Kể từ khi thị trường Crypto ra đời thì retroactive và airdrop cũng đi lên theo đó như một hình thức trao quyền sở hữu token của dự án cho cộng đồng. Tuy nhiên lại có nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác biệt giữa 2 khái niệm này dẫn đến việc định hướng sai lầm, vì vậy hãy cùng Hak Research đi tìm hiểu sự khác biệt giữa retroactive và airdrop trong bài viết này.
Định Nghĩa Retroactive Và Airdrop
Retroactive là gì?
Retroactive là một loại hình mà dự án sẽ trao thưởng token đến cộng đồng ở thời điểm TGE thay vì mở bán public sale thông qua một bên thứ 3. Thông thường các dự án đã đủ lớn với một thời gian phát triển đủ dài và có đủ tiền để chi tiêu sẽ sử dụng hình thức retroactive để hướng tới sự phi tập trung.
Những người nhận được retroactive thường là những người đã sử dụng sớm sản phẩm cả trên testnet và mainnet, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của dự án. Retroactive như là một hình thức tri ân của dự án gửi đến người dùng của mình.
Các tiêu chí để retroactive ban đầu được các dự án đặt ra là rất đơn giản như việc chỉ cần tương tác mở tài khoản như của dYdX, swap một vài lệnh của Uniswap, đạt volume $1000 của 1inch,.. tuy nhiên lại đang ngày một khó khăn hơn vì dự án phải lọc và loại bỏ đi các ví sybil hay airdrop farmer.
Airdrop là gì?
Airdrop được hiểu là hình thức mà người tham gia cần phải hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định do dự án đưa ra được chia làm 2 hình thức bên dưới:
- Thực hiện các nhiệm vụ tương tác với kênh social của dự án như: Telegram, Twitter, Youtube, Discord, Facebook,.. với mức vốn bỏ ra gần như là 0 đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ được dự án đưa ra như đua top volume, tương tác với các sản phẩm của dự án trên cả testnet và mainnet với một mức vốn nhỏ.
Các tiêu chí của airdrop trải dài từ mức rất dễ đến mức rất khó tùy thuộc vào từng dự án và giải thưởng được đưa ra càng cao thì sẽ càng bị cạnh tranh bởi những người tham gia khác.
So Sánh Retroactive Và Airdrop
Header | Retroactive | airdrop |
---|---|---|
Thời gian | Thường khá dài từ khoảng 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào dự án. | Thường kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào chiến dịch mà dự án đặt ra |
Độ khó | Độ khó của retroactive thường rất cao. | Độ khó của airdrop trải dài ở nhiều cấp độ khác nhau. |
Mức độ cạnh tranh | Retroactive rất công bằng khi phân phối cho tất cả mọi người có cùng tiêu chí. | Mức độ cạnh tranh của airdrop thường rất lớn vì mỗi mức độ khó sẽ phù hợp với một đối tượng người dùng |
Phần thưởng | Phần thưởng lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào dự án và xu hướng thị trường nói chung. | Độ khó của airdrop càng cao thì sẽ đi đôi với phần thưởng càng cao. |
Như các so sánh ở trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được việc chọn retroactive và airdrop sẽ phù hợp với 2 đối tượng khác nhau:
- Retroactive sẽ phù hợp với những người có nguồn vốn hoặc công việc từ bên ngoài để đi với thị trường trong một thời gian dài.
- Airdrop sẽ phù hợp với những người muốn có một nguồn thu nhập ổn định và mức chi phí bỏ ra thấp từ thị trường Crypto bên cạnh công việc đầu tư.
Nên Bán Hay Giữ Số Token Nhận Được Từ Retroactive Và Airdrop
Đối với retroactive thì việc cân nhắc nên bán hay giữ phần tiền thưởng sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ảnh hưởng của dự án cũng như tình hình thị trường nói chung, vì vậy việc bán một phần và giữ một phần moon bag sẽ là câu trả lời phù hợp nhất với tất cả mọi người nhận được retroactive.
Đối với airdrop thì quyết định đưa ra sẽ dễ dàng hơn vì những dự án khởi chạy một chiến dịch airdrop nói chung đã launch token từ trước đó nên bán để trang trải chi phí cho các airdrop khác sẽ phù hợp nhất, tuy nhiên cũng không hiếm gặp các trường hợp token của các dự án tăng giá ngay sau khi tiến hành airdrop.
Tổng Kết
Hak Research vừa mang đến cho mọi người bài viết sự khác biệt giữa retroactive và airdrop, hy vọng qua đó thì sẽ không một ai nhầm lần 2 khái niệm này dẫn đến việc lựa chọn sai con đường phù hợp với điều kiện của bản thân.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024