Paradigm là một trong những quỹ đầu tư đầu tiên tư vấn cho các dự án sử dụng cơ chế Airdrop để thu hút người dùng và phát triển sản phẩm, hệ sinh thái. Không phải vì vậy mà các Airdrop của các dự án trong hệ sinh thái Paradigm Airdrop lại kém chất lượng mà thậm chí Airdrop còn cực kì khổng lồ. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau phân tích Paradigm để tìm kiếm những cơ hội mới trong thời gian sắp tới.
Phân Tích Paradigm: Nhìn Lại Những Airdrop Khổng Lồ
dYdX: Airdrop không thể nào quên trong thị trường Crypto
dYdX là một sàn giao dịch phi tập trung cung cấp các sản phẩm cho giao dịch Spot (giao ngay), Margin (Ký quỹ) và Perpertual (Hợp đồng vĩnh cửu). dYdX được xây dựng trên Blockchain Ethereum. Để đủ điều kiện nhận airdrop của dYdX, người dùng cần phải thực hiện các giao dịch trên nền tảng dYdX trước ngày 26 tháng 7 năm 2021. Điều kiện chi tiết bao gồm:
- Người dùng cần có một khối lượng giao dịch tối thiểu trên nền tảng dYdX. Cụ thể, mức khối lượng giao dịch tối thiểu là $1.000.
- Có nhiều mức tier khác nhau cho người dùng từ $1.000 - $10.000, $10.000 - $100.000, $100.000 - $1.000.000 và trên $1.000.000
Trong airdrop, các ví đủ điều kiện nhận được ít nhất 310 DYDX, tương đương khoảng $3.100 tại thời điểm đó. Số lượng này là mức tối thiểu dành cho các ví có khối lượng giao dịch từ $1.000 đến $10.000. Các ví có khối lượng giao dịch cao hơn nhận được số lượng token lớn hơn tương ứng. Tại mức giá cao nhất khoảng $28 thì giá trị Airdrop tối thiểu lên tới $8.680.
Nhìn lại quá khứ chúng ta thấy rằng tại vòng Series C thì dYdX huy động thành công $65M với sự dẫn đầu của Paradigm và nhiều quỹ đầu tư khác. Ngoài ra, Paradigm đầu tư rất sớm vào StarkWare nên chắc chắn cũng có allocation trong dYdX từ những giai đoạn đầu tiên.
Friend.tech: Đi lên nhờ mô hình khác biệt & Airdrop
Nhìn lại trường hợp của Friend.tech những ngày đầu tiên chúng ta dễ dàng nhận ra công thức thành công của dự án này bao gồm 3 yếu tố dưới đây:
- Friend.tech là một dự án về SocialFi mang trong mình những đặc điểm khác biệt với các nền tảng SocialFi trên thị trường khi cho phép người dùng có thể nói chuyện trực tiếp với những người nổi tiếng và đầu tư vào key của những người nổi tiếng từ sớm để kiếm lời.
- Friend.tech đã chia sẻ trên twitter về việc đang trao đổi với đội ngũ của Paradigm và có vẻ như Paradigm sẽ đầu tư trực tiếp vào dự án Friend.tech. Tại thời điểm đó, trước đó và tới nay thì Paradigm luôn là một trong những quỹ đầu tư hàng đầu trong thị trường Crypto ngang ngửa với những cái tên như A16Z, Polychain Capital, Pantera Capital,...
- Friend.tech đã công bố với cộng đồng ngay từ thời điểm đầu là họ sẽ triển khai Airdrop trong tương lai cho những người dùng từ sớm.
Thực tế thì dự án Friend.tech đã thực sự tạo nên cơn sốt trong thị trường Crypto đến mức mà trên tất cả các Blockchain dù là cũ hay mới đều có những phiên bản tương đồng với Friend.tech ví như trên Blast có District One, trên Linea có Tomo,... Tuy nhiên, trong suốt khoảng thời gian say này Friend.tech tỏ ra không có nhiều đổi mới khi những sự cập nhật của họ không tạo nên sự khác biệt.
Cuối cùng Friend.tech cũng đã chính thức Airdrop vào quý 2/2024, với những người dùng đã nhanh tay bán FRIEND từ những thời điểm đầu tiên thì chắc chắn đã thu về một khoản lớn hơn dự kiến khá nhiều, còn với những người dùng vẫn còn nắm FRIEND tới thời điểm viết bài thì giá của dự án cũng đã giảm khá sâu và Airdrop cũng mất nhiều giá trị.
Optimism: Cú nổ đầu tiên của ngành Layer 2
Cùng nhìn lại quá trình đầu tư của Optimism chúng ta dễ dàng thấy rằng
- 15/01/2020: Optimism lần đầu tiên kêu gọi thành công tại vòng Seed với số tiền $3.5M la với sự tham gia của Paradigm và IDEO CoLab Ventures.
- 24/02/2021: Sau hơn 1 năm Optimism kêu gọi thành công số tiền $25M tại vòng Series A với sự góp mặt của A16Z và Nascent.
- 17/03/2022: Lần gần nhất Optimism kêu gọi thành công số tiền lên đến $150M với sự dẫn đầu của Paradigm và A16Z bên cạnh đó có sự tham gia của Nascent.
- 21/09/2022: Optmism đã bán 116M OP trong Treasury với mức giá $163M cho 7 quỹ đầu tư khác nhau không được tiết lộ.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Paradigm đầu tư cực kì sớm vào Optimism vào những thời điểm Optimism vẫn phát triển theo công nghệ Plasma và các giải pháp Layer 2 chưa được quan tâm một cách nghiêm túc mới tới những năm 2021 thì các giải pháp Layer 2 trên Ethereum mới được quan tâm một cách đúng đắn.
Optimism cũng là cú nổ đầu tiên trong tất cả các nền tảng Layer 2 sau đó tới Arbitrum, Starknet và zkSync. Hầu hết người dùng khi nhớ lại Optimism Airdrop đều đưa ra những nhận định chung bao gồm:
- Các tiêu chí của Optimism khá dễ dạt được như Total Volume, Total Transaction và Total Volume Native Bridge.
- Do số lượng người tham gia không quá lớn nên phần thưởng Airdrop của Optimism là cực kì cao.
Tính từ thời điểm đó tới nay người dùng vẫn thường lấy Optimism và Arbitrum làm tấm gương để nói về Airdrop và "chỉ dạy" các dự án mới nên làm Airdrop như vậy. Đặc biệt sau những trường hợp của LayerZero và zkSync thì người ta lại nói về Airdrop của Optimism và Arbitrum nhiều hơn bao giờ hết.
Uniswap Airdrop & Cú nổ cho ngành DeFi
Airdrop của Uniswap diễn ra vào tháng 9 năm 2020 đã gây ra tiếng vang lớn trong cộng đồng tiền mã hóa, trở thành một trong những airdrop đáng nhớ nhất trong lịch sử DeFi. Uniswap đã phân phối 15% tổng cung token UNI (150 triệu UNI) cho những người dùng đủ điều kiện trong airdrop này. Tổng cung của UNI là 1 tỷ token, sẽ được phát hành dần trong vòng 4 năm.
Để đủ điều kiện nhận airdrop của Uniswap, người dùng phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Sử dụng Uniswap trước đây: Người dùng đã từng sử dụng Uniswap để giao dịch trước ngày 1 tháng 9 năm 2020.
- Tham gia vào Liquidity Pool: Những người dùng đã cung cấp thanh khoản cho các pool trên Uniswap cũng đủ điều kiện nhận airdrop.
- Tham gia vào Governance: Người dùng đã bỏ phiếu hoặc tham gia vào các quyết định quản trị trên nền tảng Uniswap.
Trong đợt airdrop này, các ví đủ điều kiện nhận được ít nhất 400 UNI. Đây là mức tối thiểu được phân phối cho những người dùng đã từng sử dụng Uniswap trước ngày 1 tháng 9 năm 2020. Tại thời điểm airdrop vào tháng 9 năm 2020, giá của token UNI dao động khoảng $2 - $3. Mỗi người dùng đủ điều kiện nhận được ít nhất 400 UNI, tương đương khoảng $800 đến $1.200 vào thời điểm đó.
Giá cao nhất mọi thời đại (ATH) của UNI đạt khoảng $44.92 vào tháng 5 năm 2021. Điều này có nghĩa là giá trị của airdrop 400 UNI tại thời điểm ATH có thể lên đến gần $18.000, cho thấy mức độ tiềm năng và lợi nhuận to lớn mà Uniswap mang lại cho người dùng sớm.
Phân Tích Paradigm: Những Dự Án Tiềm Năng Tiếp Theo
Những cái tên chuẩn bị ra mắt Airdrop trong tương lai gần
Đầu tiên chúng ta đến với Magic Eden. Magic Eden là một nền tảng giao dịch NFT Marketplace ra mắt vào tháng 9 năm 2021 trên mạng lưới Solana và sau đó mở rộng sang các chuỗi khác như Ethereum, Polygon và gần đây nhất là Bitcoin. Magic Eden cho phép người dùng giao dịch ngang hàng các NFT với 0% phí niêm yết và 2% phí giao dịch, sử dụng mã thông báo SOL cho các khoản phí. Nền tảng này nổi bật với các tính năng như đấu giá, Launchpad để mint NFT, whitelist cho các dự án sắp tới, và Magic Eden Games cho giao dịch NFT trong các trò chơi phổ biến. MagicDAO của Magic Eden cho phép người dùng sở hữu "Magic tickets" tham gia vào quản lý dự án và hưởng các lợi ích đặc quyền.
Trong quá khứ vào tháng 3/2022, Magic Eden thông báo kêu gọi thành công $27M được dẫn đầu bởi Paradigm.
Tiếp theo là Symbiotic. Symbiotic là một dự án Restaking tương đồng với EigenLayer, cho phép người dùng restake nhiều loại LST (Liquid Staking Tokens) khác nhau của Ethereum để kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận của Symbiotic đến từ việc các Node Operator vận hành các dịch vụ mà Symbiotic đã ký kết với các đối tác, sau đó chia sẻ lại lợi nhuận này cho người dùng tham gia Restaking. Ngoài việc tạo thu nhập từ Restaking, Symbiotic còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho mạng lưới hệ sinh thái của mình, bao gồm bảo mật, phi tập trung, và cung cấp thông tin.
Cơ chế hoạt động của Symbiotic bao gồm các bước cơ bản: người dùng chọn các Vault phù hợp với các tiêu chí như tài sản thế chấp và tỷ lệ lợi nhuận (APR), sau đó các Vault sẽ chiến lược để delegate tài sản vào các Node Operator. Các Node Operator sẽ làm việc với các đối tác trong hệ sinh thái của Symbiotic để thu lợi nhuận, và sau đó các Vault sẽ phân phối lợi nhuận này lại cho người dùng staking. Qua đó, Symbiotic tạo ra một hệ thống phân phối lợi nhuận hiệu quả từ việc restake các LST, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ quan trọng cho hệ sinh thái của mình.
Tiếp theo là Babylon. Babylon là một nền tảng Layer 2 được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề mở rộng mạng lưới Bitcoin, đồng thời duy trì tính bảo mật và phi tập trung. Để đạt được mục tiêu này, Babylon sử dụng hai giải pháp chính: Bitcoin Timestamping và Bitcoin Staking. Bitcoin Timestamping thường xuyên gửi dấu thời gian từ mạng lưới Babylon lên Bitcoin để kiểm chứng, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công phân nhánh (hard fork). Bitcoin Staking cho phép người dùng khóa BTC của mình trong một Self-custodian Vault, sau đó triển khai làm Validator trên Babylon để xác nhận giao dịch và ký các Block.
Trong cơ chế Bitcoin Staking, người dùng tham gia bằng cách gửi giao dịch staking và khóa BTC, sau đó trở thành Node Operator và sử dụng Validator Key để xác nhận giao dịch. BTC chỉ có thể được mở khóa bằng Validator Key thông qua hai cách: gửi yêu cầu unlock hoặc giao dịch slashing, với hậu quả là đốt cháy BTC nếu có hành vi gian lận. Quan trọng nhất, Babylon sử dụng Bitcoin Scripting Language để xây dựng các Staking Contract cần thiết, bao gồm các giao dịch Staking, Unbonding, Slashing, và Unstaking. Bitcoin Timestamping cũng giúp đảm bảo an toàn mạng lưới bằng cách chọn nhánh có dấu thời gian sớm hơn, chống lại các Node Operator độc hại cố gắng tạo ra các nhánh giả mạo.
Vào tháng 5/2024, Babylon tiếp tục kêu gọi thành công $70M được dẫn đầu bởi Paradigm bên cạnh đó là sự tham gia của Polychain.
Kế tiếp là Farcaster. Farcaster là một giao thức Social Graph phi tập trung ra mắt vào năm 2021, tận dụng công nghệ blockchain để quản lý danh tính người dùng một cách an toàn và có thể mở rộng. Farcaster sử dụng các Smart Contract trên Optimism để quản lý tài khoản, bộ nhớ, và các khóa mã hóa, cùng với không gian tên offchain và onchain. Mạng lưới này bao gồm ba lớp: lớp nhận dạng, lớp dữ liệu và lớp ứng dụng. Lớp nhận dạng sử dụng Registry Contract để quản lý tài khoản và bộ nhớ; lớp dữ liệu gồm các Farcaster Hub lưu trữ và xử lý thông tin offchain; lớp ứng dụng cung cấp nền tảng cho các dApp tận dụng dữ liệu chung để phát triển tính năng độc đáo.
Farcaster nổi bật với cơ chế phân phối và lưu trữ nội dung độc đáo. Nội dung do người dùng tạo ra không được lưu trữ trên blockchain mà trên các node Hub, giúp giảm chi phí lưu trữ và phân phối. Các Farcaster Hub sử dụng cấu trúc dữ liệu gia tăng như Directed Acyclic Graph để lưu trữ và đồng bộ hóa nội dung hiệu quả. Farcaster cũng hỗ trợ phát triển các Client Application, cho phép nhà phát triển truy cập dữ liệu từ Farcaster Hub để tạo ra nhiều ứng dụng đa dạng và sáng tạo, mang lại sự tự do và linh hoạt cho cả người dùng và nhà phát triển.
Vào tháng 5/2024, Farcaster kêu gọi thành công $150M tại vòng Series A với mức định giá lên tới $1B với sự tham gia của Paradigm, a16z, Haun Ventures, Variant, Standard Crypto và Union Square Ventures.
Cuối cùng là Monad. Monad là một blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake, nổi bật với khả năng mở rộng vượt trội, đạt hơn 10.000 TPS. Được thiết kế để tương thích cao với EVM, Monad cho phép các nhà phát triển từ Ethereum và các blockchain EVM khác dễ dàng mở rộng sản phẩm của họ sang Monad. Quyết định trở thành một EVM blockchain thay vì non-EVM như Solana, Sui, hay Aptos xuất phát từ việc Solidity vẫn là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong cộng đồng crypto và EVM có thể cải thiện khả năng mở rộng mà không cần phải sử dụng Rollup.
Monad đạt được hiệu suất cao nhờ sử dụng công nghệ Thực Thi Song Song (Parallel Execution). Các blockchain EVM hiện tại thường gặp khó khăn trong việc mở rộng do sử dụng Thực Thi Tuần Tự (Sequential Execution), gây ra các nút thắt cổ chai trong xử lý giao dịch. Với Thực Thi Song Song, các giao dịch không liên quan có thể diễn ra đồng thời, tăng hiệu quả và khả năng mở rộng của mạng lưới. Điều này giúp Monad trở thành một trong những blockchain EVM đầu tiên áp dụng công nghệ này để giải quyết các vấn đề về mở rộng mà vẫn đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật.
Vào tháng 4/2024, Monad Labs đã thông báo kêu gọi thành công 225M USD được dẫn đầu bởi Paradigm, ngoài ra còn có sự tham gia của Electric Capital và Greenoaks Capital.
Những cái tên chưa kế có koachj triển khai Airdrop trong tương lai gần
Đầu tiên chúng ta đến với Opensea, OpenSea là một trong những thị trường NFT Marketplace đầu tiên và lớn nhất được xây dựng trên Ethereum, ra đời vào năm 2017. Nền tảng cho phép người dùng mua và bán NFT theo mô hình ngang hàng (Peer to Peer) và tạo các bộ sưu tập NFT của riêng mình. Ban đầu, OpenSea phục vụ thị trường cho CryptoKitties, nhưng hiện nay đã mở rộng ra nhiều loại tài sản kỹ thuật số khác nhau như nghệ thuật, gaming, PFP và được triển khai trên nhiều chuỗi blockchain như Ethereum, Polygon, và Solana. Gần đây, OpenSea ra mắt phiên bản OpenSea Pro, một NFT Marketplace Aggregator tổng hợp danh sách từ hơn 170 Marketplace NFT lớn và nhỏ, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn trong giao dịch.
OpenSea hoạt động như một thị trường phi tập trung, sử dụng các Smart Contract để đảm bảo an toàn và minh bạch trong việc mua bán tài sản kỹ thuật số. Các Smart Contract này được lập trình để ngăn chặn gian lận và cho phép người dùng giao dịch NFT với mức giá phù hợp. OpenSea hỗ trợ các tiêu chuẩn Ethereum ERC-721 và ERC-1155 để xác nhận quyền sở hữu tài sản. Nền tảng còn có nhiều tính năng đặc biệt như NFT Gifting, cho phép người dùng gửi NFT như món quà và cung cấp các bộ lọc để dễ dàng duyệt qua và mua các bộ sưu tập NFT theo giá, trạng thái, chuỗi khối gốc và độ hiếm.
Vào tháng 1/2022, OpenSea thông báo kêu gọi thành công $300M được dẫn đầu bởi Coatue và Paradigm
Tiếp theo là Phantom. Phantom là một ví tiền điện tử dựa trên Blockchain Solana, được thiết kế để lưu trữ, quản lý và giao dịch các loại tiền điện tử và NFT trên mạng này. Ví Phantom có thể được tích hợp vào trình duyệt web dưới dạng tiện ích mở rộng, cho phép người dùng dễ dàng truy cập và quản lý tài sản của mình. Với giao diện trực quan và thân thiện, Phantom hỗ trợ nhiều trình duyệt phổ biến như Chrome, Firefox, Edge, và Brave, cùng với phiên bản ứng dụng di động, đảm bảo khả năng quản lý tài sản mọi lúc, mọi nơi. Điểm nổi bật của Phantom là khả năng bảo mật cao, vì ví thuộc sở hữu hoàn toàn của người dùng, không lưu trữ thông tin cá nhân hay khóa riêng tư.
Phantom còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích như sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho phép người dùng hoán đổi token trực tiếp trong ví, hỗ trợ Web3 để tương tác với các dApp trên Solana, và tích hợp với các ví cứng như Ledger và Trezor để tăng cường bảo mật. Người dùng cũng có thể thực hiện staking SOL trực tiếp trên ví, giúp nhận lãi suất và gia tăng thu nhập từ việc tham gia staking. Tất cả những tính năng này làm cho Phantom trở thành một công cụ mạnh mẽ và tiện lợi cho việc quản lý tài sản số trên Solana.
Trong vòng kêu gọi vốn Series B, Phantom đã huy động được 109 triệu USD, đưa định giá của công ty lên 1,2 tỷ USD. Đợt kêu gọi vốn này được dẫn dắt bởi Paradigm, với sự tham gia của các nhà đầu tư nổi tiếng như Andreessen Horowitz (a16z), Variant Fund, Jump Capital và DeFi Alliance.
Tiếp theo là Aztec. Aztec là một nền tảng Layer 2 xây dựng trên Ethereum, sử dụng công nghệ Zk Rollup với bằng chứng PLONK để đảm bảo bảo mật cao. Được thiết kế với ưu tiên quyền riêng tư, Aztec cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trên Ethereum một cách hoàn toàn riêng tư và giảm chi phí giao dịch từ 100 đến 1000 lần thông qua chứng minh zero-knowledge. Sản phẩm đầu tiên của Aztec, zk.money, là một giao thức chuyển tiền riêng tư, đã thu hút hơn 75.000 người dùng và xử lý hơn 225.000 giao dịch với tổng giá trị trên 80 triệu đô la, tất cả đều với chi phí thấp hơn nhiều so với các giao thức hiện có.
Aztec Connect, cầu nối riêng tư đầu tiên cho hệ sinh thái DeFi trên Ethereum, mở rộng khả năng của zk.money và cho phép người dùng truy cập các dịch vụ DeFi bảo mật với chi phí tiết kiệm lên tới 100 lần. Dù Aztec Connect và zk.money đã ngừng phát triển, đội ngũ Aztec đã chuyển giao cho cộng đồng tiếp tục phát triển, còn Aztec tập trung vào phát triển nền tảng Layer 2 với công nghệ ZKP. Nền tảng này cung cấp Smart Contract tương thích EVM, thừa hưởng bảo mật từ Ethereum và cho phép dApp và người dùng lựa chọn quyền riêng tư, tạo ra một môi trường an toàn và hiệu quả cho các giao dịch trên blockchain.
Vào tháng 12/2021, tại vòng Series A huy động được $17M được dẫn đầu bởi Paradigm và có sự góp mặt của IOSG Ventures, A.Capital Ventures, Alliance DAO, Stani Kulechov, Ethereal Ventures, Libertus Capital, Variant Fund, Nascent, IMToken, Scalar Capital, Defi Alliance, ZK Validator, Anthony Sassano, Bankless, Defi Dad, Mariano Conti và Vitalik Buterin.
Cuối cùng là Argent. Argent là một ví tiền điện tử hỗ trợ nhiều dịch vụ, được xây dựng dành cho mạng lưới Ethereum và các Layer 2, cung cấp các tính năng tương tự như Metamask, Braavos, Phantom, và Flare. Argent nổi bật với khả năng tiết kiệm chi phí giao dịch rẻ hơn 100 lần so với Ethereum, cùng với tốc độ xử lý gần như tức thì. Người dùng có thể dễ dàng đầu tư và tham gia stake trên các nền tảng như Lido Finance, Yearn Finance, hay Gro Protocol để kiếm lợi nhuận lên đến 15%. Argent cũng cho phép mua token trên mạng Layer 2 nhanh chóng và tiện lợi, với toàn bộ tài sản và phassphare được người dùng tự quản lý.
vào tháng 3/2020, Argent kêu gọi thành công số tiền $12M tại vòng Series A với sự dẫn đầu của Paradigm bên cạnh đó còn là Creandum, Index Ventures,...
Tổng Kết
Khi phân tích Paradigm chúng ta thấy rằng hầu hết những dự án nhận được sự đầu tư khủng của Paradigm đều có những Airdrop vô cùng hoành tráng. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về chiến lược Airdrop trong thời gian sắp tới.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024