Celer Network là gì? Là dự án được Launchpad trên Binance vào năm 2019. Celer Network ra đời nhằm cung cấp giải pháp mở rộng cho các chuỗi khối hiện tại, đặc biệt là vấn đề kết nối. Vậy Celer Network là gì? Nó giải quyết các vấn đề trên ra sao? Hãy cùng Hak Research tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Để hiểu thêm về bài viết này, bạn có thể đọc các bài sau:
Celer Network Là Gì?
Celer Network là một nền tảng được xây dựng bằng bộ công cụ Cosmos SDK, cho phép chuyển các tin nhắn xuyên chuỗi nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Celer Network giúp các chuỗi có thể giao tiếp với nhau và người dùng có thể chuyển tài sản từ Chain này sang Chain khác thông qua cBridge.
Các tin nhắn trên Celer Network được chia thành 2 luồng và chuyển tiếp độc lập nhau. Tin nhắn sẽ được chuyển từ các dApp và được xác thực bởi SGN. SGN là lớp xác thực gồm các Validator, hoạt động theo cơ chế đồng thuận Pos.
Celer cho phép nhà phát triển xây dựng và vận hành các ứng dụng phi tập trung (dApp). Các dApp khi được xây dựng trên Celer Network sẽ tương thích với tất cả các Chain có kết nối với Celer. Điều đó, giúp người dùng dễ dàng chuyển tài sản từ các Chain khác sang.
Sản phẩm của Celer
- State Guardian Network (SGN - Mạng lưới giám hộ): SGN là một chuỗi Proof-of-Stake (PoS) chuyên dụng phục vụ mục đích giám sát các giao dịch L1 liên quan đến trạng thái L2 và chuyển thông tin lớp 2 trở lại lớp 1 một cách trung thực khi cần. Giúp bảo mật khả năng tương tác chuỗi chéo bằng cách stake CELR với SGN.
- Celer cBridge: Cung cấp khả năng tương tác xuyên chuỗi, phi tập trung thông qua SGN; Cung cấp thanh khoản sâu, hiệu quả thanh khoản cao, dễ sử dụng; cầu nối xuyên chuỗi cho NFT; cầu nối được bảo hiểm, ... cBridge
- Layer2.finance: Được ví như hệ thống giao thông công cộng của thành phố DeFi, cho phép mọi người truy cập tất cả các giao thức DeFi hiện có với chi phí tiết kiệm nhất. Layer2.finance có thể kết nối với tất cả các giao thức DeFi trên các chuỗi layer2 và chuỗi layer1.
Điểm nổi bật của Celer
- Hoàn toàn phi tập trung.
- Bảo vệ quyền riêng tư.
- Hỗ trợ 42 chuỗi và 152 token, giao dịch xuyên chuỗi cho NFT.
- Tiết kiệm chi phí giao dịch, phí giao dịch off chain bằng 0.
- Tốc độ giao dịch nhanh, khả năng mở rộng, giao dịch xuyên chuỗi
Mô Hình Hoạt Động
Kiến trúc của Celer Network
Celer Network bao gồm một kiến trúc phân lớp rõ ràng giúp tách rời nền tảng thành các mô-đun phân cấp. Kiến trúc này giúp đơn giản hóa đáng kể việc thiết kế, phát triển và bảo trì hệ thống để từng thành phần riêng lẻ có thể dễ dàng phát triển và thích ứng với những thay đổi.
Celer Network sắp xếp các lớp theo ngăn xếp và có thể gắn trên các chuỗi khối khác nhau, có tên là cStack, cấu trúc bao gồm 3 lớp:
- cChannel: Kênh trạng thái tổng quát của bộ Sidechain. Đây là lớp dưới cùng của Celer Network hỗ trợ chuyển đổi trạng thái linh hoạt và hiệu quả.
- cRoute: Bộ định tuyến truyền trạng thái giúp thanh toán một cách minh bạch. Thông lượng cao hơn 15 lần so với các giải pháp khác.
- cOS: Celer Network giới thiệu hệ điều hành coOS, một khung để mọi người dễ dàng phát triển, vận hành và tương tác với các dApp.
Cơ chế hoạt động của Celer Network
Hình trên là cơ chế hoạt động của Celer Network khi xử lý một lệnh từ người dùng. Lệnh sẽ được phân thành 2 phần và chuyển đi theo 2 luồng thông tin, phần tài sản di chuyển theo mũi tên màu xanh dương còn mũi tên mà xanh khác thì biểu thị cho đường truyền của dữ liệu. Và quá trình sẽ diễn ra như sau:
Đường truyền tài sản
- DApp sẽ chuyển tài sản của người dùng đến cầu nối cBridge. Ở đây, tài sản sẽ được chuyển vào Pool thanh khoản của cBridge.
- CBridge truyền bằng chứng đã nhận tài sản của người dùng đến SGN.
- SGN xác thực xong sẽ chuyển bằng chứng đến cBridge ở chuỗi đích.
- Tại cBridge ở chuỗi đích, nếu tài sản mà người dùng chuyển có đủ thanh khoản trong Pool thì cBridge sẽ chuyển tài sản trong Pool đến dApp chuỗi đích. Còn nếu không có đủ thanh khoản trong Pool thì cBridge ở chuỗi đích sẽ Mint Token dưới dạng bao bọc để chuyển đến dApp trên chuỗi đích cho người dùng.
Đường truyền dữ liệu
- DApp ở chuỗi đầu truyền dữ liệu của lệnh người dùng đến MassageBus. MassageBus là một phần của Celer Network. (1)
- MassageBus tiếp tục chuyển dữ liệu đến SGN. Tại đây các Validator sẽ xác thực dữ liệu. (2)
- Sau khi xác thực, dữ liệu sẽ được chuyển Executor. Đây là lớp chuyển tiếp dữ liệu. (5)
- Executor tiếp tục chuyển dữ liệu đến MassageBus ở chuỗi đích. (6)
- MassageBus chuyển dữ liệu đến cBridge chuỗi đích để cBridge kiểm tra cùng bằng chứng được gửi từ SGN. Nếu chúng khớp nhau thì cBridge mới chuyển tài sản đến dApp chuỗi đích. (7)
- MassageBus truyền dữ liệu đó đến dApp để dApp biết rõ địa chỉ ví cũng như tài sản mà nó cần phải chuyển đến người dùng. (8)
Core Team
Mo Dong I Co-Founder: Tiến sĩ từ Đại học Illinois Urbana Champaign (UIUC). Ông đã tải qua các việc làm như: trưởng nhóm kỹ thuật và giám đốc phát triển sản phẩm tại Veriflow, Trợ lý nghiên cứu tại Đại học Illinois và đồng sáng lập Tongqu Inc.
Junda Liu I Co - Founder: Ông là tiến sĩ Đại học UC Berkeley. Sau khi ra trường ông bắt đầu làm trưởng nhóm kỹ thuật Android, cung cấp dịch vụ chạy trên hơn 1.5 tỷ thiết bị. Ông là người đầu tiên đề xuất và phát triển định tuyến dựa trên DAG để đạt được khả năng phục hồi mạng nano giây (cải tiến 1000 lần so với hiện đại). Ông gia nhập Google vào năm 2011. Năm 2014, ông trở thành thành viên sáng lập của Project Fi.
Xiaozhou Li I Co - Founder: Ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Princeton. Xiaozhou đã làm việc tại Barefoot Networks và có 6 bằng sáng chế. Ông chuyên phát triển các thuật toán và giao thức có thể mở rộng để đạt được hiệu suất cao với chi phí thấp. Một trong số đó đã trở thành thành phần cốt lõi của các hệ thống được triển khai rộng rãi trên nền tảng máy học Google TensorFlow và khung xử lý gói DPDK của Intel.
Qingkai Liang I Co-founder: Ông là tiến sĩ Đại học MIT (Mỹ). Ông chuyên về các thuật toán điều khiển mạng tối ưu trong môi trường đối nghịch. Ông là tác giả đầu tiên của hơn 15 bài báo hàng đầu và đã phát minh ra 5 thuật toán định tuyến hiệu suất cao và mạnh mẽ đã được áp dụng thành công trong ngành như trong Raytheon BBN Technologies và Bell Labs. Ông từng nhận một số giải thưởng như: bài viết hay nhất tại IEEE MASCOTS 2017 và bài thuyết trình xuất sắc nhất tại IEEE INFOCOM 2016 và 2018.
Investor
Cả vòng Seed và Pravite dự án huy động thành công $30M từ các quỹ như Binance Labs, Pantera Capital, Arrington XRP Capital, DFG Capital, Signum Capital, Asteroid Capital.
19/03/2019: IEO thành công trên sàn Binance, huy động được $4M từ các nhà đầu tư cá nhân.
Tokenomic
Thông tin về Token của Celer Network
- Tên token: Celer Network
- Kí hiệu: CELR
- Loại Token: Utility
- Blockchain: Ethereum
- Contract: 0x4f9254c83eb525f9fcf346490bbb3ed28a81c667
- Tổng cung: 10.000.000.000 CELR
Token Allocation
- Seed round: 11.5%
- Private round: 15.5%
- Binance Launchpad: 6.0%
- Đội ngũ phát triển: 18.3%
- Cố vấn dự án: 1.7%
- Foundation: 17%
- Marketing và Hệ sinh thái: 5.0%
- Phần thường Mining: 25%
Token Release
Cho đến thời điểm hiện tại thì hầu hết Token được phân bổ cho các bên đã mở khóa. Chỉ riêng phần thường dành cho Mining vẫn sẽ trả dần trong hơn 4 năm nữa. 0
Token Use Case
CELR là Utility Token (token tiện ích), được sử dụng cho các mục đích:
- Thanh toán phí phát sinh khi thực hiện các dịch vụ trên nền tảng.
- Làm phần thưởng dành cho người dùng dựa vào những đóng góp của họ.
- Dùng để Stake, người dùng có thể trở thành State Guardian để bảo vệ và duy trì hệ thống khi vận hành.
Sàn Giao Dịch
CELR Token được giao dịch trên rất nhiều sàn giao dịch lớn: Binance, Gate, OKX, CoinEX, XT.Com, Crypto.com, LBanhk, MEXC, ...
Kênh Thông Tin Dự Án Celer Network
- Website: https://www.celer.network/
- Twitter: https://twitter.com/CelerNetwork
- Discord: https://discord.gg/Trhab5w
- Medium: https://medium.com/celer-network
- Telegram: https://t.me/celernetwork
- Github: https://github.com/celer-network
Tổng Kết
Celer là một giao thức có khả năng tương tác đa chuỗi tốt, kết nối thanh khoản, NFT và truyền thông điệp chung qua hơn 40 chuỗi khối một cách nhanh chóng, chi phí thấp và an toàn.
Celer Network được phát triển bởi Core Team có trình độ và bề dày kinh nghiệm. Được đầu tư bởi các quỹ lớn và là dự án thứ 3 Launchpad trên Binance trong năm 2019.
Celer Network hỗ trợ chuyển tài sản thông qua Pool trên cBridge và bọc Token. Điều đó giúp tài sản có thể chuyển xuyên chuỗi thông qua Celer được đa dạng hơn. Với cơ chế đơn giản và bảo mật bằng cách chia thành 2 luồng chuyển tiếp thông tin để xác thực. Nhờ đó mà Celer hoạt động rất ổn đinh.
Hy vọng những thông tin trên giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về Celer Network và có những quyết định đầu tư cho riêng mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- DojoSwap (DOJO) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử DojoSwap - May 13, 2024
- Lista DAO (LISTA) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Lista DAO - May 12, 2024
- Ambit Finance (AMBT) là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện TửAmbit Finance - April 18, 2024