M^0 Protocol là gì? M^0 Protocol là một giao thức giúp người dùng có thể phát hành các loại tiền điện tử dựa trên tài sản thế chấp của mình. M^0 Protocol, với những sáng tạo và tiến bộ vượt trội, đang là điểm nóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem M^0 Protocol mang lại giá trị gì mới mẻ qua bài viết phân tích sâu này.
Tổng Quan Về M^0 Protocol
M^0 Protocol là gì?
M^0 Protocol là một giao thức giúp người dùng có thể phát hành một loại tiền điện tử của riêng mình. Để cấu thành nên M^0 Protocol chúng ta cần sự tham gia của:
- Minter: Minter là một tổ chức hoặc cá nhân được phép kết nối với giao thức M^0 để phát hành và quản lý nguồn cung của token M. Minter có thể đặt cọc tài sản thế chấp ngoài chuỗi vào các nơi lưu trữ an toàn để tạo ra token M, sau đó có thể bán hoặc mua lại các token này trên thị trường. Quá trình này được thực hiện theo các quy định và quy trình do giao thức M^0 quy định.a
- M Assets: M là một token tương đương mà Minters có thể tạo ra bằng cách đặt cọc T-bills Mỹ ngắn hạn và bán/buy-back token này với giá 1 USD. Ngoài ra, M cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm tiền mã hóa khác.
- Validator: Validator là một đơn vị độc lập kết nối với giao thức M^0 và được cấp quyền bởi quản trị để cung cấp thông tin kịp thời về tài sản thế chấp ngoài chuỗi cho Minters. Các Minters có thể sử dụng thông tin này để xác minh tài sản của họ và đề xuất phát hành M thông qua giao thức M^0.
Cơ chế hoạt động
Đầu tiên chúng ta đến với cơ chế để một Minter có thể phát hành ra M bao gồm một số bước cơ bản như sau:
- Đầu tiên để có thể tạo ra M, một Minter được cấp phép phải có số dư về tài sản thế chấp đủ điều kiện ngoài chuỗi.
- Minter sẽ tương tác với Validator được cấp phép đề xác thực thông tin về lượng tài sản ngoài chuỗi và kĩ một thông báo xác nhận.
- Minter sẽ cầm thông báo xác nhận bới Validator tới M^0 Protocol. Sau các bước trên Minter đã có thể phát hành M dựa trên lượng tài sản thế chấp sẵn có của họ.
Bên cạnh việc cung cấp tài sản thế chấp và phát hành ra M thì chúng ta cũng cần quan tâm đến cơ chế để người dùng có thể lấy lại tài sản thế chấp của mình thông qua việc đốt M, thông qua một số bước như sau:
- Đầu tiên, Minter cần tương tác với M^0 Protocol để đối lượng M.
- Sau đó, Minter tiếp tục tương tác với M^0 Protocol để truy xuất tài sản thế chấp. Khi này M^0 Protocol sẽ tham gia xác thực yêu cầu của Minter và nếu hợp lệ thì sẽ trả lại cho Minter một mã định danh truy xuất (Retrieval Identifier).
- Khi này Minter sẽ tương tác với đơn vị lưu trữ tài sản thế chấp dựa trên Retrieval Identifier để lấy lại lượng tài sản thế chấp của mình.
- Cuối cùng, Minter sẽ tương tác với Validator để cập nhật thông tin offchain và Minter sẽ cập nhật lại lần cuối với M^0 Protocol.
Tài sản thế chấp của M^0 Protocol
Trong giai đoạn đầu khi triển khai mainnet tài sản thế chấp được chấ nhận sẽ là Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn 30-90 ngày của Chính phủ Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, trong tương lai M^0 Protocol dự kiến sẽ chấp nhận nhiều loại tài sản hơn nữa.
- Oliver từng làm CEO tại Quantea - Mô hình giao dịch định lượng cho thị trường ngoại hối trong giai đoạn 2010 - 2013.
- Sau đó, làm Giám đốc Tài chính tại Kreditech Holding - công ty về tín dụng và sáng lâp CrossLend GmbH - một công ty FinTech có trụ sở tại Berlin cung cấp nền tảng kỹ thuật số cho các giao dịch danh mục cho vay đầu cuối.
- Đến tháng 1/2023, Oliver bắt đầu cùng với đồng nghiệp xây dựng M^0 Protocol.
- Gregory lấy bằng Cử nhân Khoa Học Kinh Tế tại trường Đại học Villanova.
- Gregory tham gia vào thị trường Crypto từ tháng 10/2017 khi trở thành Trưởng Phòng Phát Triển Kinh Doanh tại MakerDAO trong vòng gần 4 năm.
- Sau đó, Gregory khởi nghiệp với EtherIndex - ETF theo dõi giá của Ethereum, tiền điện tử/phí giao dịch của Ethereum Blockchain và Ajna Labs LLC - dự án về mảng Lending & Borrowing.
- Đến tháng 1/2023, cùng với đồng nghiệm tham gia xây dựng M^0 Protocol.
Investor
- 05/04/2024: M^0 Protocol lần đầu kêu gọi thành công $22.5M với sự dẫn đầu của Pantera Capital bên cạnh đó là sự tham gia của Road Capital, ParaFi Capital, Kraynos Capital, Mourro Capital,...
- 05/06/2024: M^0 Protocol kêu gọi thành công $35M tại vòng Series với sự dẫn đầu của Bain Capital Crypto bên cạnh đó là sự tham gia của Galaxy Ventures, Wintermute Ventures, GSR, Caladan và SCB 10X.
Tokenomics
Update...
Sàn Giao Dịch
Update...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://www.m0.org/
- Twitter: https://x.com/m0foundation
Tổng Kết
M^0 Protocol đang được nhìn nhận là bước đột phá mới trong ngành của mình, hứa hẹn mang lại giải pháp cho những thách thức hiện hữu. Tuy nhiên, sự thành công của ALPHA còn phụ thuộc vào việc áp dụng vào thực tiễn, điều này yêu cầu sự kiên nhẫn và quan sát. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về M^0 Protocol là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024