Credit Protocol là gì? Credit Protocol là một nhánh nhỏ trong mảng Lending & Borrowing tuy nhiên mang lại sự khác biệt cho thị trường crypto. Khác với nền tảng Lending & Borrowing thông thường hướng đến người dùng và tài sản trong thị trường crypto thì các dự án thuộc mảng Credit Protocol hướng đến người dùng và tổ chức ngoài thị trường tài chính truyền thống.
Vậy Credit Protocol có sự khác biệt như thế nào thì cùng mình tìm hiểu trong bài viết lần này nhé!
Credit Protocol Là Gì?
Credit Protocol là một nhánh trong mảng Lending & Borrowing, tuy nhiên các dự án thuộc mảng Credit Protocol hướng tới người dùng là các cá nhân và tổ chức ngoài thị trường tài chính truyền thống (TradFi) và lượng tài sản thế chấp cũng đạt dưới chuẩn. Điều này giúp cá nhân và tổ chức dễ dàng dễ dàng tiếp cận các khoản vay trong TradFi và người dùng DeFi có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn so với việc gửi tiền vào các nền tảng Lending Protocol thông thường.
Có thể nói, Credit Protocol là một mảng giúp kết nối DeFi và TradFi lại gần với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn thì các dự án trong mảng Credit Protocol cũng ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Cơ Chế Hoạt Động
Cơ chế hoạt động của các nền tảng Credit Protocol tương đối đơn giản bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Các cá nhân và tổ chức ngoài TradFi sẽ gửi đề xuất của mình vào nền tảng bao gồm một số thông tin như số tiền muốn vay, lãi suất, thời gian chi trả, cách trả, tài sản thế chấp,... Tại giai đoạn này cá nhân và tổ chức bắt buộc phải KYC với dự án.
- Bước 2: Tại đây mỗi dự án sẽ có cách hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các nền tảng sẽ có cá nhân (Manage Pool) đánh giá các đề xuất của khách hàng tại bước 1. Nếu đề xuất được thông qua thì sẽ đến với bước 3.
- Bước 3: Cá nhân và tổ chức sẽ gửi tài sản thế chấp vào pool do Manage mở ra (tài sản ở đây hầu hết là tài sản đến từ thế giới thực và có giá trị nhỏ hơn khoản vay thực tế của các tổ chức). Trong cùng thời gian đó, người dùng trong thị trường crypto có thể deposit các tài sản (có thể là USDC, WETH,...) vào pool để cho các tổ chức vay.
- Bước 4: Sau khi đủ tiền thì tiền sẽ được gửi đến đến các tổ chức và cá nhân đăng kí khoản vay và họ sẽ thực hiện các bước tiếp theo trong việc trả nợ.
- Bước 5: Nếu bên vay bị vỡ nợ hoặc phá sản thì tài sản thế chấp của họ ngay lập tức bị Manage thanh lý và gửi lại tiền cho người cho vay trong pool. Tuy nhiên, do các khoảng vay đều là khoản vay thế chấp dưới chuẩn nên mỗi bên sẽ có một chiến lược khác nhau để đền bù đủ số tiền cho người cho vay.
Cơ Hội Và Rủi Ro Với Mảng Credit Protocol
Credit Protocol chính là innovation mới trong thị trường crypto
Đối với TradFi, điều này giúp cho TradFi dễ dàng tiếp cận các khoản vay mới trong DeFi với lượng tài sản thế chấp thấp. Việc tiếp cận với khoản vay trong DeFi dễ dàng hơn rất nhiều so với việc các tổ chức tiếp cận các khoản vay tại ngân hàng. Credit Protocol giúp cho TradFi và DeFi gần lại với nhau hơn.
Đối với người dùng trong DeFi thì bây giờ họ đã có thêm sự lựa chọn mới trong hình thức đầu tư của mình. Việc gửi tiền vào các nền tảng Credit Protocol mang lại cho người dùng mức lợi nhuận cao hơn so với việc gửi tiền vào các nền tảng Lending Protocol thông thường.
Rủi ro cận kề
Rủi ro lớn nhất đối với các khoản vay ngoài TradFi chính là các đơn vị vay là các cá nhân hoặc tổ chức bị phá sản và không có khả năng hoàn trả lại số tiền đã vay. Mỗi dự án sẽ có những cách khác nhau để xử lý các rủi ro nay nhưng tới thời điểm hiện tại gần như chưa có một giải pháp nào có thể xử lý triệt để toàn bộ các rủi ro của mảng này.
Đánh Giá Hiệu Quả Các Dự Án Đang Triển Khai
Hiện tại tạm thời chúng ta sẽ so sánh về hiệu quả hoạt động của 3 dự án là Goldfinch, TrueFi và Maple Finance mà tạm thời chưa đi sâu vào cách dự án hoạt động như thế nào.
Về Kêu Gọi Vốn
Dự Án | Số tiền kêu gọi vốn | Nhà đầu tư tham gia |
---|---|---|
Goldfinch | $37.7M | Coinbase Ventures, Helicap, MSA Novo, Kindred Ventures, SV Angel, A16Z, IDEO Colab Ventures,... |
Maple Finance | $2.7M | The LAO, Alameda Research, FBG Research, BitScale, One Block Capital, Framework Ventures,.. |
TrueFi | $12.5M | A16Z, Alameda Research, BlockTower,... |
Credix Protocol | $13.9M | Parafi Capital, Motive Partners, Cumberland, Parrot, PetRock Capital, Solana Ventures,... |
Tính tới thời điểm viết bài, Goldfinch là dự án kêu gọi được số tiền nhiều nhất với các đối thủ cùng ngành là $40M. Ngoài ra, hầu hết các quỹ đầu tư tham gia đầu tư vào Goldfinch, Maple Finance, TrueFi,... hầu hết là các quỹ đầu tư long-term trong thị trường crypto như Coinbase Ventures, A16Z, Parafi Capital hay Polychain.
Điều này chứng tỏ rằng hầu hết các quỹ đầu tư long-term đang đầu tư vào mảng Credit Protocol và với một số tiền không phải là quá lớn. Số tiền mà các nền tảng Credit Protocol kêu gọi thành công cũng tương đương với 1 AMM hay 1 nền tảng Lending & Borrowing tuy nhiên chi phí hoạt động của các dự án thuộc mảng này hoạt động tốn rất nhiều chi phí.
Về Kết Quả Hoạt Động
Về tổng khoản vay cung cấp ra ngoài thị trường hiện tại là TrueFi với $1.7B được cung cấp ngoài thị trường. Tiếp theo là Maple với $1.6B được cung cấp cho các công ty, quỹ, tập đoàn,... Và cuối cùng là Goldfinch với hơn $100M đã được phê duyệt cho vay ngoài thị trường tài chính truyền thống.
Goldfinch | Maple Finance | TrueFi |
---|---|---|
Caurius Fund | M11 Credit | END Capital |
Almavest Basket | Icebreaker Finance | Woo Network |
Lend East | Alameda Research | NeoFi |
Divi Bank | Orthogonal Trading | Caurius |
Tugende | - | USDC.homes |
Quick Check | - | Alameda Research |
Tương tự về doanh thu nhưng các dự án vẫn liên tục thay đổi, nâng cấp để dẫn đầu thị trường. Với mình cuộc chơi Credit Protocol mới chỉ đang trong quá trình khởi động và chưa thể kết luận ai là người chiến thắng.
Người mở ra cuộc chơi đầu tiên này đầu tiên chính là AAVE nhưng AAVE triển khai không hiệu quả từ đó chính ta có Goldfinch, Maple,...
Các dự án thuộc mảng Credit Protocol đang hoạt động vô cùng tốt trong việc thu hút người dùng và tạo ra doanh thu. Điều chúng ta cần đó chính là sự phát triển và mở rộng của các dự án ở trên từ đó nắm bắt được thời điểm bùng phát của xu hướng này trong tương lai.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024