Hệ sinh thái Hyperlane đang bắt đầu giãn nở với những giao thức, DApp được xây dựng dựa trên công nghệ truyền tin tân tiến của Hyperlane. Hệ sinh thái Hyperlane đang mở rộng ảnh hưởng của mình trên thị trường nhờ vào những đặc điểm và lợi thế cạnh tranh độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về hệ sinh thái Hyperlane và những gì làm nên sự khác biệt của dự án này trong bài viết dưới đây.
Tổng Quan Về Hyperlane & Những Điều Cần Biết
Hyperlane là một giao thức truyền tin nhắn giữa các Blockchain. Mô hình hoạt động của Hyperlane bao gồm Mailbox - là các nền tảng hợp đồng thông minh được gắn trên Blockchain mà Hyperlane hỗ trợ, mỗi một Blockchain sẽ có một Mailbox khác nhau; tiếp theo là đến Relayer đóng vai trò chuyển tiếp tin nhắn giữa hai hoặc nhiều chuỗi và ISM đóng vai trò như một ban an ninh của Hyperlane.
Ngoài ra, để gia tăng bảo mật cho mạng lưới Hyperlane xác định vai trò của Validator là vị trí đứng quan sát hoạt động của Mailbox, trong một số trường hợp cần thiết Validator cũng tham gia vào quá trình vận hành; bên cạnh Validator có cả Watchtower, Watchtower đóng vai trò quan sát vận hành của Validator xem họ có những hành vi độc hại hay không. Điều quan trọng là bất kì ai cũng có thể trở thành một Validator và Watchtower trên nền tảng Hyperlane.
Cơ chế hoạt động của Hyperlane theo một số bước cơ bản như sau.
Bước 1: Khởi Tạo Tin Nhắn
Một người dùng trên chuỗi gốc bắt đầu quy trình bằng cách gửi tin nhắn. Tin này bao gồm thông tin cần thiết như "Chuỗi Đích" cho biết mạng đích nơi tin nhắn sẽ được gửi, "Địa Chỉ Người Nhận" là địa chỉ của bên nhận trên chuỗi đích, và "Nội Dung Tin Nhắn" chứa thông tin mà người gửi muốn truyền đạt. Điểm khởi đầu này là Mailbox trên chuỗi gốc.
Bước 2: Xử Lý và Phát Đi
Mailbox ghi nhận thông tin từ người gửi và tạo ra một thông điệp để gửi cho Relayer. Thông điệp này không chỉ chứa các thông tin cơ bản như "Chuỗi Đích", "Địa Chỉ Người Nhận", và "Nội Dung Tin Nhắn" mà còn bao gồm "Người Gửi" và "Chuỗi Gốc", làm rõ nguồn gốc và mục đích của tin nhắn.
Bước 3: Mã Hóa và Chuyển Tiếp
Relayer nhận thông điệp và thực hiện mã hóa dữ liệu, bao gồm nội dung tin nhắn và metadata, trước khi chuyển tiếp nó tới Mailbox của chuỗi đích. Quá trình này đảm bảo rằng dữ liệu được bảo mật trong suốt hành trình từ chuỗi này sang chuỗi khác.
Bước 4: Kiểm Duyệt và Xác Minh
Tại chuỗi đích, Mailbox nhận và chuyển giao metadata và thông điệp tới Mô-đun Bảo Mật Liên Chuỗi (Interchain Security Module - ISM) để kiểm duyệt. ISM đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh tính xác thực và tính hợp lệ của thông điệp được gửi tới.
Bước 5: Giao Tin Nhắn
Khi ISM xác nhận thông điệp từ Mailbox chuỗi đích là hợp lệ và đáng tin cậy, thông điệp sẽ được chuyển đến người nhận. Thông tin chuyển giao bao gồm nội dung tin nhắn và chi tiết về người gửi, hoàn thành quy trình truyền thông liên chuỗi một cách an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra một số những đặc điểm nổi bật trên Hyperlane có thể kể đến như:
- Vào 22/09/2022 tại vòng Seed, Hyperlane huy động thành công $18.5M được dẫn đầu bởi Variant cùng sự tham gia của các quỹ như: Circle, CoinFund, Kraken Ventures, Figment Capital, Galaxy Ventures, Blockdaemon Ventures, NFX.
- Đội ngũ phát triển của Hyperlane có khá nhiều kinh nghiệm trong Web2 khi từng làm việc tại nhiều tổ chức uy tín như IBM, Google, Apple. Ngoài ra, mức dộ gắn bó của đội ngũ được thể hiện khi họ từng xây dựng và phát triển một dự án có tên cLabs trong quá khứ.
- Công nghệ của Hyperlane cũng tạo ra nhiều điểm tối ưu như ưu tiên tính bảo mật nhưng cũng giảm được nhiều chi phí cho người dùng, tính tuy chỉnh cao phù hợp với nhiều nhà phát triển với những yêu cầu khác nhau,...
Hệ Sinh Thái Hyperlane & Những Mảnh Ghép Đầu Tiên
Hệ sinh thái của Hyperlane muốn phát triển thì phải bắt đầu từ việc Hyperlane tích hợp nhiều Blockchain khác nhau. Tính đến 09/03/2024 và theo Parallel Network thì Hyperlane đang hỗ trợ chuỗi khác nhau như Ethereum, Optimism, Arbitrum, Polygon, Avalanche, BNB Chain, Moonbeam, Gnosis Chain, Celo, Circle, Celestia, Caldera,... Có thể thấy rằng 16 vẫn là con số khiêm tốn đốn với một nền tảng truyền tin nhắn, tính đến thời điểm viết bài thì cả Wormhole và LayerZero đã hỗ trợ từ 30 Blockchain trở nên,
Bên cạnh đó, tổng số lượng tin nhắn và người dùng trên Hyperlane chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên có thể khẳng định rằng lượng người dùng trên Hyperlane còn khá thấp.
Cross-chain là những mảnh ghép đầu tiên
Chắc chắn đối với mọi nền tảng cơ sở hạ tầng truyền tin thì sản phẩm đầu tiên trong hệ sinh thái đó chính là các nền tảng Bridge được xây dựng dựa trên nền tảng truyền tin nhắn. Trước đó, đội ngũ phát triển của Hyperlane cũng đã giới thiệu tới cộng đồng một giải pháp Warp Route là một mô hình Bridge theo kết cấu Lock - Mint - Burn. Một trong những Bridge đầu tiên sử dụng Warp Route chính là Hyperlane NEXUS.
Mô hình hoạt động của Hyperlane NEXUS tương đối đơn giản:
- Bước 1: Tài sản của người dùng bị khóa trên chuỗi gốc.
- Bước 2: Một tài sản được bao bọc (Warpped Token) được mint ra trên chuỗi đích.
- Bước 3: Người dùng burn tài sản được bao bọc trên chuỗi đích để mở khóa tài sản gốc trên chuỗi gốc.
Hiện tại, Hyperlane NEXUS đang hỗ trợ nhiều Blockchain khác nhau như Celestia, Neutron, Arbitrum, Manta, Injective, inEVM và Ethereum.
Tiếp theo là dự án Merkly. Merkly là một giải pháp khá thú vị khi cho phép mint NFT trên 1 chuỗi sau đó dựa trên công nghệ truyền tin của LayerZero, Wormhole, Polyhera và Hyperlane để chuyển NFT tới nhiều blockchain chỉ trong một transaction duy nhất, Không dừng lại tại đó, Merkly cho phép người dùng chuyển Gas Fee từ một chuỗi sang nhiều chuỗi khác cũng chỉ trong một transaction duy nhất.
Superform: Dự án nổi bật nhất trên hệ sinh thái Hyperlane
Superform là một nền tảng Universal Yield Marketplace. Không chỉ tích hợp Hyperlane mà Superform còn tích hợp nhiều giải pháp cross-chain có thanh khoản đến từ Li.Fi, Socket hay các nền tảng truyền tin nhắn như LayerZero, Wormhole và Hyperlane. Tham vọng của Superform là giúp người dùng có thể kiếm lợi nhuận trên tất cả Blockchain mà nó hỗ trợ, hinh dung một cách cơ bản thì Superform cho phép người dùng từ chain A có thể kiếm lợi nhuận được ở chain B, chain C,... mà không cần phải di chuyển tới Blockchain đó.
Superform kêu gọi thành công $6.5M được dẫn đầu bởi Polychain đi kèm với đó là sự tham gia của Maven 11, CMT Digital, Circle Ventures và rất nhiều các Angel Investor nổi tiếng đến từ LayerZero, Bitmex, Socket,...
Nhận Định Cá Nhân Về Hyperlane & Hệ Sinh Thái Hyperlane
Hyperlane là một dự án tiềm năng trong mảng cơ sở hạ tầng đặc biệt là trong mảng truyền tin nhắn. Có thể thấy rằng đây là một mảng có khá ít sự cạnh tranh nếu như so với các mảng khác, tuy nhiên khi bước vào mảng này thì Hyperlane sẽ phải đồi đầu với hai ông kẹ thực sự trong thị trường Crypto đó chính là LayerZero và Wormhole.
Việc đối đầu với LayerZero và Wormhole thực sự là không dễ dàng, chưa kể đến Hyperlane là một dự án phát triển sau khá nhiều so với hai ông lớn. Mình thấy điểm khác biệt của Hyperlane đó chính là nằm ở việc tiếp cận thị trường. Nếu như LayerZero đã gần như làm chủ không gian Layer 1, Layer 2 hay Wormhole đã làm chủ không gian Solana và tiến dần tới các non EVM Blockchain thì Hyperlane lại lựa chọn Cosmos Ecosystem. Mình thấy chiến lược này tương đối phù hợp nhưng điều Hyperlane phải làm được đó chính là phải tốt hơn IBC (cầu xuyên chuỗi trên Cosmos).
Có thể thấy rằng sản phẩm Warp Route của Hyperlane về bản chất khá tương đồng với IBC chính vì vậy điều mà Hyperlane cần hướng tới chính là sản phẩm onmnichain, đó mới là điều hệ sinh thái Cosmos đang thực sự cần, mình tin rằng vấn đề sẽ chỉ là thời gian.
Hệ sinh thái của Hyperlane mới chỉ trong giai đoạn khởi đầu, vẫn còn khá hoang sơ và cần thêm nhiều thời gian để quan sát. Với số lượng Blockchain mà Hyperlane đã tích hợp được thì hệ sinh thái Hyperlane vẫn là một hệ sinh thái đáng chú ý và quan sát trong thời gian sắp tới.
Tổng Kết
Hyperlane là một hệ sinh thái non trẻ và tiềm năng trong mảng truyền tin với những đối thủ lớn như LayerZero và Wormhole. Đây sẽ là một trong những cuộc chiến có thể gọi là châu chấu đá xe, vậy châu chấu Hyperlane sẽ đá LayerZero và Wormhole như thế nào thì mọi người cùng mình theo dõi trong tương lai gần nhé.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024