tạp vì nó xoay quanh 4 token chính là:
- FRAX là stablecoin neo theo giá USD. Nguồn cung FRAX được thả nổi, cơ chế mở rộng - thu hẹp nguồn cung được đề cập trong phần VI.
- FXS (Frax Share) là mã thông báo quản trị của toàn bộ hệ sinh thái Frax.
- FPI là stablecoin neo theo chỉ số CPI của Hoa Kì.
- FPIS là governance token thứ cấp.
FPI và FPIS thì đều chưa ra mắt và cơ chế hoạt động cũng chưa được công bố. Theo như mô tả của CEO Frax Finance thì FPI được thiết kể để những người nắm giữ FXS đều được hưởng lợi miễn là FPI tăng trưởng, còn FPIS hỗ trợ cho FPI về giá.
Token Allocation
- Liquidity Mining: 60%
- Treasury: 5%
- Core Team/Đội ngũ phát triển: 20%
- Advisor & Partner: 3%
- Private Sales: 12%
Sàn Giao Dịch
Hiẹn tại FXS được giao dịch trên nhiều sàn khác nhau như Binance, KuCoin, XT.com, BitMart, Sushiswap, Uniswap,...
Kênh Thông Tin Của Dự Án Frax Finance
- Website: https://frax.finance/
- Twitter: https://twitter.com/fraxfinance
- Telegram: https://t.me/fraxfinance
Tổng Kết
Frax Finance là một dự án stablecoin nổi bật trong thị trường crypto khi đã trải qua nhiều sóng gió thị trường mà vẫn giữ được peg. Tuy nhiên, mức độ mass adoption của Frax Finance trong thị trường crypto còn tương đối thấp.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024