Maverick Protocol đã mang lại một làn gió mới cho cả thị trường AMM DEX nhờ những cơ chế cung cấp thanh khoản được cải tiến, qua đó mang lại một hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên thì không có gì là hoàn hảo và những cơ chế mới này cũng vậy, cùng Hak Research đi tìm hiểu về những điểm yếu của Maverick Protocol trong việc cung cấp thanh khoản.
Để hiểu hơn về Maverick Protocol, mọi người có thể tham khảo các bài viết sau đây:
Tổng Quan Về Maverick Protocol
Maverick Protocol là một nền tảng AMM DEX có nhiều sự cải tiến so với các giao thức truyền thống như Uniswap v2 hay Uniswap v3. Maverick mang đến một định nghĩa mới cho việc cung cấp thanh khoản là Directional LPing, cho phép người dùng có thể cung cấp và tối ưu hoá thanh khoản của mình một cách tốt hơn thông qua các chiến lược được đặt ra ban đầu.
Mỗi phạm vi giá nhất định của bất kỳ cặp thanh khoản nào ở trên Maverick Protocol đều sẽ được quy định là 1 Bin, giúp người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng. Thường với các tài sản biến động thì Bin sẽ được quy định ở mức 2% và là 0.05% đối với các stablecoin, tuy nhiên thì mỗi người vẫn có thể tuỳ chỉnh lớn hoặc bé hơn tuỳ vào chiến lược cá nhân.
Cơ Chế Hoạt Động Của Maverick Protocol
Cơ chế hoạt động của Maverick Protocol sẽ được chia làm 4 chế độ khác nhau bao gồm:
- Mode Static.
- Mode Right.
- Mode Left.
- Mode Both.
Mode Static
Đây là chế độ cơ bản nhất và khá tương tự với các nền tảng AMM khi các Bin giá sẽ không di chuyển khi giá vượt ngoài vùng cung cấp thanh khoản. Mode Static sẽ được chia làm 3 dạng khác nhau để có thể giúp mọi người có thể tuỳ chọn là:
- Exponential: Thanh khoản tập trung nhiều nhất ở mức giá được chọn và giảm dần theo cấp số nhân ở các Bin bên trái và phải.
- Flat: Thanh khoản được phân bổ đều trên các Bin được chọn.
- Single Bin: Thanh khoản được phân phối cho một Bin duy nhất.
Exponential và Flat sẽ khá tương tự như AMM có cơ chế thanh khoản tập trung khác, sự khác biệt nhất của Mode Static đối với các nền tảng khác có lẽ là Single Bin khi thanh khoản được phân phối ở trong một Bin duy nhất.
Mode Right
Chế độ này sẽ được mặc định là Single Bin và cho phép người dùng cung cấp thanh khoản tại một Bin giá nhất định ở thời điểm ban đầu. Nếu như giá token giảm thì Bin giá vẫn nằm ở đó, tuy nhiên nếu giá tăng vượt khỏi Bin thì cũng sẽ di chuyển sang phải.
Chiến lược này sẽ rất phù hợp với những ai có dự đoán về giá token mà mình cung cấp thanh khoản sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Ngoài ra thì chiến lược này cũng khá phù hợp với các Liquid Staking Token như rETH, cbETH, swETH,... khi giá của chúng sẽ tăng dần đều theo thời gian nếu so sánh với ETH.
Mode Left
Trái ngược với Mode Right thì người cũng sẽ được cung cấp thanh khoản tại một Single Bin nhất định, tuy nhiên thì Bin giá sẽ không di chuyển khi giá tăng mà chỉ di chuyển sang trái khi giá giảm khỏi mức cung cấp thanh khoản ban đầu.
Cũng trái ngược hoàn toàn với Mode Right thì Mode Left sẽ rất phù hợp với dự đoán và cung cấp thanh khoản trong thị trường giá giảm.
Mode Both
Có thể nói Mode Both chính là sự kết hợp giữa Mode Right và cả Mode Left khi cho phép người dùng cung cấp thanh khoản tại một Single Bin. Khi giá tăng thì Bin giá sẽ tự động di chuyển sang phải để theo kịp với mức giá, ngược lại khi giá giảm thì Bin giá cũng sẽ tự động di chuyển sang trái.
Mode Both sẽ rất thích hợp cho việc cung cấp thanh khoản trong một thị trường giá sideway hoặc là cho những ai không có khả năng dự đoán chính xác về việc giá tăng hay giảm trong tương lai. Đây cũng là chế độ thích hợp nhất dành cho các stablecoin khi biên động giá của loại toàn sản này thường không quá lớn.
Ngoài ra thì chúng ta cũng có một điều kiện để các Bin di chuyển ở cả 3 chế độ đó chính là việc giá sẽ phải chênh lệch ít nhất 2 Bin so với Bin cung cấp thanh khoản ban đầu. Để dễ hiểu thì nếu bạn cung cấp thanh khoản ARB theo chế độ Both và mỗi Bin có giá trị là 2% thì giá của ARB cần phải tăng hoặc giảm ít nhất 2% so với vùng ban đầu thì Bin mới thực sự di chuyển.
Một Vài Con Số Ấn Tượng Của Maverick Protocol
Nhờ những cơ chế mới mang lại một khả năng tuỳ biến cao cho những nhà cung cấp thanh khoản nên Maverick Protocol đã đạt được một vài con số ấn tượng nhất định, nổi bật nhất chính là việc khối lượng giao dịch hàng ngày của giao thức đang nằm ổn định ở trong top 5 DEX theo thống kê của Defillama.
Nếu chúng ta tính tỷ lệ giữa khối lượng giao dịch trên TVL của Marverick Protocol sẽ ra được con số là 2.98, nếu so sánh với những nền tảng AMM DEX lớn hàng đầu trên thị trường DeFi thì con số này là vượt trội hoàn toàn như:
- Uniswap: 0.2
- PancakeSwap: 0.15
- Curve Finance: 0.056
Để giải thích cho lý do vì sao tỷ lệ Volume/TVL của Maverick Protocol lại lớn đến như vậy thì câu trải lời đơn giản nhất có lẽ là giao thức đã giúp cho người dùng tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn đến mức cao nhất từ đó giảm được trượt giá cũng như các vấn đề khác khi giao dịch.
Chỉ sau hơn nửa năm mainnet và triển khai trên 4 blockchain khác nhau thì Maverick Protocol cũng đã thu hút đến hơn 86000 người dùng cung cấp thanh khoản trên nền tảng của mình. Phần lớn lượng người dùng tập trung vài cung cấp thanh khoản là trên mạng lưới zkSync Era, tuy nhiên phần lớn TVL lại ở trên Ethereum.
Điểm Yếu Của Maverick Protocol Trong Việc Cung Cấp Thanh Khoản
Điểm khác biệt lớn nhất của Maverick Protocol có lẽ cũng chính là điểm yếu của giao thức này khi cho phép các Bin thanh khoản được di chuyển. Để dễ hiểu hơn về lý do tại sao đó lại là điểm yếu thì chúng ta sẽ cùng đi vào một ví dụ bên dưới.
Peter tiến hành cung cấp thanh khoản $100 cho cặp ETH-USDC, giả sử mức giá ETH tại lúc đó là $3.5 và chúng ta có các vùng giá như sau:
- Vùng A: $1-2
- Vùng B: $2-3
- Vùng C: $3-4
- Vùng D: $4-5
- Vùng E: $5-6
Tỉ lệ giữa ETH và USDC tại mức giá $3.5 sẽ là cân bằng và vùng C sẽ là nơi thanh khoản được cung cấp tương ứng với Bin giá $3-4, khi đó Peter sẽ có một vị thế bao gồm 50 USDC-14.28 ETH (đồng nghĩa với việc mua 14.28 ETH ở mức giá $3,5). Chế độ mà Peter chọn là Mode Both, vì vậy khi giá tăng hoặc giảm thì Bin giá cũng thay đổi theo hướng tương tự.
Ngoài ra chúng ta cũng cần phải hiểu khi giá rời khỏi Bin thì token trong pool sẽ biến động như thế nào trước khi đi vào ví dụ sâu hơn:
- Khi giá giảm khỏi Bin -> USDC sẽ được tự động chuyển hết sang ETH.
- Khi giá tăng khỏi Bin -> ETH sẽ được tự động chuyển hết hang USDC.
Cùng đi vào trượng hợp ví dụ giá giám sau đó tăng trở lại mức ban đầu:
- Giá rời khỏi vùng C và về vùng B -> toàn bộ USDC được tự động chuyển thành ETH tại mức giá $3 -> vị thế còn lại là 0 USDC- 30.95 ETH, mức giá mua ETH trung bình là $3.23 mỗi token.
- Giá tiếp tục rời vùng B và về vùng A -> Bin thanh khoản bao gồm 0 USDC- 30.95 ETH sẽ tự động di chuyển về vùng C về vùng B -> Bin sẽ mất tác dụng tạm thời vì ngoài vùng thanh khoản.
- Giá bắt đầu hồi phục từ vùng A lên vùng B -> Bin thanh khoản sẽ được giao dịch trở lại và lượng ETH cũng như USDC sẽ dần được cân bằng trở lại (đồng nghĩa với việc chuyển đổi dần ETH sang USDC).
- Giá tăng từ vùng B lên vùng C -> Bin thanh khoản lúc này sẽ tự động chuyển đổi toàn bộ ETH sang USDC -> đồng nghĩa với việc bán ETH ở mức giá trung bình $2.5 và Bin này cũng sẽ mất tác dụng tạm thời -> vị thế của người dùng lúc này sẽ là 77.38 USDC-0 ETH.
Tổng kết cho trường hợp trên thì Maverick đã tự động mua ETH ở giá trung bình $3.23 khi thị trường giảm sau đó bán lại tất cả chúng ở mức giá $2.5 khi thị trường tăng trở lại, gây ra một khoảng lỗ $22.62 cho Peter. Chúng ta cũng có thể thấy một điều tương tự ngược lại khi giá ETH tăng là Maverick sẽ tự động bán hết token ở giá thấp sau đó mua chúng với giá cao.
Ở ví dụ này thì tỷ lệ % giá của mỗi Bin cũng đã được phóng đại lên nhiều lần để chúng ta có thể thấy được tổn thất một cách trực quan hơn, trong thực tế các bin giá được thiết lập sẵn ở mức trung bình từ 0.5-2%. Tuy nhiên thì việc thị trường Crypto biến động mạnh như trên ví dụ trong một ngày kể cả BTC hay ETH là điều có thể xảy ra.
Khác với Impermanent Loss hay tổn thất tạm thời là một trong những điều mà một người cung cấp thanh khoản luôn luôn chú trọng thì việc tổn thất như ví dụ trên được đội ngũ Maverick gọi là Permanent Loss hay tổn thất vĩnh viễn. Việc tính toán Permanent Loss là khó hơn rất nhiều khi nó không chỉ tuân theo công thức x*y=k thông thường mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Từ ví dụ trên ta cũng có thể thấy rằng Maverick không thực sự là một mảnh đất hấp dẫn dành cho việc cung cấp thanh khoản những tài sản không phải là stablecoin. Việc thiếu tính phù hợp này sẽ làm cho Maverick Protocol mất điểm trong mắt những Liquidity Provider vì:
- Cung cấp thanh khoản theo cơ chế Mode Static: Không có sự khác biệt rõ rệt với các AMM khác và khối lượng giao dịch thực tế cũng thấp hơn nên mức phí nhận lại thấp hơn dẫn đến việc lợi nhuận ít dù cho hiệu quả sử dụng vốn có tốt hơn.
- Cung cấp thanh khoản theo các cơ chế Bin biến động: Permanent Loss lớn dẫn đến việc lợi nhuận nhận lại thực tế thấp hơn khoản lỗ.
Tổng Kết
Tuy đã mang lại một làn gió mới lạ cho thị trường AMM DEX bằng cơ chế cung cấp thanh khoản mới lạ và độc đáo của mình, nhưng không phải mô hình nào cũng mô hình nào của hoàn hảo và Maverick Protocol cũng vậy khi cơ chế Directional LPing chỉ thực sự phù hợp với các stablecoin.
Trên đây là điểm yếu của Maverick Protocol trong việc cung cấp thanh khoản, Hak Research hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ có thể giúp mọi người chuẩn bị sẵn hơn trước khi tham gia kiếm lợi nhuận trên nền tảng này.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024