Circle là công ty phát hành Stablecoin USDC, được thế chấp 100% tài sản thật là đô la và trái phiếu chính phủ. Circle có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và được cấp phép để hoạt động hỗ trợ ngành Crypto.
Gần đây Circle phát triển Cross-chain Transfer Protocol hay còn được gọi là CCTP, là một giao thức Cross-Chain cho phép USDC lưu chuyển tự nhiên trên các chuỗi khối, thống nhất tính thanh khoản trong Web3 và đơn giản hóa trải nghiệm người dùng. Vậy CCTP là gì thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu thêm về Cross-Bridge, bạn có thể đọc các bài viết sau:
- LayerZero Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử LayerZero
- Wormhole Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Wormhole
- LayerZero & Wormhole: Kẻ Tám Lạng, Người Nửa Cân
- Hệ Sinh Thái Wormhole: Chống Lưng Bởi Cá Voi & Tất Tay Vào Hệ Sinh Thái Solana
- Hệ Sinh Thái LayerZero: Số Lượng Các Dự Án Tăng Trưởng Không Ngừng. Liệu Có Mở Ra Xu Hướng Mới?
- Axelar Network (AXL) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Axelar Network
Tổng Quan Về Công Nghệ CCTP
CCTP là gì?
Cross-chain Transfer Protocol hay còn được gọi là CCTP, là một giao thức Cross-chain cho phép USDC lưu chuyển tự nhiên trên các chuỗi khối, thống nhất tính thanh khoản trong Web3 và đơn giản hóa trải nghiệm người dùng.
Giao thức sử dụng các nền tảng truyền tin nhắn xuyên chuỗi như LayerZero, Wormhole, LIFI, Celer, Multichain, Hyperlane, Router Protocol, Socket, Axelar,... Và tận dụng cơ sở hạ tầng phát hành USDC của Circle để tạo ra giao thức chuyển USDC qua lại giữa các chuỗi theo cơ chế Mint và Burn.
Kiến trúc của CCTP
- End-users: Người dùng cuối có nhu cầu chuyển tài sản xuyên chuỗi hay tương tác với các dApp sử dụng Cross-chain Transfer Protocol.
- Wallet, Bridge, Custodians, Apps: Các dApp tích hợp bộ SDK do CCTP cung cấp để tích hợp CCTP dễ dàng và tạo ra giải pháp tối ưu hóa các hoạt động của người dùng.
- Cross-chain Messaging Platforms: Lớp này là các nền tảng hỗ trợ truyền tin nhắn chuỗi chéo như LayerZero, Wormhole để hỗ trợ truyền tin nhắn qua lại giữ các chuỗi.
- Cross-chain Transfer Protocol (CCTP): Là lớp sẽ nhận USDC của dApp để gửi đến Smart Contract USDC trên chuỗi nguồn để đốt. Hoặc chiều ngược lại là Smart Contract USDC trên chuỗi đích sẽ Mint USDC và gửi đến CCTP để chuyển đến dApp. Nhờ lớp cơ sở hạ tầng này của Circle xây dựng để giám sát và xác nhận giúp hệ thống chuyển tiền được bảo mật, an toàn.
Cơ chế hoạt động
Quá trình hoạt động của Cross-chain Transfer Protocol để hỗ trợ chuyển USDC đi xuyên chuỗi rất đơn giản và dễ hiểu. Mình sẽ cụ thể hóa quá trình này trong ... bước sau:
- Bước 1: Wallet của người dùng tương tác với giao diện dApp trên chuỗi nguồn và chuyển USDC vào dApp.
- Bước 2: dApp sẽ tiếp tục chuyển USDC của người dùng đến Smart Contract CCTP trên chuỗi nguồn.
- Bước 3: CCTP chuyển tiếp USDC đến với USDC Smart Contract và đốt lượng USDC đó trên chuỗi nguồn.
- Bước 4: Nền tảng chuyển tiếp tin nhắn xuyên chuỗi sẽ xác nhận lượng USDC đã được đốt trên chuỗi nguồn và gửi tin nhắn đến USDC Smart Contract ở chuỗi đích.
- Bước 5: USDC Smart Contract ở chuỗi đích sẽ Mint đúng lượng USDC đã đốt ở chuỗi nguồn và chuyển đến Smart Contract CCTP.
- Bước 6: CCTP sẽ chuyển tiếp USDC đến với dApp.
- Bước 7: dApp sẽ gửi USDC đến với địa chỉ ví chuỗi đích của người dùng đã được thông báo trước.
Tính Ứng Dụng Của CCTP
CCTP đã và đang kết hợp với các giao thức truyền tin nhắn chuỗi chéo để xây dựng các cầu nối cho phép chuyển tài sản xuyên chuỗi. Với mỗi giao thức truyền tin, CCTP sẽ kết hợp để xây dựng một cầu nối khác nhau.
Mỗi cầu nối được sẽ dụng bởi mỗi giao thức truyền tin khác nhau sẽ cớ mỗi đặc điểm khác nhau, thể hiện những ưu và nhược điểm của mỗi giao thức truyền tin. Các yếu tố luôn cố định cho dù sử dụng cầu nối của bất kỳ giao thức truyền tin nào là phí mạng, phí của hợp đồng USDC. Còn mỗi giao thức truyền tin sẽ có thêm một khoảng phí giao thức, độ bảo mật, tốc độ khác nhau.
Ngoài ứng dụng CCTP để chuyển tiền xuyên chuỗi thì có các ứng dụng khác là mua hàng xuyên chuỗi, hoán đổi chuỗi chéo. Các dApp có thể tích hợp CCTP như các giao thức truyền tin xuyên chuỗi để xây dựng các giải pháp cho người dùng như:
- Borrow-Lend Protocols: Giải quyết thanh khoản bị phân mảnh bằng cách cho phép vay và cho vay USDC trên các chuỗi.
- Decentralized Exchanges: Cải thiện việc thực hiện giao dịch bằng cách cho phép những người nắm giữ USDC trên một chuỗi riêng biệt cung cấp thanh khoản.
- Yield Aggregators: Làm cho thị trường lợi suất hiệu quả hơn bằng cách triển khai thanh khoản USDC trên các chuỗi.
Ưu Và Nhược Điểm Của Công Nghệ CCTP
Ưu điểm
Một số những ưu điểm của công nghệ CCTP bao gồm:
- Thanh khoản vô hạn trên các chuỗi được kết nối với CCTP.
- Bảo mật cao thông qua lớp CCTP được phát triển bởi Circle, đó là lớp chuyển tiếp và giám sát mọi hoạt động trong quá tròng chuyển tiền.
- Giao dịch không bị trượt giá, đây là vấn đề lớn mà các giao thức trong DeFi vẫn chưa thể giải quyết được.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm có thể giúp thay đổi toàn bộ bộ mặt của thị trường Crypto, công nghệ CCTP còn tồn tại một số những nhược điểm như:
- Chưa hoàn toàn phi tập trung vì CCTP Smart Contract và USDC Smart Contract được quản lý bởi Circle.
- Nếu Smart Contract bị tấn công gây ra việc Mint USDC không kiểm soát sẽ dẫn đến việc các giao thức, cầu nối bị ảnh hưởng và đặc biệt là USDC sẽ có khả năng USDC bị mất Peg.
Kết Hợp Với Một Số Nền Tảng Bridge Phổ Biến
- Stargate: Với trường hợp CCTP kết nối LayerZero để tạo ra cầu nối chuyển USDC chuỗi chéo thì chúng ta có thể so sánh với Stargate. So với Stargate thì CCTP nổi bật hơn với thanh khoản sâu, không trượt giá và phí rẻ hơn nhiều. Nhưng Stargate sẽ có lợi thế trong việc được tích hợp trên nhiều mạng lưới và hỗ trợ trao đổi chéo tài sản trên các chuỗi.
- Portal: Với trường hợp CCTP kết nối Wormhole để tạo ra cầu nối chuyển USDC chuỗi chéo thì có thể so sánh với Portal Bridge cũng sử dụng cơ chế Mint và Burn. CCTP sẽ nổi bật hơn với điểm sẽ cho người dùng sử dụng tài sản USDC gốc thay vì phải bọc lại như Portal. Và tài sản được bọc sẽ không được áp dụng rộng rãi. Ngoài ra thì CCTP sẽ có mức phí rẻ hơn so với Portal.
Dự Phóng Cá Nhân
Ở cấp độ người dùng thì CCTP của Circle là một giải pháp rất tuyệt vời, đã giải quyết được những vấn đề lớn trong mảng Cross Bridge. Sản phẩm mang lại cho người dùng trải nghiệm rất tốt với phí rẻ, không trượt giá và nguồn thanh khoản vô hạn. Với sản phẩm tối ưu như vậy thì chắc chắn sắp tới các Dex cross-Chain hoặc Bridge đều sẽ tích hợp CCTP và hầu hết người đều sử dụng CCTP.
Circle tạo ra CCTP với mục đích ban đầu là hộ trợ DeFi và người dùng. Nhưng nhìn xa hơn thì Circle đang tham vọng để chiếm hết thị phần của Stablecoin và sẽ sớm thôi USDC sẽ chiếm lấy vị trí số 1 của USDT. Khi CCTP thành công và trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong thị trường thì tham vọng đó chắc chắn sẽ thanh công.
Tổng Kết
Cross-chain Transfer Protocol là giải pháp tối ưu trong Cross-Chain Bridge. Mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và các dApp. Ngoài ra, Circle phát triển CCTP mang theo tham vọng đưa USDC thành Stablecoin lớn nhất thị trường Crypto. Hy vọng bài viết giúp mọi người hiểu được CCTP là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024