Maverick Protocol là dự án thứ 34 được triển khai trên Binance Launchpool nhưng điều đáng chú ý ở đây là Maverick đã nhanh chóng tung ra mô hình veToken của mình nhằm khơi gợi lên một cuộc chiến nó không chỉ là DEX Wars mà nó còn là LSDfi Wars. Vậy tiềm năng và cơ hội đầu tư của Maverick Wars ở đâu thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về Maverick Wars, mọi người có thể tham khảo thêm một số bài viết như:
Tổng Quan Về Maverick Protocol
Giới thiệu sơ bộ về Maverick Protocol
Maverick Protocol là một trong những AMM có những innovation thật sự trong thị trường crypto. Bên cạnh sự dẫn đầu của Uniswap tiếp đó là Trader Joe và Orca với những mô hình tập trung thanh khoản của riêng mình lần lượt là Liquidity Pool và Whirl Pool. Tuy nhiên, các mô hình trên mỗi khi giá cả của token có sự biến đổi thì người dùng phải thiết lập một chiến lược cung cấp thanh khoản mới để tối ưu lợi nhuận thu về.
Nếu muốn ít phải thay đổi khoảng range khi cung cấp thanh khoản thì bắt buộc người dùng phải cung cấp trên một khoảng rộng mà một khoảng rộng lại ảnh hưởng tới khả năng sử dụng vốn. Chính vì vậy và Maverick Protocol đã ra đời để giải quyết một bài toán còn tồn đọng như vậy.
Có thể nói rằng Maverick cho phép các khoảng range có thể được chạy tự động dựa trên chiến lược của các nhà cung cấp thanh khoản. Có thể hiểu một cách đơn giản nếu như Uniswap, Trader Joe hay Orca cung cấp giải pháp về Thanh Khoản Tập Trung Tính thì Maverick Protocol lại là một mô hình Thanh Khoản Tập Trung Động.
Cơ chế hoạt động của Maverick Protocol
Có 4 cơ chế hoạt động tự động trên Maverick Protocol bao gồm:
- Mode Static: Range sẽ cố định và không di chuyển khi giá vượt ngoài vùng thanh khoản. Mô hình này tương tự với Thanh Khoản Tập Trung Tĩnh của Uniswap, Trader Joe hay Orca.
- Mode Left: Range di chuyển sang phải khi giá giảm và không di chuyển khi giá tăng. Điều này sử dụng khi các LP dự phóng thị trường và native token giảm giá.
- Mode Right: Range di chuyển sang phải khi giá tăng và không di chuyển khi giá giảm. Điều này sử dụng khi các LP dự phóng thị trường và native token tăng giá.
- Mode Both: Với chế độ này thì Range sẽ di chuyển theo cả chiều giá lên và xuống ra khỏi vùng thanh khoản. Nhưng rủi ro tổn thất vĩnh viễn (Impermanent Loss) rất cao.
Đây là khác biệt chính trong mô hình hoạt động của Maverick Protocol. Về bản chất thì có sự khác biệt nhưng mô hình của Maverick Protocol khi hoạt động thực tế vẫn có một số những vấn đề gây ra Impermanent Loss khá lớn cho người dùng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đề cập trong khuôn khổ bài viết này.
Điều gì tạo nên Maverick Wars
Theo những thông tin mới nhất từ đội ngũ phát triển Maverick Protocol trong bài viết Introducing Maverick Protocol’s Voting-Escrow Model thì đội ngũ đã giới thiệu tới cộng đồng mô hình veToken cho native token MAV. Mô hình veMAV của Maverick Protocol có nhiều nét tương đồng với Curve Finance.
Theo đội ngũ phát triển của Maverick Protocol thì veMAV sẽ cải thiện được sư phi tập trung trong việc quản trị dự án trước những quyết định quan trọng của dự án, hướng tới những người dùng cam kết, đồng hành lâu dài cùng dự án và cho một tương lai bền vững của Maverick.
Một số những lợi ích để Maverick Protocol khuyến khích người dùng tham gia khóa MEV để nhận về veMEV bao gồm:
- Tham gia quản trị trên Maverick để quyết định xem Pool nào nhận được nhiều incentive từ giao thức nhất.
- Nhận về phần thưởng chính là MEV (lạm phát) của dự án.
- Nhận một phần doanh thu của giao thức.
- Nhận các khoản Bribe (Hối lộ) của các bên thứ ba.
Người dùng có thể khóa MAV để nhận về veMEV, để nhận được veMEV thì phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng MEV và thời gian khóa. Số lượng càng lâu và khóa càng lâu thì lượng veMEV càng nhiều.
Flyweel mà Maverick Protocol đang cố xây dựng như sau:
- Bước 1: Người dùng sở hữu hoặc mua MEV sẽ khóa thời gian tối đa trên giao thức để nhận về các quyền lợi như mình có chia sẻ như ở trên.
- Bước 2: Bởi vì phần thưởng trên Maverick hấp dẫn và nếu như càng có nhiều veMEV càng có lợi.
- Bước 3: Incentive là MEV mà người dùng nhận về sẽ ngay lập tức được khóa và khóa trong tối đa thời gian để tối ưu lợi nhuận mình nhận về.
Flyweel này thì không có gì đặc sắc hay khác biệt so với các mô hình veToken hiện nay. Vấn đề của các mô hình này đó chính là liệu Incentive từ giao thức, bỏ phiếu và bribe có đủ hấp dẫn để người dùng có động lực khóa tiếp phần thưởng của họ hay không mà thôi. Điều này thì chúng ta cũng nhau đi đến phần tiếp theo của bài viết.
Điều Gì Làm Cho Maverick Wars Trở Nên Thu Hút
Maverick Protocol là một trong những AMM lớn trong thị trường
Theo như cập nhật đến từ DeFiLlama, thì Maverick Protocol hiện tại đang nằm trong TOP 7 các nền tảng AMM có Volume giao dịch lớn nhất thị trường. Có một điều vô cùng thú vị đó là mặc dù TVL của Maverick Protocol tương đối thấp nhưng Volume giao dịch lại không hề thua kém các nền tảng phía trên.
Hiện tại, Maverick đang có Volume giao dịch lớn hơn nhiều các AMM từng rất nổi bật trong quá khứ như Sushiswap, Hashflow, Orca hay một AMM lớn nhất trên Optimism ở thời điểm hiện tại là Velodrome.
Không chỉ dừng lại ở đó, nếu chính tính riêng trên Ethereum nơi mà có số lượng các AMM đông đảo nhất thị trường thì Maverick đứng ở vị trí thứ 5 hơn người đứng thứ 6 là PancakeSwap đến 4 lần. Còn nếu tính trên zkSync thì Maverick đứng số 1 với Voluem giao dịch gấp 10 lần so với người đứng thứ hai là Mute.io.
Tuy mới bắt đầu khởi chạy từ đầu năm 2023, nhưng Volume giao dịch của Maverick Protocol đã có sự tăng trưởng chóng mặt nhờ những sự đổi mới của mình. Ngay khi bắt đầu phát triển trên zkSync thì Maverick đã có những vị trí cao nhất trên hệ sinh thái này. Thông qua các thông số ở trên chúng ta có thể khẳng định rằng Maverick Protocol là một trong những AMM lớn nhất thị trường crypto.
Bên cạnh một lượng volume lớn như vậy thì chắc chắn Maverick Protocol đã tích lũy được một lượng lớn phí giao dịch và nếu tiếp tục giữ được đà phát triển này chắc chắn Maverick sẽ tạo ra muốn nguồn thu vô cùng hấp dẫn cho những người nắm giữ veMEV trong tương lai.
Tuy nhiên, về khía cạnh Volume chúng ta cần phải có sự quan sát rõ ràng hơn ở một vài khía cạnh:
- So với các AMM lớn trong thị trường duy chỉ có Maverick chưa ra token và có nhiều người sử dụng Maverick để săn airdrop/retroactive.
- Maverick có mặt trên zkSync thì cũng nhiều người sử dụng để săn retroactive trên zkSync.
Chính vì vậy sẽ có 2 thời điểm để chúng ta biết được hiệu suất thật sự của Maverick khi 2 điều kiện trên biến mất là khi Maverick ra token và zkSync ra token. Tại mỗi thời điểm chúng ta cần quan sát xem Volume của Maverick có giảm đáng kể không? Từ đó, ta có những đánh giá rõ ràng về dự án.
Chuyển hướng LSDfi là điều vô cùng hợp lý
Khi khởi đầu Maverick Protocol hướng tới một thị trường mở nhưng khi Shanghai Upgrade thành công số lượng các giao thức LSD tăng vọt đi kèm với đó là số lượng tài sản LST cũng tăng trưởng mạnh điều này dẫn tới thị trường rất cần một nền tảng AMM tập trung vào mảng LSDfi thì Maverick đã có sự chuyển hướng.
Ngày nay, khi nhìn vào thống kê TVL của tất cả các giao thức trong thị trường DeFi thì Lido Finance đang dẫn đầu với $14.03B rồi tới dịch vụ Coinbase Staking cũng hơn $2B và Rocket Pool là gần $2B. Đây là một thị trường quá lớn. Tổng bộ TVL của ngành Liquid Staking là $20B đứng đầu toàn ngành sau đó là DEX với $15B và Lending là $14B.
Cùng với đó là xu hướng LSDfi đang bùng nổ với nhiều cái tên như Pendle Finance, Lybra Finance, Frax Finance,....
Cạnh tranh trực tiếp với Curve Finance
Rõ ràng khi chạm tới LST là chúng ta nhắc tới những tài sản ngang giá và đây là trọng tâm phát triển của Curve Finance. Curve không chỉ tập trung vào các pool thanh khoản là Stablecoin mà còn là các pool thanh khoản của các tài sản ngang giá chính vì vậy khi Maverick tiến vào thị trường LST chắc chắn sẽ phải đối đầu với Curve. Trước đó chúng ta có những pool rất lớn của stETH hay rETH trên Curve Finance.
Trong quá khứ khi Uniswap xây dựng phiên bản V3 cũng đâu đó hướng tới cạnh tranh với các pool Stablecoin của Curve Finance nhưng thực tế chứng minh rằng x^3*y + xy^3 = k vẫn mạng hơn thanh khoản tập trung. Và trong các chiến lược của Maverick đã có sự cải tiến với chiến lược Mode Both có thể sẽ có thể san lấp được khoảng cách này.
Tuy nhiên, kết quả thì chúng ta vẫn cần phải chờ đợi.
Tương Lai Của Maverick Wars
Ở thời điểm viết bài vẫn chưa có những dự án đầu tiên tham gia vào Maverick Wars một phần cũng vì lí do dự án chưa triển khai token. Tuy nhiên, nếu Maverick hoạt động thật sự hiệu quả thì chúng ta sẽ có một trận chiến thật sự.
Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường nhớ lại thời điểm Trader Joe giới thiệu veJOE cũng là lúc thị trường sụp đổ mặc dù Joe Wars rất chiến nhưng giá JOE vẫn rớt thảm chính vì vậy chúng ta cần quan sát nhiều điều hơn chứ không chỉ đơn thuần là dự án.
Tổng Kết
Tuy chưa có bên nào giao chiến nhưng Maverick Wars dự kiến sẽ mang lại một cơ hội lớn cho những nhà đầu tư dám đương đầu với rủi ro cao.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024