EigenLayer chính thức mainnet làm cho từ khóa EigenLayer Airdrop được tìm kiếm bởi các nhà đầu tư tăng vọt, không những vậy những cơ hội kiếm tiềm xung quanh EigenLayer, Restaking và Liquid Restaking cũng ngày trở nên nhiều hơn. Trong bài viết này bên cạnh việc cập nhật các thông tin quan trọng xung quanh xu hướng Restaking và các thông tin quan trọng về việc kiếm lợi nhuận từ EigenLayer Airdrop thì chúng ta cùng nhau đào sâu về những cơ hội đang có dành cho các nhà đầu tư nhé.
EigenLayer Chính Thức & EigenLayer Airdrop
Announcing: EigenLayer ♾ EigenDA Mainnet Launch pic.twitter.com/bTp5BfnsKE
— EigenLayer (@eigenlayer) April 9, 2024
Vào ngày 10/04/2024, EigenLayer chính thức công bố mainnet. Chỉ một ngày sau đó AVS cũng chính thức được mainnet. AVS là các dịch vụ được xác thực tích cực (dịch từ Actively Validated Services_ - phần mềm trung gian, dịch vụ, blockchain, mạng và mạng lưới PoS - được bảo mật bởi các EigenLayer Restakers và được điều phối bởi các EigenLayer Operators. Trong giai đoạn 3 này, EigenLayer sẽ tập trung vào 3 nhóm AVS bao gồm:
- Rollup Acceleration: EigenLayer đóng vai trò là lớp Data Availabilty cho các giải pháp Rollup muốn tìm kiếm nơi lưu trữ dữ liệu rẻ hơn Ethereum với mức bảo mật gần như tương đương.
- Real-World Data Intergration: EigenLayer đóng vai trò là các node với công chuyển chuyển giao dữ liệu qua lại giữa DeFi, GameFi, NFT,... và thế giới thực, tương tự với vai trò của Oracle nhưng hướng tới sự phi tập trung.
- Coprocessors: Đây là một loại dịch vụ đặc biệt, được thiết kế để thực hiện các tính toán phức tạp nhanh chóng và hiệu quả mà không yêu cầu lưu trữ trạng thái dữ liệu dài hạn.
Cùng với đó, EigenLayer cũng đã được triển khai với 6 đối tác bao gồm:
- Altlayer lựa chọn dịch vụ MACH của EigenLayer, nghĩa là AltLayer sẽ sử dụng các node của Eigen để tham gia vận hành, thực thi và bảo vệ mạng lưới. Altlayer MACH đem lại những điểm tốt hơn về khả năng mở rộng, bảo mật và thời gian rút tiền so với các nền tảng Optimistic Rollup khác. Tương tự với Altlayer, Xterio cũng sử dụng dịch vụ MACH của EigenLayer.
- Witness Chain một dự án thuộc mảng DePIN sử dụng dịch vụ Coprocessors, tương tự với Witness Chain đó là Brecvis.
- Eoracle sử dụng dịch vụ Real-World Data Intergration để hướng tới sự phi tâọ trung và không cần cấp phép để tham gia mạng lưới.
Cơ hội cho chúng ta ở đâu? Có lẽ rằng thời điểm EigenLayer Airdrop xuất hiện đã rất gần nên theo mình ở thời điểm hiện tại có 2 cơ hội sáng cửa để nhận được EigenLayer Airdrop bao gồm:
- Tham gia restake các LST Token vào mạng lưới EigenLayer. Tuy nhiên, bởi vì thời điểm EigenLayer Airdrop đã rất gần nên số lượng phải rất lớn. Mình nghĩ đây không phải phương án khả thi dành cho Retails. Cách này sẽ tương tự như cách mà Justin Sun đã kiếm hàng chục triệu đô từ Ether.fi chỉ trong vẻn vẹn vài ngày.
- Tham gia triển khai Node trên mạng lưới EigenLayer. Đây là các tốt nhất để tham gia trực tiếp vào mạng lưới EigenLayer và mình tin rằng sẽ có một đợt Airdrop khổng lồ cho người dùng vận hành node. Tuy nhiên, để tham gia thì cần tối thiểu 32 ETH đi kèm với đó là yêu cầu phần cứng, đặc biệt là các yếu tố liên quan tới điện, mạng,.... (cơ sở hạ tầng) để duy trì node của mình 24/24 tránh bị phạt.
Có lẽ cơ hội ở đây chỉ dành cho những người có một số lượng ETH khổng lồ, để vận hành node thì cũng phải có thêm kinh nghiệm. Vậy nên nếu cảm thấy cơ hội này quá xa vời thì đừng dừng lại mà tiếp tục theo chân mình trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé.
Cập Nhật Hệ Sinh Thái EigenLayer: Sôi Động, Náo Nhiệt & Đầy Cơ Hội
Tuy nhiên, trước khi bước tiếp mình cũng có một số điều muốn chú ý với mọi người. Trong cuộc sống và công việc, sự đánh đổi giữa cơ hội và rủi ro là một thực tế không thể tránh khỏi. Mỗi khi chúng ta đứng trước một quyết định quan trọng, chúng ta phải cân nhắc giữa khả năng đạt được lợi ích tiềm năng từ một cơ hội mới so với những rủi ro có thể phát sinh. Cơ hội càng lớn thì rủi ro đi kèm cũng càng lớn.
Bởi vì những cơ hội mình chia sẻ dưới đây sẽ là cuộc chơi về đòn bẩy, về việc sử dụng nhiều giao thức,... nên rất mong mọi người sẽ tìm hiểu thật kĩ trước khi tham gia.
Ether.fi & Câu chuyện "nước trong quá thì không có cá"
Vào ngày 12/03/2024, Ether.fi chính thức niêm yết và triển khai Launchpool trên sàn giao dịch Binance, đánh dấu dự án đầu tiên trong mảng Restaking, Liquid Restaking ra mắt token trên thị trường, đi kèm với đó là một chương trình Airdrop lớn dành cho cộng đồng của mình. Có một số điểm đánh lưu ý xung quanh sự kiện này bao gồm:
- Justin Sun đã bỏ ra một lượng ETH khổng lồ để farm Airdrop của Ether.fi trong vòng vài ngày ngắn ngủi từ đó thu lợi "bất chính" hàng chục triệu đô từ Airdrop. Đối diện với khủng hoảng truyền thông, Ether.fi đã phải airdrop thêm cho những người có ít token, tuy nhiên đây lại là điều bất lợi cho những "tầng lớp trung lưu" của nền tảng.
- Ether.fi thực tế đã cho claim trước 2 phút so với thời gian chính thức của dự án.
- Đã có nhiều mờ ám trong tokenomics của Ether.fi ngay tại giai đoạn TGE khi mà nền tảng này có trả token cho các quỹ đầu tư nhưng lại không công bố một cách rộng rãi. Sau đó là một loạt các hành vi tháo túng giá cả của MM.
Với việc Ether.fi có công bố về đợt Airdrop Season 2 sẽ diễn ra vào tháng 6 thì Ether.fi đã thành công trong việc giữ chân người dùng, không những vậy TVL của Ether.fi vẫn đang nằm trong xu hướng tăng trưởng. Rõ ràng với việc chia Airdrop thành nhiều Season là một trong những giải pháp giúp dự án tránh được tình trạng chảy máu dòng tiền.
Cách Farm X20 Lần EigenLayer Point Với Pendle
— Hak Research (@HakResearch) February 26, 2024
Làm Thế Nào Pendle Tạo Ra Số Point Gấp Nhiều Lần?
Hướng Dẫn Farm X20 Lần EigenLayer Point Với Pendle
Rủi ro khi tham gia
Rất mong mọi người sẽ và để ủng hộ đội ngũ @HakResearch https://t.co/LYHWWr31Eq pic.twitter.com/YssTec7MEz
Trong giai đoạn tháng 2, Hak Research có chia sẻ mọi người cách Farm x20 lần EigenLayer Point. Tại thời điểm đó cứ 1 ETH mọi người sẽ mua được khoảng 20 yteETH (LST của Ether.fi) đồng nghĩa với việc mọi người đang farm Poinr Ether.fi và EigenLayer với số lượng 20 ETH trong khi số vốn bỏ ra là 1 ETH. Thực chất mình đã kiếm được hơn 400K Ether.fi Point chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi với số vốn bỏ ra là gần $1.000 và thu về $3.000 cộng thêm với đó là 3.000 EigenLayer Points.
Ngay sau khi bài toán này được kiểm chứng thì giá YT của tất cả các Liquid Restaking như eETH, ezETH, rsETH,... đều tăng x2 - x3 thông thường. Điều này đã kiểm chứng rất chính xác câu nói "Khi mù mịt mới là cơ hội, còn khi mọi điều đã tỏ thì sẽ chỉ còn lại sự FOMO".
Câu chuyện của Pendle, Ether.fi, EigenLayer và mô hình Point của các dự án đã chứng minh một điều rằng với một số vốn nhỏ nhưng với chiến lược khác biệt và có tính toán các bạn có thể tham gia cuộc chơi như một cá mập.
Vậy cơ hội còn ở Pendle trong bối cảnh FOMO như hiện tại? Theo mình, cơ hội thì vẫn còn nhưng còn quá hấp dẫn khi nó còn sơ khai ở giai đoạn đầu. Theo góc nhìn cá nhân đầu tư YT giờ đây cần sự tính toán, quan sát hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Một số thông số chúng ta cần quan sát như:
- APY: Thông thường trong giai đoạn cũ mức APY có thể mua vào lại khoảng từ 30 - 35% nhưng tới thời điểm hiện tại theo góc nhìn của mình thì sẽ rời lên mức 45 - 50%. Nếu như APY không chạm mức này thì sẽ khá nguy hiểm nếu tham gia.
- Thời gian:Thời gian đáo hạn cũng cực kì quan trọng, càng về cuối Pool sẽ càng biến động mạnh.
- Tối ưu: Nếu mua YT của Renzo thì bạn sẽ nhận Point Renzo & Eigen, nếu mua YT của Zircuit thì bạn sẽ nhận Point Renzo, Eigen & Zircuit, nếu mua YT của Puffer thì bạn sẽ nhận Point Puffer & Eigen
- Tỷ lệ quy đổi: Tỷ lệ quy đổi từ 1 ETH sang ? YT ETH cũng sẽ vô cùng quan trọng. Chúng ta cần so sánh tỷ lệ quy đổi của YT eETH, ezETH, rsETH,...
- Nhận định: Chúng ta cần dự phóng Airdrop nào sẽ lớn hơn để quyết định mua đúng YT dựa trên dự phóng cá nhân.
Một điểm vô cùng quan trọng khi đầu tư YT đó là chúng ta chỉ nắm giữ YT trong 1 thời gian nhất định (loại trừ trường hợp nắm tới đóa hạn và YT về bằng 0), chính vì vậy khi chúng ta bán YT thì Point của chúng ta sẽ không tăng nữa trong khi những người dùng thực của dự án thì Point của họ vẫn tăng hàng ngày. Chính vì vậy việc xác định được thời gian Airdrop quyết định một phần lớn về việc chúng ta có đầu tư thành công hay không?
Để đầu từ YT sẽ có nhiều yếu tố tác động nên mọi người hãy tính toán thật kĩ trước khi tham gia.
Renzo Protocol đang có bước đi cross-chain nhanh nhất
Nếu nói về việc di chuyển sang các nền tảng Layer 2 để người dùng có thể tiếp cận dễ dàng và sử dụng với chi phí thấp thì Renzo Protocol đang làm tốt nhất. Chính yếu tố này đã khiến cho Renzo Protocol vượt mặt Puffer Finance về TVL, thậm chí TVL của Renzo có dấu hiệu tăng x3 so với Puffer Finance, mặc dù Puffer hơn Renzo về mặt công nghệ.
Cross-chain chỉ là bước khởi đầu cho việc Renzo vượt Puffer và đang có dấu hiệu vượt cả Ether.fi, chúng ta xem lại hành trình của Renzo:
- Đầu tiên, Renzo là Liquid Restaking Token đầu tiên có mặt trên Zircuit, từ đó người dùng có thể farm Airdrop của Zircuit, Renzo và EigenLayer.
- Tiếp theo, Renzo cũng là một trong những LRT đầu tiên có mặt trên hệ sinh thái Blast. Với việc Farm ezETH trên Blast công thêm với việc sử dụng đòn bẩy giúp cho người dùng có thể kiếm được EigenLayer Point, Renzo Point, Blast Point, Blast Gold, Pac Point và Thruster.
Bên cạnh đó, ezETH cũng đã có mặt trên nhiều Blockchain như Arbitrum, Mode, Linea, Base, BNB Chain nếu so với Ether.fi hay Puffer thì hiện tại 2 nền tảng này mới chỉ xuất hiện trên Ethereum, Arbitrum và một số ít nền tảng khác.
Đi sang nhiều Blockchain khác nhau, tạo ra nhiều cơ hội Farm Airdrop (hợp xu hướng thị trường) đã giúp cho Renzo Protocol có được vị thế hiện tại. Có thể công nghệ của Renzo không hay như Puffer, không miên man như Ether.fi nhưng chiến lược phát triển của Renzo là hoàn toàn đúng đắn. Điều đó thể hiện cho việc trong thị trường Crypto nếu công nghệ của bạn không hay thì hãy có một chiến lược kinh doanh tuyệt vời.
Một lần nữa, cơ hội cho chúng ta ở đâu? Theo góc nhìn của mình với Renzo thì sẽ có một số cơ hội dưới đây:
- Như mình nói phía trên nếu farm YT của Zircuit trên Pendle có thể giúp chúng ta săn airdrop của Zircuit, Renzo và EigenLayer. Sắp tới sẽ có bộ ba Zircuit, Puffer và EigenLayer cho chúng ta lựa chọn.
- Hay nếu bạn đang tập trung cho Blast thì phương án triển khai ezETH trên Pac Finance cũng là một sự lựa chọn lý tưởng với 1 mũi tên trúng tới 6 đích khác nhau.
Tuy nhiên, mình lại thấy rằng nếu cho mình lựa chọn farm Airdrop của Renzo hay Puffer trên Pendle thì mình sẽ chọn Puffer. Tại sao? Hiện tại, TVL của Puffer chỉ là $1.3B trong khi đó ở Renzo đã là $3.2B, từ đây có lẽ mọi người có thể tự trả lời được ở đâu Point sẽ lạm phát hơn, ở đâu sẽ có cạnh tranh nhiều hơn?
Nhưng bởi vì bản thân mình có đang farm Airdrop của cả Blast nên bắt buộc mình phải chia vốn để triển khai đầy đủ.
Puffer Finance: Rào cản công nghệ nên không thể vội vàng
Rõ ràng không thể phủ nhận Puffer đang chậm chân hơn các đối thủ của mình rất nhiều nhưng chúng ta có nguyên nhân rõ ràng nếu như đối thủ cùng ngành duy nhất của Puffer là Ether.fi thì họ đi "vay mượn" công nghệ DVT của dự án SSV Network, hay Renzo Protocol và Rio Network thì không hề có công nghệ gì mới mẻ thì Puffer Finance đang tự xây dựng công nghệ của chính mình và phiên bản nâng cao của công nghệ DVT.
Nếu bạn nói rằng công nghệ của Puffer Finance chỉ dừng lại ở "bánh vẽ" thì tất cả công nghệ của Puffer Finance đều nhận được khoản tài trợ đến từ Ethereum Foundation, chính vì vậy việc chậm trễ ở mảng kinh doanh và tập trung cho khía cạnh công nghệ là điều dễ hiểu. Ngoài ra, đội ngũ phát triển của Puffer Finance cũng thiên về công nghệ hơn.
Một số những chiến lược giúp Puffer Finance duy trì vị thế bao gồm:
- Người dùng có thể cung cấp thanh khoản cho pufETH trên Curve Finance để nhận x2 Puffer Point so với việc tự nắm giữ.
- Người dùng có thể stake pufETH trên Zircuit để farm Airdrop của Zircuit, Puffer và EigenLayer. Tuy nhiên, việc chậm chân hơn Renzo Finance cũng làm Puffer bị mất thị phần.
Để tăng tốc với đối thủ hiện tại pufETH đã có mặt trên nhiều giao thức như Zerolend, zk.Link và CyberConnect, tuy nhiên tất cả mà giao thức pufETH có mặt lại không hấp dẫn như ezETH (Renzo Protocol). Tuy nhiên, như mình chia sẻ ở trên mình sẽ ưu tiên Puffer Finance bởi vì ở đây có ít sự FOMO, cạnh tranh và lạm phát hơn so với Renzo.
Kelp DAO: Key thành công nằm ở đâu
Một trong những key chủ chốt giúp Kelp DAO mặc dù làm marketing rất mạnh và thường xuyên tương tác với cộng đồng nhưng không gặt hái được thành công đó chính là Backer của Kelp DAO không đủ uy tín với người dùng. Nếu như Ether.fi, Renzo Protocol hay Puffer Finance đều có được sự chống lưng của nhiều quỹ đầu tư hàng đầu trong thị trường đi kèm với đó là số tiền khủng thì Kelp DAO chỉ có duy nhất là Stader Labs - nền tảng Liquid Staking ở mức khá trong thị trường.
Chính vì vậy trong cơn sốt Airdrop dù có nhiều chiến dịch hấp dẫn thì việc không có các Backer uy tín cũng là một thiệt thòi của dự án. Một số hoạt động thú vị của Kelp DAO bao gồm:
- Là dự án dẫn đầu và đầu tiên trong việc token hóa Eigen Point giúp người dùng có thể mua bán EigenLayer Point dễ dàng, minh bạch và trực quan hơn Whales Markets rất nhiều.
- Các chiến dịch thu hút người dùng gửi tiền vào giao thức để được gia tăng lượng Point so với thông thường,
Với mình Kelp DAO không thực sự hấp dẫn nhưng nếu cả thị trường đánh giá thấp nó thì cũng là một cơ hội đáng để cân nhắc bởi vì tại thời điểm viết bài 1 ETH có tỷ lệ quy đổi là 10 YT ezETH (Renzo Protocol), 11 YT pufETH (Puffer Finance) thì tỷ lệ của Kelp DAO là 14 YT rsETH, có thể Airdrop của Kelp DAO không lớn như Puffer hay Renzo nhưng chúng ta có thể nhận được nhiều EigenLayer Point hơn.
Một điều khó đoán nữa là có thể Airdrop của Kelp DAO không lớn như Puffer hay Renzo nhưng lượng người dùng ít thì liệu Airdrop trên đầu người của Kelp DAO có lớn hơn không? Rõ ràng, khi mọi thứ còn mờ mịt, thiếu sự FOMO thì đây là cơ hội của chúng ta.
Những Cái Tên Mới Trong Làng Restaking Đáng Chú Ý
Zircuit & Cơn gió lạ
Zircuit là một nền tảng Layer 2 trên Ethereum, được thiết kế dựa trên công nghệ zkRollup và zkEVM để hỗ trợ các nhà phát triển dễ dàng chuyển DApp và Protocol từ Ethereum và các blockchain EVM khác. Nền tảng này cung cấp một số tính năng an toàn đặc biệt như giám sát liên tục mempool để phát hiện và ngăn chặn giao dịch độc hại từ giai đoạn đầu, cùng với một cầu nối bảo mật cao giữa Zircuit và Ethereum gọi là Canonical Bridge.
Điểm nổi bật của Zircuit so với các nền tảng Layer 2 khác là khả năng tạo bằng chứng song song (Parallel Proof Generation), cho phép xử lý đồng thời nhiều giao dịch hoặc khối dữ liệu trên nhiều máy tính hoặc bộ xử lý. Cách tiếp cận này không chỉ tăng hiệu suất mạng lưới mà còn giảm thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình sinh bằng chứng, làm cho Zircuit nhanh hơn và rẻ hơn so với các nền tảng zkRollup khác.
Nắm bắt xu hướng thị trường, Zircuit cho phép người dùng tham gia stake ETH cùng với các LS Token như stETH, và các LR Token khác như ezETH, rswETH, rsETH và lsETH trong giao thức của mình. Việc này giúp người dùng có thể nhận được lợi nhuận dưới dạng EYH và điểm từ các giao thức liên quan như Renzo Protocol, Puffer Finance, Kelp DAO, cũng như từ chính Zircuit.
CyberConnect & Tham vọng với Restaking
CyberConnect là một mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social - DeSocial) được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái của Ethereum và BNB Chain. Tương tự như Zircuit là nắm bắt xu hướng thị trường, CyberConnect cho phép người dùng stake pufETH, ezETH,... thì sẽ nhận được Cyber Restaking Points.
Cyber Restaking Points sau này có thể được quy đổi với token của CYBER. Ngoài ra, người dùng vẫn có thể tiếp tục stake CYBER để có cơ hội nhận airdrop của các dự án đối tác trong tương lai như Puffer Finance, Renzo Protocol,...
Có thể thấy rằng hiện tại nhiều dự án mặc dù không thuộc mảng Restaking nhưng vẫn có những chiến lược mới lạ để thu hút dòng tiền của thị trường. Có lẽ đây là một trong những trường hợp đặc biệt mình từng thấy trong thị trường Crypto.
Restaking Thời Gian Sắp Tới & Cơ Hội Của Chúng Ta
Rõ ràng, Airdrop vẫn là cơ hội lớn cho những người dùng như chúng ta tuy nhiên giờ đây chúng ta có thể thấy rằng chiến lược tốt sẽ giúp chúng ta tối ưu được dòng tiền tất nhiên phải dựa trên những dự phóng của cá nhân. Có thể thấy rằng ở thời điểm hiện tại, một chiến lược kĩ càng, rành mạch đi kèm với đó là một dự phóng với phân tích đầy đủ có thể giúp chúng ta thắng lớn trong cuộc chiến Restaking. Một số câu hỏi chúng ta phải trả lời bao gồm:
- Làm sao để tối ưu vốn?
- Dự án nào sẽ Airdrop trước - sau, mức độ Airdrop lớn - nhỏ sẽ như thế nào?
- Làm sao để một mũi tên trúng nhiều đích?
- Đâu sẽ là những cái đích chất lượng? Tiêu chí đánh giá là gì?
Việc trả lời được toàn bộ các câu hỏi trên giúp chúng ta có một chiến lược rõ ràng để tham gia vào cuộc chơi Restaking vốn đã rối rắm nay còn trở nên rối rắm hơn nữa.
EigenLayer đi vào mainnet nên việc EigenLayer Airdrop xuất hiện chỉ là điều sớm muộn có thể từ 1 - 2 tháng tiếp theo khi mạng lưới ổn định hoặc có thể lâu hơn nếu EigenLayer kì vọng phi tập trung một cách bền vững. Tuy nhiên, mình tin rằng hầu hết các dự án sẽ đều ra mắt trước hoặc sau EigenLayer để tận dụng làn sóng FOMO từ cộng đồng. Chính vì vậy và một lần nữa hãy lên kế hoạch, chiến lược một cách chỉn chu nhất.
Tổng Kết
EigenLayer Airdrop đang trở thành một trong những điểm nóng của thị trường Crypto trong bối cảnh EigenLayer đã mainnet. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm góc nhìn về EigenLayer, hệ sinh thái EigenLayer và câu chuyện kiếm lợi nhuận tối đa từ EigenLayer Airdrop.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Story Protocol - September 17, 2024
- Series 30 | Crypto Unlock: Sanctum Sẽ Thay Đổi Cuộc Chơi Liquid Staking Trên Solana - September 17, 2024
- Kroma Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Kroma Network - September 16, 2024