Tối ưu Crypto luôn luôn là một chủ đề hấp dẫn, gây được sự chú ý trong thị trường Crypto bởi chẳng ai muốn tài sản của mình nằm yên và không sinh lời trong một thời gian dài. Vậy tối ưu như nào cho hiệu quả, những rủi ro chúng ta phải đối mặt trong việc tối ưu để đánh đổi lấy lợi nhuận là gì thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tại Sao Mình Lại Muốn Tối Ưu Crypto?
Mục tiêu là lợi nhuận & Skin in the game
Tất nhiên việc tối ưu Crypto là hành động đưa Crypto vào các hoạt động khác nhau như cung cấp thanh khoản, Lending & Borrowing, Staking,... với mục tiêu là tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Đối với mình đó cũng là một trong những mục tiêu lớn nhất trong việc tối ưu những tài sản nhàn rỗi thay vì để nó trên sàn và không làm gì cả. Thực tế hiện tại các sàn giao dịch hầu hết đã cung cấp tính năng Earn để giúp người dùng kiếm lợi nhuận từ những tàu sản nhàn rỗi, tuy vậy muốn có mức lợi nhuận cao hơn thì bắt buộc người dùng phải mang tài sản đó lên On-chain.
Bên cạnh việc, tối ưu Crypto để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn thì lợi ích của nó chính là việc Skin in the game. Với việc thường xuyên tương tác với các DApp, Protocol sẽ giúp người dùng có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong thị trường Crypto hay đối với mình là có thêm các thông tin để triển khai các bài viết phân tích cơ bản, chuyên sâu tới mọi người. Một số lợi ích rõ ràng như:
- Khi di chuyển tài sản giữa các Blockchain thì người dùng sẽ biết nên sử dụng giải pháp Cross-chain nào và đâu là Cross-chain có phí rẻ nhất.
- Khi có nhu cầu mua bán, giao dịch tài sản người dùng sẽ biết ở đâu có thanh khoản cao nhất và trượt giá tốt nhất.
- Khi mang tài sản đi cho vay hoặc thế chấp người dùng sẽ biết ở đâu có LTV cao nhất cho tài sản của mình và ở đâu hỗ trợ tài sản thế chấp của mình.
- ...
Thực tế chỉ ra rằng chỉ những người thường xuyên trải nghiệm on-chain thì sẽ có được những kinh nghiệm mà nếu không trải nghiệm sẽ không thể biết được. Và đôi khi phải trải nghiệm chúng ta mới biết được dự án có làm được đúng như những gì họ nói và họ viết trong Whitepaper của mình hay không?
Những rủi ro đối mặt & từng gặp phải trong quá khứ
Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao thì người dùng sẽ phải đối mặt với rủi ro càng cao. Nhưng rủi ro cũng chủ yếu nằm ở 2 khía cạnh bao gồm:
- Khía cạnh con người: Ít kiến thức, ít kinh nghiệm và ít trải nghiệm. Với việc ít những yếu tố trên thì cũng đã là một rủi ro lớn nếu một người mới bắt đầu Skin in the game. Giải pháp cho những người dùng này chính là phải thường xuyên trau dồi kiến thức và bắt đầu từ những trải nghiệm dễ tới khó.
- Khía cạnh giao thức: Thực tế việc chúng ta không có nhiều kinh nghiệm về code sẽ làm việc tin tưởng giao thức phụ thuộc vào các bên thứ ba. Rủi ro đến từ giao thức chủ yếu xoay quanh việc Hack, Rug Pool, lỗ hổng Smartcontract,...
Vì vậy nên nhớ rằng rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên trong thị trường Crypto đôi khi chúng ta nhận về phần thưởng cao những đánh đổi lại là một rủi ro ở mức tương đối thấp, những cơ hội này hầu hết dành cho những người dùng thường xuyên Skin in the game. Vậy những cơ hội đó ở đâu thì mọi người cùng mình bước vào nội dung tiếp theo của bài viết nhé.
Mình Đang Tối Ưu Crypto Nhàn Rỗi Như Thế Nào?
Đối với Bitcoin và Ethereum
Đầu tiên, đối với Bitcoin. Mình lưu trữ Bitcoin bắt đầu từ 2020 cho tới nay và quá trình tạo lợi nhuận từ Bitcoin của mình được chia làm 2 giai đoạn khá rõ ràng:
- Giai đoạn 1: Khi hệ sinh thái Bitcoin chưa có gì.
- Giai đoạn 2: Các nền tảng Bitcoin Layer 2 bắt đầu ra đời.
Giai đoạn 1 đã duy trì suốt từ những thời điểm từ khi Bitcoin mới ra đời cho tới thời gian gần đây. Với mình trong giai đoạn này mình thường xuyên lưu trữ Bitcoin trong ví lạnh nhờ đó mà có thể nắm giữ lâu dài và đi qua cả một mùa đông Crypto khi mà FTX hay Terra sụp đổ. Tuy nhiên, khi thị trường có dấu hiện ấm nóng trở lại từ 2023 cho tới nay thì mình bắt đầu đưa Bitcoin của mình lên sàn giao dịch (mình chọn OKX) làm tài sản thế chấp để vay ra những tài sản khác ví dụ như:
- Vay AVAX để tham gia vào các sự kiện mint NFT Whitelist trên hệ sinh thái.
- Vay ETH để tham gia cuộc chơi Airdrop và Restaking không chỉ trên Ethereum mà còn nhiều hệ sinh thái khác nữa.
- Vay ra Stablecoin để đầu tư vào các dự án tiềm năng.
Mình đã duy trì chiến lược này cho tới khi giai đoạn 2 xuất hiện khi này mình thấy cơ hội đối với nhiều nền tảng Bitcoin Layer 2 như Merlin, BOB, BounceBit,... tuy nhiên trước những rủi ro của các nền tảng Bitcoin Layer 2 đặc biệt liên quan tới giải pháp Cross-chain thì mình lựa chọn không tham gia cho tới dự án gần đây là Mezo. Mình tham gia Mezo bởi vì Mezo cho phép khóa wBTC trên mạng Ethereum thay vì trực tiếp trên nền tảng, khi này một phần dòng vốn BTC của mình bắt đầu chảy vào Mezo.
Một lượng Bitcoin nhất định của mình cũng tái đầu tư vào hệ sinh thái Bitcoin như Ordinals hay Runes Protocol.
Tiếp theo là đến Ethereum. Tương tự như Bitcoin cũng có một giai đoạn Ethereum của mình ngủ khá sâu và kĩ cho tới khi mình thấy làn sóng Airdrop trên Layer 2 bắt đầu diễn ra, đầu tiên với Optimism. Tuy nhiên, Ethereum cũng mình thức giấc sớm hơn nhiều so với Bitcoin. Hiện tại, Ethereum nhàn rỗi của mình sẽ làm một số các công việc bao gồm:
- Hầu hết lượng ETH được đưa vào làm Airdrop trên các nền tảng Restaking như Puffer Finance, EigenLayer, Ether.fi và các nền tảng Layer 2 như Base, Linea và Scroll.
- Một lượng ETH nhất định được đưa vào làm tài sản thế chấp để vay ra các tài sản có nhu cầu cao hơn ví dụ như Stablecoin để mang đi cung cấp thanh khoản.
Thông thường Bitcoin và Ethereum là những tài sản thế chấp hợp lý nhất để vay ra Stablecoin vì mức độ biến động giảm giá của Bitcoin và Ethereum thường khá thấp. Tuy nhiên nếu thế chấp Bitcoin và Ethereum để vay ra các Altcoin nhỏ hơn đặc biệt là các Altcoin có vốn hóa nhỏ thì nên đặc biệt cẩn thận vì các Altcoin có thể tăng trưởng nhanh chóng dẫn tới thanh lý tài sản thế chấp.
Đối với các Altcoin lớn như Solana, Arbitrum, Sui, LayerZero, Wormhole, Jupiter,...
Nguồn gốc của các Altcoin như Arbitrum, Sui, LayerZero, Wormhole, Jupiter,... hầu hết đến từ các chương trình Airdrop. Đối với các Airdrop mình thường có xu hướng bán một phần để thu hồi chi phí từng bỏ ra trong quá khứ và phần còn lại sẽ tiếp tục nắm giữ dài hạn (tất nhiên dự án phải vượt qua được vòng phân tích cơ bản và chuyên sâu). Đối với các dự án khác nhau mình sẽ có mục tiêu khác nhau phù hợp với việc làm sao để tối ưu hóa trong việc sinh lời như:
- SUI: Đối với Sui thì gần như tại thời điểm ra mắt Sui Network đã triển khai chương trình Incentive, bên cạnh đó có một lượng lớn các Native DApp trên Sui. Chính vì vậy, mình để một phần lớn lượng SUI của mình trong các giao thức Lending & Borrowing và Liquid Staking để có thể triển khai Liquidity Mining một cách tối ưu nhất.
- JUP: Đối với JUP thì chắc chắn là mang đi stake để ăn Airdrop của các dự án triển khai trên LFG Launchpad sẽ là hợp lý nhất. Mình tham gia stake Airdrop từ những thời điểm đầu tiên và đang kì vọng vào những lợi nhuận có thể đến trong tương lai.
- W: W là một trường hợp mình nhận được Airdrop khá khiêm tốn nhưng lại sở hữu rất nhiều do đu đỉnh trong quá trình cung cấp thanh khoản khi dự án mới ra mắt. Chính vì vậy tất cả W của mình được mang đi delegate với kì vọng thu lại một phần Airdrop Monad trong tương lai để bù lại những thua lỗ trong quá khứ. W thì mình sẽ stake trên mạng Base với lí do tương đồng với ZRO.
- ZRO: ZRO mới ra mắt nên khá khó để nó được chấp nhận ở khắp nơi. Với mình thì mình sẽ để ZRO tại Base với mục tiêu để số dự trên Base luôn cao vì hiện tại mình cũng đang tập trung làm Airdrop cho Base và một số nền tảng Layer 2 khác.
- ARB: Thời điểm mới ra mắt Arbitrum cũng triển khai chương trình Incentives tương tự như Sui thì mình cũng mang ARB vào các nền tảng Lending & Borrowing hay Perp DEX để kiếm thêm nhiều ARB hơn. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại Incentives không còn quá nhiều mình mang ARB quay lại sàn giao dịch làm tài sản thế chấp để vay ra các tài sản mình cần như Stablecoin, BTC, ETH để tham gia làm Airdrop.
- ....
Solana là một tương đồng với Ethereum. Việc nắm giữ một số lượng SOL lớn giúp mình tham gia Skin in the game và làm Airdrop tương đối dễ dàng và thuận tiện bởi vì hầu hết các giao thức trên Solana đều có SOL trong sản phẩm. Đối với Solana thì mình phân bổ ở nhiều giao thức khác nhau bao gồm Marginfi, Meteora, Solayer, Sanctum,...
Đối với các Altcoin nhỏ hơn như Tensor, Parcl, Zeta Markets,...
Thực tế các Altcoin mới ra đời và có mức vốn hóa nhỏ thì thường có tác dụng sinh lời tốt hơn là ở trên các sàn giao dịch. Bởi vì là những tài sản quá mới và có mức biến động cao nên thường các Altcoin này không được đưa vào chương trình Earn và Lending & Borrowing. Chính vì vậy mình thường giữ các Altcoin này trên On-chain với các mục tiêu như:
- Đưa vào các nền tảng Lending & Borrowing có hỗ trợ Altcoin làm tài sản thế chấp và vay ra những tài sản mình cần.
- Thường các Altcoin này sẽ có mô hình staking chính vì vậy để tối ưu lợi nhuận thì mình sẽ mang đi staking và quên nó đi. Thời gian gần đây mình mở lại một dự án mình đã staking hơn 1 năm qua là Across (ACX) thì thấy dự án đã tăng trưởng x10 trong thời gian qua. Việc staking cũng giúp việc nắm giữ dài hạn dễ dàng hơn.
- Thông thường các dự án Altcoin nhỏ sẽ có nhiều chương trình cho Native Token nên việc thường xuyên theo dõi các sự kiện để tối ưu lợi nhuận cũng là một giải pháp.
Đối với các Stablecoin
Đối với các Stablecoin thì mình sẽ sử dụng với một số mục tiêu chính bao gồm:
- Duy trì số dư trên nhiều Blockchain khác nhau.
- Làm Airdrop với các dự án cần tới Stablecoin như các giải pháp Layer 2, các dự án cho phép mua bán, giao dịch như Perp DEX, DEX, AMM,...
- Stablecoin sinh lời nhiều nhất chính là mang đi cung cấp thanh khoản với các dự án mới được triển khai TGE. Đây cũng là mình tập trung nhất cho việc làm sao để Stablecoin có thể mang lại mức sinh lời cao nhất.
- Lợi suất từ Stablecoin nhàn rỗi trên các sàn giao dịch hay một số nền tảng Lending & Borrowing cũng khá đáng chú ý. Ví dụ như việc một số sàn giao dịch như OKX cho phép người dùng gửi tiết kiệm với lãi suất lên tới 10% tuy nhiên 10% này chỉ tương đương với một lượng Stablecoin giới hạn, nếu vượt mốc thì APY sẽ thấp hơn khá nhiều. Hay Marginfi cũng mang lại lợi suất gửi tiết kiệm lên tới hàng chục % mà không giới hạn số lượng.
Tổng Kết
Trên đây là một số bước đơn giản giúp mình tối ưu Crypto nhàn rỗi trong danh mục đầu tư của mình. Làm sao để mỗi một Crypto cũng đều phải làm việc và tiếp tục sinh lời trong tương lai. Mong rằng qua bài viết này sẽ cung cấp tới mọi người những thông tin hữu ích và có thể áp dụng cho công việc đầu tư của mình,
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024