Hiện nay có khá nhiều Blockchain Layer 1 đang hoạt động và phát triển, trong tương lai có lẽ sẽ có thêm nhiều Blockchain khác ra đời. Nhưng chúng hoạt động độc lập thiếu đi sự liên kết, gây ra sự phân mảnh và gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển tài sản của người dùng.
Vấn đề này nghiêm trong như việc các quốc trên thế đều đóng cửa, không giao du với ngoài. Nhưng may là điều này đang không xảy ra, hầu hết các quốc giao đều mở cửa giao lưu với nhau. Nhờ đó mà các quốc gia có thể tự do xuất hoặc khẩu hàng hóa, trí tuệ, công nghệ,... Và mọi người dân được đi lại giữa nhiều quốc, tạo ra một thế giới bình đẳng.
Cũng giống như thế giới thực hiện nay, Cross-chain ra đời giúp các Blockchain có thể giao tiếp với nhau mở ra sự lưu thông tài sản, thông tin và người dùng. Vậy Cross-chain là gì? Nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Tổng Quan Về Cross-chain
Cross-chain là gì?
Cross-chain là khái niệm chỉ việc thực hiện các giao dịch hoặc truyền tải tài sản giữa các Blockchain khác nhau. Nó cho phép người dùng chuyển đổi hoặc truyền tài sản từ một Blockchain sang một Blockchain khác mà không cần thông qua bên trung gian trung gian nào. Các giải pháp Cross-chain phổ biến hiện nay bao gồm các giao thức như LayerZero, Wormhole,...
Khái niệm này rất rộng có thể bao gồm các DEX Cross-chain, các Bridge đều thuộc Cross-chain.
Cấu tạo của Cross-chain
Cross-chain là một thuật ngữ trong lĩnh vực Blockchain, được sử dụng để chỉ một hệ thống giao tiếp giữa các Blockchain khác nhau. Cấu trúc của Cross-chain thường gồm các Smart Contract và Gateway để trao đổi dữ liệu và tài sản giữa các Blockchain khác nhau.
Các cổng này cũng có thể được sử dụng để chuyển đổi các loại Crypto từ một Blockchain sang một Blockchain khác. Quá trình thực hiện này đòi hỏi sự phối hợp giữa các Validator và các bên liên quan để đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy trong các giao dịch trên toàn mạng lưới của các Blockchain.
Cơ chế hoạt động của Cross-chain
Cơ chế hoạt động của Cross-chain là sự liên kết giữa các Blockchain khác nhau thông qua hợp Smart Contract và Gateways. Khi có một giao dịch giữa hai Blockchain khác nhau, thông tin sẽ được mã hóa và truyền qua các cổng để chuyển đổi tài sản và tiền mã hóa. Các cổng sử dụng thuật toán mã hóa và giải mã để bảo vệ dữ liệu truyền tải. Khi giao dịch được thực hiện, thông tin sẽ được cập nhật trên các Blockchain liên quan.
Để đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của các giao dịch trên các Blockchain, các quy trình xác thực được thực hiện bởi các Node trên mạng lưới. Các Node này phải đồng thuận về thông tin giao dịch trên cả hai Blockchain trước khi quá trình chuyển đổi được thực hiện. Nếu các Node không đồng thuận, giao dịch sẽ không được thực hiện để tránh rủi ro và xảy ra lỗ hổng bảo mật.
Một Ứng Dụng Của Cross-chain
Các ứng dụng của cross-chain trong lĩnh vực blockchain bao gồm:
- Mining: Cross-chain cho phép các thợ đào có thể chuyển đổi tiền mã hóa giữa các Blockchain khác nhau để tận dụng lợi nhuận từ các mỏ khai thác khác nhau.
- Digital Assets: Cross-chain cho phép người dùng chuyển đổi và giao dịch tài sản số giữa các Blockchain khác nhau. Ví dụ như chuyển đổi Bitcoin sang Ethereum hoặc các loại Token khác.
- Tích hợp giữa các nền tảng Blockchain: Cross-chain cho phép các mạng Blockchain khác nhau giao tiếp và tương tác với nhau để tạo ra các ứng dụng Blockchain phức tạp hơn.
- Quản lý rủi ro: Cross-chain cho phép người dùng giảm thiểu rủi ro khi giao dịch trên mạng lưới Blockchain bằng cách sử dụng nhiều Blockchain khác nhau để phân tán nguy cơ trên nhiều mạng lưới khác nhau.
- DeFi: Cross-chain cho phép các dịch vụ DeFi trên mạng lưới Blockchain có khả năng tương tác với nhau để tạo ra một hệ sinh thái tài chính phi tập trung phức tạp hơn.
Ưu Và Nhược Điểm Của Cross-chain
Ưu điểm
- Tính tương thích giữa các Blockchain khác nhau: Cross-chain cho phép các Blockchain khác nhau hoạt động với nhau một cách hiệu quả, mở ra cơ hội cho các ứng dụng phức tạp hơn, vượt qua hạn chế của một Blockchain đơn lẻ.
- Tăng độ an toàn và bảo mật: Sự tương tác giữa các Blockchain thường cần sự kiểm soát và bảo mật tốt hơn để tránh các rủi ro và lỗ hổng bảo mật. Cross-chain cung cấp cơ chế bảo mật và kiểm soát giúp tăng cường độ tin cậy và an toàn cho người dùng.
- Tăng khả năng mở rộng: Cross-chain cho phép các Blockchain mở rộng và xử lý được lượng giao dịch lớn hơn bằng cách sử dụng các giải pháp đa nền tảng.
- Giảm chi phí và thời gian giao dịch: Cross-chain giúp giảm chi phí và thời gian giao dịch bằng cách cho phép trao đổi giữa các Blockchain một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nhược điểm
- Phức tạp trong việc triển khai: Việc tích hợp các Blockchain khác nhau và cung cấp tính tương thích có thể yêu cầu sự đầu tư lớn trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai.
- Tính tương thích giữa các Blockchain: Tính tương thích giữa các Blockchain khác nhau vẫn còn đang được phát triển, đôi khi gặp phải các sự cố kỹ thuật và bất đồng trong chuỗi khối.
- Khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các lỗi: Vì Cross-chain tương tác với nhiều Blockchain khác nhau, nên việc phát hiện và giải quyết lỗi có thể gặp phải một số thách thức.
- Tiềm ẩn rủi ro liên quan đến an ninh: Cross-chain có thể tạo ra các điểm rò rỉ an ninh và lỗ hổng bảo mật, nếu không các biện pháp bảo mật thích hợp được đưa ra.
Một Số dự án Cross-chain Nổi Bật
LayerZero
Tổng quan về LayerZero
LayerZero là một giao thức có khả năng tương tác đa chuỗi cho phép xây dựng các dApp trên nhiều Blockchain một cách hiệu quả. LayerZero kết nối dApp trên các chuỗi bằng cách sử dụng các Ultra Light Nodes trên chuỗi, giúp đạt được tính bảo mật của một Light Node với chi phí thấp của một chuỗi trung gian.
Sử dụng giao thức này, các nhà phát triển có thể biến dApps của họ thành các ứng dụng đa chuỗi bằng một giao diện đơn giản.
Cơ bản có thể hiểu LayerZero là một lớp kết nối các Chain riêng biệt trên Blockchain. Bằng cách gắn các Endpoints vào các mạng lưới lấy và truyền thông tin qua lại giữa các Chain. Tuy vậy, các Endpoints không lưu trữ dữ liệu mà dữ liệu sẽ được chuyển đến Relayer để xác thực Off-chain. Và Endpoints chỉ như một ứng khách siêu nhẹ được ngắn lên các mạng lưới.
Hình thức mà LayerZero tương tác đa chuỗi là gửi tin nhắn qua các Chain nhờ vào sợi dây liên kết Endpoints. Chứ không như các cầu nối khác sử dụng cơ chế Mint và Burn. Rủi ro cao khi khóa tài sản trên các Smart Contract. Với LayerZero các Token đến tay người dùng sử dụng đều là Native Token. Đó là một sự tối ưu cho công nghệ cầu nối.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Cross-chain: Giúp tương tác giữa các Blockchain với nhau.
- Ứng dụng để xây dựng nhiều dApp Cross-chain có độ phức tạp cao trong DeFi.
- Bảo mật cao khi sử dụng 2 lớp xác thực là Relayer và Oracle.
- Các điểm kết nối với các Blockchain được gọi là Endpoint, nó rất nhẹ và không chứa dữ liệu.
- Các Blockchain rất dễ tích hợp để tương tác với chuỗi khác.
Nhược điểm
- Relayer chưa thực sự phi tập trung.
- Nhiều dự án giống LayerZero đang phát triển nên tính cạnh tranh rất cao.
- Chưa hỗ trợ thanh toán phí bằng một Token bất kỳ.
- Tốc độ vẫn còn hạn chế.
Wormhole
Tổng quan về Wormhole
Wormhole là một giao thức Cross-chain giúp kết nối các Blockchain với nhau, cho phép trao đổi token và tài sản giữa các Blockchain một cách dễ dàng. Giao thức này được phát triển bởi tập đoàn Wormhole Labs. Wormhole sử dụng một loại token đặc biệt (có thể hiểu là bản Wrap của Token gốc) để thực hiện việc chuyển đổi Token giữa các Blockchain.
Wormhole cung cấp bộ công cụ cho phép phát triển các ứng dụng Cross-chain, bao gồm hỗ trợ cho việc phát triển Smart Contract, các giao diện lập trình ứng dụng (API), và các sản phẩm khác. Ngoài ra, Wormhole cũng cung cấp các tính năng bảo mật để đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy trong quá trình chuyển đổi Token qua các Blockchain.
Wormhole đang trên đà phát triển và đang trong quá trình thử nghiệm, do đó cần thời gian để đánh giá hiệu quả và độ tin cậy của nó. Tuy nhiên, đây là một ứng dụng triển vọng cho phép tăng cường khả năng tương tác giữa các Blockchain, mở ra tiềm năng cho việc phát triển các dApp và sản phẩm phức tạp hơn trên nền tảng Blockchain.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Cross-chain: Wormhole là một công nghệ Cross-chain có khả năng kết nối các Blockchain khác nhau với nhau, cho phép trao đổi Token và tài sản giữa các blockchain một cách dễ dàng.
- Dễ dàng sử dụng: Việc chuyển đổi Token giữa các Blockchain thông qua Wormhole rất dễ dàng và tiện lợi cho người dùng.
- Bảo mật và độ tin cậy: Wormhole sử dụng các tính năng bảo mật tiên tiến như Proof-of-Stake để đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy trong việc chuyển đổi Token giữa các Blockchain.
- Khả năng mở rộng: Wormhole cung cấp bộ công cụ cho phép phát triển các ứng dụng Cross-chain, cho phép mở rộng và phát triển các dapps và sản phẩm phức tạp hơn trên nền tảng Blockchain.
- Hỗ trợ cho nhiều Blockchain: Wormhole có khả năng hỗ trợ cho nhiều Blockchain khác nhau, đảm bảo tính tương thích với các hệ thống Blockchain khác trong cộng đồng.
Nhược điểm
- Bảo mật: Việc tạo ra các Token mới trên Wormhole có thể gây ra các vấn đề về bảo mật.
- Khả năng mở rộng: Wormhole cho phép tạo ra các Token tự do trên nền tảng của mình, nhưng việc phát triển các ứng dụng cho các Token này và quy trình phân phối các nền tảng khác nhau có thể bị hạn chế.
- Tiêu chuẩn: Wormhole không có một tiêu chuẩn chung nào cho các Token mới được tạo ra trên nền tảng của nó. Điều này làm cho việc phát triển và tương tác giữa các ứng dụng khác nhau trên Wormhole khó khăn và bất tiện.
- Sự phụ thuộc vào Blockchain: Như một phần của Blockchain, Wormhole sẽ phụ thuộc vào cấu trúc hạ tầng của Blockchain để hoạt động. Điều này có thể làm cho việc phát triển của Wormhole bị hạn chế nếu các đặc tính khác nhau của Blockchain không phù hợp với yêu cầu của nền tảng này.
Dự Phóng Cá Nhân
Cross-chain đang là một trong những mảng cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của Blockchain và Crypto. Trong tương lai Crosschain có thể tiếp tục phát triển mạnh nhưng các dự án thuộc mảng này phải cạnh tranh rất nhiều để tồn tại và phát triển.
Ở góc nhìn cá nhân, Cross-Chain Transfer Protocol của Circle và các nền tảng truyền tin như LayerZero, Wormhole sẽ cung cấp dịch vụ chuyển tài sản tốt nhất. Tương lai, Cross-Chain Transfer Protocol được ứng dụng rộng rải thì USDC sẽ thâu tóm hoàn toàn thị phần Stablecoin trong DeFi và sau đó là TradeFi.
Tổng Kết
Tuy vậy, Cross-chain vẫn đang là mối lo lớn trong Blockchain khi bảo mật của chúng chưa thực sự tốt. Rủi ro lớn nhưng nhu cầu cũng rất cao, nên chắc chắn chặng được sắp tới Cross-chain vẫn là mảng quan trọng được chú trọng phát triển.
Như vậy mình đã làm rõ Cross-chain là gì? Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024