Chào mừng độc giả của Hak Research quay lại với series Macro Flow với bài cập nhật đầu tiên trong năm Quý Mão 2023. Trong thời gian vừa qua, thị trường đã có những biến động nhỏ và với nhiều sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm view chung của thị trường khác đi so với view từ khoảng thời gian trước đó 1-2 tháng. Vì vậy, mời anh em cùng đọc bài viết để cập nhật sát nhất có thể tình hình chung về macro nhé.
Nhìn Lại Khoảng Đầu Năm 2023
Nhìn lại khoảng đầu năm 2023 là một khoảng thời gian mà các thị trường đều có sự hồi phục rất mạnh mẽ. Đứng đằng sau câu chuyện đó là những sự thay đổi về nền kinh tế chung đã có dấu hiệu lạc quan hơn. Tâm điểm của bài viết nằm ở thị trường vĩ mô của Hoa Kỳ với các yếu tố cần để tâm tới nhiều nhất là lạm phát, lãi suất Fed Funds Rate và thị trường việc làm.
Các chỉ số lạm phát có thể hiện điều tích cực ?
Đối với các chỉ số về lạm phát, chúng ta cần quan tâm tới 2 nhóm quan trọng là (i) CPI và PPI; (2) PCE. Sở dĩ mình phân thành hai nhóm bởi vì đây đều là các chỉ số để đánh giá lạm phát của Hoa Kỳ dưới nhiều góc độ, và đối với mỗi nhóm đều có tác dụng riêng đối với retail như chúng ta.
Trước hết với chỉ số lạm phát phổ biến nhất là CPI. CPI đánh giá sự tăng giá chung của hàng hóa khi đến tay người dùng, hay nói cách khác là dân đang phải chịu áp lực lạm phát như thế nào. PPI đánh giá áp lực tăng giá chung của hàng hóa mà phía các doanh nghiệp sản xuất phải gánh chịu. PCE thì cũng có ý nghĩa giống với CPI, nhưng nó được tính toán theo một tiêu chuẩn khác.
Có một điều quan trọng là cả 3 chỉ số trên thường di duyển đồng pha với nhau, tức là thường biến động cùng chiều, nếu nhìn vào khung thời gian dài thì ta thấy 3 biểu đồ của 3 chỉ số đều chạy y hệt nhau, chỉ khác về biên độ.
Vậy thì việc gì phải nhìn nhận cả 3 cái? Đó là vì PPI, CPI, PCE không cùng được công bố một thời điểm, PCE thường được tính toán sau khi PPI và CPI đã công bố một thời gian khoảng 3 tuần, và FED thì dùng PCE để đánh giá lạm phát, chứ không phải PPI hay CPI.
CPI hay PPI có thể đánh giá đúng chiều của lạm phát, nó cũng được phát hành sớm hơn PCE => Vậy nên anh em retail ưa thích dùng nhất.
Nhưng PCE đánh giá sát với tình hình lạm phát hơn (về mặt con số) => Vậy nên FED ưa thích dùng nhất, vì việc của họ là điều hướng nền kinh tế, cần một sự chậm mà chắc.
Vậy đối với CPI hay PPI, chúng ta có thể dựa vào để đánh giá trend của lạm phát, PPI có thể ra sớm hơn hoặc cũng có thể muộn hơn CPI cùng kỳ nhưng nó vẫn thường đồng pha với nhau, vì vậy để nhìn trend thì dùng 2 cái này nhanh nhất. Còn đối với PCE, chúng ta sẽ dựa vào nó để đoán xem FED sẽ làm gì.
Tình hình hiện tại thì CPI đã giảm xuống còn 6.5%, giảm khá mạnh so với mức 7.1% của kỳ trước và đây là một tín hiệu đáng mừng đã đẩy được các thị trường lên trong thời gian nửa sau của tháng 1 đầu năm.
PCE có mức giảm từ 5.5% xuống 5% là số liệu của tháng 12 năm 2022, nhìn chung đó là một mức giảm tương đối mạnh so với những lần trước. Bên cạnh đó là core PCE thì cũng giảm về 4.4%, hình thành trend giảm rõ rệt hơn so với view tính từ bản cập nhật Macro Flow #6.
Vì vậy có thể kết luận rằng tất cả các chỉ số lạm phát phổ biến nhất đều đã thống nhất trend giảm rõ rệt và giảm mạnh hơn so với giai đoạn trước.
Fed tăng lãi suất và thái độ diều hâu
Đối với Fed thì họ cũng đã giảm tốc độ tăng lãi suất của mình lại trong cuộc họp FOMC gần nhất vào ngày 02/02/2023, tăng 25bps đưa lãi suất giao động từ 4.5% đến 4.75%. Điều này hoàn toàn không nằm ngoài dự đoán của thị trường, tuy nhiên J.Pow vẫn thể hiện quan điểm rằng sẽ cần giữ mức lãi suất cao cho tới hết năm nay - trái với mong muốn của thị trường.
Khi đọc report của những economist thì mình thấy rằng những tay như vậy không hề tin vào câu chuyện FED giữ lãi suất hết năm nay mà sẽ tin rằng FED quay xe để giảm lãi suất từ khoảng Q4.
Điều mà các economist dự đoán có nhiều cơ sở, nhưng chỉ cần nhìn vào quá khứ thì cứ mỗi khi FED Funds Rate vượt qua PCE và CPI là có thể ngừng tăng lãi suất lại và sau đó một thời gian thì sẽ cắt giảm lãi suất. Và mọi người thấy đấy, PCE hiện tại đạt 5%, CPI đạt 6.5% trong khi FED Funds Rate đã lên tới 4.75%, cộng với việc lạm phát đang có tốc độ giảm khá đáng kể thì FED cũng có thể phải suy nghĩ lại về việc giữ đỉnh lãi suất trong bao lâu? Có nhất thiết phải đưa nền kinh tế đối mặt với rủi ro cao về suy thoái thì mới có thể đưa lạm phát về mục tiêu hay không?
Thị trường trong giai đoạn đầu năm đã có pha hồi phục đáng kể: SPX tăng hơn 10%, BTC tăng khoảng 45%, chứng tỏ đứng trước view rất diều hâu của FED như vậy nhưng tiền vẫn cứ đổ vào thị trường. Vậy có thể kết luận là FED vẫn còn diều hâu nhưng nhìn chung nó không gây được áp lực quá lớn cho toàn thị trường.
Trong khi đó, cả ECB và BoE đều tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất lần lượt lên 2,5% và 4%.
Số lượng việc làm Non-Farm gây áp lực cho mọi tài sản rủi ro
Cùng với việc J.Pow đưa ra quan điểm cứng rắn, dữ liệu về thị trường việc làm trong tuần qua là áp lực chủ yếu đã khiến thị trường chững lại và chỉnh một nhịp. Trong khi chúng ta đang nhận tín hiệu tốt từ xu hướng giảm của lạm phát, thì số lượng việc làm mới của Hoa Kỳ trong tháng đầu tiên của năm 2023 có mức tăng đột biến, gấp hơn 200% so với kỳ trước, đẩy tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3.5% xuống còn 3.4% (trong khi dự báo là tăng từ 3.5% lên 3.6%).
Dữ liệu về thị trường việc làm đã gây ra một bất ngờ lớn. Nhìn vào thì có thể thấy rủi ro suy thoái thấp đi, tuy nhiên ngược lại lại là một áp lực đối với tình hình lạm phát. Các số trước của Macro Flow series đã cho rằng thị trường việc làm sẽ sớm cho thấy sự suy yếu của nó, nhưng thực tế không như vậy!
Ngoài ra, khi nhìn vào chỉ số ISM lĩnh vực dịch vụ cũng tăng mạnh trở lại, khẳng định ngành dịch vụ vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
Cập Nhật Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Tuần 07
Chỉ Số CPI Kỳ Vọng Giảm Chậm Hơn So Với Những Lần Trước
CPI lần này kỳ vọng giảm xuống còn 6.3% so với con số 6.5% của tháng trước. Đây là mức dự báo giảm khá khiêm tốn đối với lạm phát của Mỹ trong những tháng gần đây. Con số về việc làm non-farm mà mình cóđề cập phía trên vốn đã nói lên phần nào với tương lai của CPI hay những chỉ số đang bịảnh hưởng bởi lãi suất cao.
Tổng Kết
Vậy tóm lại, với những dữ liệu trên thì có thể thấy suy thoái đang dần được đẩy lùi, lạm phát cũng giảm đi nhanh hơn nhưng tuy nhiên FED vẫn đang một mực diều hâu còn thị trường thì phản đối điều này và mong muốn J.Pow có thể sớm phát biểu ra những quan điểm ôn hòa hơn.
Vậy là số thứ #8 của series Macro Flow đã kết thúc tại đây, cảm ơn các độc giả vẫn luôn đồng hành cùng Hak Research trong thời gian qua, những cập nhật mới sẽ được xuất bản vào mỗi đầu tuần, trong tuần tới thì không có nhiều sự kiện vĩ mô nào đáng chú ý cả, thị trường vẫn sẽ cãi nhau với FED và đón chờ cho những chỉ số quan trọng hơn. Chúc mọi người một tuần làm việc hiệu quả.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024