Chinlink là dự án cung cấp dịch vụ Oracle số một trong Blockchain. Chưa dừng chân với Oracle, vừa qua Chainlink đã ra mắt sản phẩm Crosschain có tên là Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) để hỗ trợ chuyển tài sản chuỗi chéo theo cơ chế Mint/Burn.
Crosschain là một mảng rất cần thiết để loại bỏ rào cản giữa các Blockchain nhưng công nghệ hiện tại vẫn chưa đáp ứng và rủi ro bị Hack quá cao. Cross-Chain Interoperability Protocol của Chainlink được xem là công nghệ chuỗi chéo tiên tiến nhất cùng CCTP của Circle và Omnichain của layerZero.
CCIP chính thức ra mắt cũng là lúc đánh dấu Chainlink chính thức tham chiến trong mảng Crosschain. Mảng này cực kỳ tiềm năng và sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai, cùng với lượng người dùng và công nghệ sẵn có thì Chainlink là mốt cái tên đáng được mong chờ để giúp Blockchain hay DeFi phát triển hơn nữa.
Vậy Cross-Chain Interoperability Protocol là gì? Điểm nổi bật của CCIP là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Để hiểu thêm về CCIP, bạn có thể đọc các bài viết sau:
Cross-Chain Interoperability Protocol Là Gì?
Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) hay còn gọi là giao thức tương tác chuỗi chéo, có thể xem CCIP là cơ sở hạ tầng để truyền tin nhắn hay chuyển mã thông báo liên chuỗi theo cơ chế Mint - Burn và cơ chế Lock - Unlock. Cơ bản thì CCIP có nhiều nét tương đồng với CCTP của Circle.
CCIP giúp chuyển tài sản hay Token giữa các chuỗi nhanh chóng và theo cơ chế Mint - Burn nên không bị trượt giá hay tốn nhiều phí, chỉ cần thanh toán phí Gas của chuỗi gốc thì lệnh sẽ được hoàn thành. Dựa trên dữ liệu và thông tin được cập nhật theo thời gian thực và bảo mật của chính Chainlink nên CCIP có độ bảo mật rất cao.
CCIP đang hỗ trợ cho các mạng lưới Ethereum, Avalanche, Polygon và Optimism. Trong tương lai CCIP sẽ tiếp tục cho hầu hết các Blockchain khác trong thị trường.
Với CCIP thì các DApp có thể sử dụng để xây dựng các giao thức Cross-chain, DEX Cross-chain hay Lending Cross-chain,...
CCIP hỗ trợ thanh toán phí bằng LINK và bằng các tài sản thay thế, hiện có dạng tiền Gas blockchain gốc và phiên bản được bao bọc ERC 20 của chúng. Các khoản thanh toán được thực hiện bằng tài sản thay thế sẽ được tính ở mức cao hơn so với các khoản thanh toán bằng LINK. Trả bằng LINK sẽ rẻ hơn 10% và phí sẽ dành một phần để trả cho LINK Staking vì có sử dụng dịch vụ Oracle của Chainlink.
Cấu tạo Của Cross-Chain Interoperability Protocol
- Active Risk Management (ARM) Network: Là một mạng độc lập, riêng biệt, liên tục theo dõi và xác thực hành vi của mạng CCIP chính, cung cấp một lớp bảo mật bổ sung bằng cách xác minh độc lập các hoạt động xuyên chuỗi để phát hiện hoạt động sai sót.
- Committing (cam kết): Là bộ phận nhận nhiệm vụ đọc thông tin hoặc tin nhắn từ OnRamp trên chuỗi nguồn, sau đó chuyển dữ liệu đến OffRamp trên chuỗi đích.
- Executing (thi hành): Nhận nhiệm vụ ra lệnh cho OffRamp trên chuỗi đích mint hoặc chuyển Token trong Pool đến người dùng.
- Ramp: Như một ứng dụng khách đặt trên các mạng lưới, khi thực hiện ở chuỗi nguồn thì gọi là OnRamp còn ở chuỗi đích thì gọi là OffRamp. Trên Ramp có gắn Pool thanh khoản để chứa tài sản hỗ trợ cơ chế Lock - Unlock.
Điểm Nổi Bật Của CCIP
- Cơ chế bảo mật cao nhờ mạng lưới ARM Network.
- Hỗ trợ cả cơ chế Mint - Burn và Lock - Unlock.
- Tính phí bằng LINK hoặc Token Gas khác.
- Hỗ trợ các giới hạn tốc độ có thể tùy chỉnh đối với số lượng mã thông báo có thể được chuyển trong một khoảng thời gian nhất định.
Cơ Chế Hoạt Động Của CCIP
Cơ chế hoạt động tổng quát
Cơ bản thì cách chuyển tài sản của Cross-Chain Interoperability Protocol rất đơn giản. Với cơ chế Mint - Burn thì sẽ đốt Token người gửi ở chuỗi nguồn và in Token ở chuỗi đích sau đó chuyển đến ví người dùng trên chuỗi đích. Còn với cơ chế Lock - Unlock thì sẽ khóa Token người gửi ở Pool thanh khoản chuỗi nguồn sau đó chuyển Token ở Pool chuỗi đích đến ví người dùng ở chuỗi đích.
Sự liên hệ giữa chuỗi nguồn và chuỗi đích là tương tác thông qua những tin nhắn được truyền qua lại. Những tin nhắn này được cam kết và xác nhận bởi mạng lưới ARM kết hợp với dữ liệu được cung cấp từ Oracle Chainlink.
Cơ chế hoạt động chi tiết
- Khi người dùng thực hiện gửi Token, Token sẽ được chuyển đến OnRamp để đốt hoặc khóa vào Token Pool tùy vào cơ chế đang hỗ trợ.
- Committing sẽ đọc dữ liệu từ OnRamp sau khi đốt hoặc khóa Token và chuyển dữ liệu đến Commit Store (cửa hàng lưu trữ các cam kết) để thực hiện việc xác thực ở bước tiếp theo.
- Active Risk Management (ARM) Network thực hiện việc kiểm tra lại thông tin bằng cách đọc lại dữ liệu ở OnRamp và nếu dữ liệu được xác nhận là đúng thì nó sẽ chuyển tin xác nhận đến Commit Store.
- Executing đọc thông tin từ Commit Store và OnRamp sau đó gửi thông tin đúc hoặc mở khóa Token trong Pool đến OffRamp.
- Sau khi nhận thông tin từ Executing và đọc lại dữ liệu từ Commit Store thì OffRamp thực hiện đúc mới token hoặc mở lấy Token trong để chuyển đến địa chỉ ví người dùng ở chuỗi đích.
Ứng Dụng Của CCIP
- Tài sản được mã hóa chuỗi chéo: Chuyển mã thông báo qua các chuỗi khối từ một giao diện duy nhất và không phải xây dựng giải pháp cầu nối của riêng bạn.
- Tài sản thế chấp chuỗi chéo: Khởi chạy các ứng dụng cho vay chuỗi chéo cho phép người dùng ký gửi tài sản thế chấp trên một chuỗi khối và vay tài sản trên một chuỗi khối khác.
- Mã thông báo đặt cược thanh khoản trên nhiều chuỗi: Kết nối mã thông báo đặt cược thanh khoản trên nhiều chuỗi khối để tăng mức độ sử dụng của chúng trong các ứng dụng DeFi trên các chuỗi khác.
- NFT chuỗi chéo: Cung cấp cho người dùng khả năng đúc NFT trên chuỗi khối nguồn và nhận nó trên chuỗi khối đích.
- Trừu tượng hóa tài khoản chuỗi chéo: Xây dựng ví hợp đồng thông minh với các khả năng CCIP gốc để cải thiện trải nghiệm người dùng khi thực hiện các lệnh gọi chức năng chuỗi chéo. Chẳng hạn, cho phép người dùng phê duyệt các giao dịch trên bất kỳ chuỗi nào bằng một ví duy nhất.
- Chơi trò chơi liên chuỗi: Tạo trải nghiệm chơi trò chơi không liên quan đến chuỗi khối cho phép người chơi lưu trữ các vật phẩm có giá trị cao trên các chuỗi khối an toàn hơn trong khi chơi trên các chuỗi khối có khả năng mở rộng hơn.
- Lưu trữ và tính toán dữ liệu chuỗi chéo: Sử dụng các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu tùy ý trên chuỗi đích và thực hiện tính toán trên đó bằng giao dịch trên chuỗi nguồn.
Một Số Dự Án Sử Dụng Cross-Chain Interoperability Protocol
Synthetix
Synthetix là một giao thức DeFi hoạt động như một lớp thanh khoản cho một hệ sinh thái gồm các công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh trên chuỗi. Một trong những bổ sung gần đây cho Synthetix V3, Synth Teleporter cung cấp cho người dùng một phương pháp hợp lý để chuyển thanh khoản Synth giữa các chuỗi. Tính năng này hoạt động bằng cách đốt sUSD (đơn vị tài khoản của giao thức) trên chuỗi nguồn, sau đó đúc một lượng sUSD tương đương trên chuỗi đích.
Synth Teleporter sử dụng Chainlink CCIP để ghi và đúc mã thông báo trên các chuỗi một cách an toàn và chính xác, đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy. Mô hình đốt và đúc độc đáo này thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn cao hơn mà không cần đến nhóm thanh khoản. Khi làm như vậy, Synth Teleporters cho phép thanh khoản Synthetix chảy tới các khu vực có nhu cầu cao nhất, bỏ qua các ràng buộc liên quan đến cầu nối mã thông báo truyền thống.
Aave
Aave là một giao thức thanh khoản không giam giữ cho phép người dùng vay và cho vay tài sản trên chuỗi. Aave trước đây đã sử dụng một số cầu nối gốc chuỗi khác nhau để hỗ trợ cơ chế quản trị đa chuỗi của mình và sử dụng Ethereum làm mạng bỏ phiếu. Kiến trúc chuỗi chéo này khiến người tham gia bỏ phiếu tốn kém và tạo ra chi phí phát triển và bảo trì đáng kể.
Sau khi Chainlink CCIP khả dụng, cộng đồng Aave đã bỏ phiếu tích hợp giao thức này vì thiết kế tiết kiệm gas, cơ sở hạ tầng đã được thử nghiệm theo thời gian, khả năng mở rộng sang các mạng mới và khả năng tích hợp dễ dàng. Do đó, BGD Labs một sáng kiến phát triển Web3, đang tích hợp Chainlink CCIP vào Aave Governance V3.
So Sánh CCIP Với CCTP
CCIP | CCTP | |
---|---|---|
Trả phí | LINK hoặc Token Gas khác | USDC |
Tài sản hỗ trợ | Đa tài sản | USDC |
Bảo mật | Tốt hơn | Kém hơn |
Khả năng ứng dụng cao hơn | Thích hợp cho việc xây dựng các dApp Crosschain | Bị hạn chế vì chỉ hỗ trợ USDC |
Phi tập trung | Phi tập trung vì được quản lí bởi giao thức Chainlink | Tập trung vì được kiểm soát bởi Circle |
Tính tùy chỉnh | Cao | Thấp |
Cơ chế hỗ trợ | Mint/Burn và Lock/Unlock | Mint/Burn |
Dự Phóng Cá Nhân Về CCIP
CCIP là một sản phẩm khá Trend và sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai nhờ sự ứng dụng cao và những lợi ích kinh tế mà nó mang lại. CCIP cũng sẽ thúc đẩy thị trường DeFi, đặc biệt là Omnichain trở nên cạnh tranh hơn.
CCIP có nhiều tiện ích và tính cạnh tranh rất cao, nếu xét về tính ứng dụng thì CCIP sẽ có nhiều lợi thế hơn so với Circle. Sự cạnh tranh cao đến từ chuẩn Token Omnichain và cơ sở hạ tầng của LayerZero.
Điểm đặc biệt của CCIP là trả phí bằng LINK sẽ được giảm 10% so với việc trả phí các Token Gas khác. Và một phần phí sẽ được chuyển đến cho những người Staking LINK vào mạng lưới Oracle. Thúc đẩy động lực nắm giữ LINK trong dài hạn.
Tổng Kết
Như vậy mình đã làm rõ Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) là gì? Những điểm nổi bật của CCIP, liệu CCIP với việc lấy hoặc ưu tiên LINK làm phí giao dịch có tạo nên một động lực tăng trưởng cho LINK trong thời gian dài hạn sắp tới hay không? Hy vọng bài viết mang nhiều thông tin hữu ích đến bạn!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024