Fully Onchain Gaming (FOCG) đang được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây như một mảng mới trong thị trường Gamefi. Trong bài viết này, hãy cùng Hak Research tìm hiểu về Fully Onchain Gaming là gì và liệu nó có trở thành xu hướng tiếp theo trên thị trường không nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu hơn nhé.
Fully Onchain Gaming (FOCG) Là Gì?
Fully Onchain Gaming là một trò chơi mà tất cả các yếu tố từ tài sản, logic và trạng thái trong game đều được triển khai trên Blockchain. Cụ thể mỗi trò chơi Fully Onchain Gaming đều có 3 đặc điểm sau:
- Logic trong game: Tất cả các hành động, tài sản, điểm số và thành tích của người chơi trong trò chơi đều được ghi lại trên Blockchain và được thực hiện bằng Smart Contract.
- Trạng thái được chia sẻ: Dữ liệu trong trò chơi được lưu trữ trên Blockchain và bất kì người chơi nào cũng có thể truy cập được.
- Tạo các bản Mod tùy chỉnh: Vì tất cả dữ liệu và logic trong trò chơi đều được lưu trữ trên Blockchain nên bất kì ai cũng có xem và tạo ra những bản Mod riêng phù hợp với mong muốn của mình. Ví dụ: Với một game A mà một nhóm người chơi cảm thấy logic trong game không hợp lí thì họ có thể kiểm tra Smart Contract của game và sửa đổi logic trong game theo mong muốn của mình từ đó sẽ tạo ra các bản Mod khác trong game.
Qua đây chúng ta thấy Fully Onchain Gaming có một điểm vô cùng khác biệt so với các game trước đó là bị ảnh hưởng rất lớn từ cộng đồng và giảm sự phụ thuộc vào nhà sản xuất game. Một nhà sản xuất game nếu vận hành game không tốt thì cộng đồng hoàn toàn có thể tạo bản Mod riêng và tự vận hành game. Qua đó chúng ta thấy sự đóng góp của cộng đồng trở nên quan trọng hơn, tất cả vì sự thành công của game.
Fully Onchain Gaming Mở Ra Một Khái Niệm Mới Game Web 2.5
Khi những tựa game Fully Onchain Gaming xuất hiện gần đây thì một khái niệm mới đã xuất hiện trên thị trường mang tên game Web 2.5. Vậy Game Web 2.5 là gì thì mọi người có thể hiểu đơn giản game Web 2.5 là sự kết hợp giữa game Web2 và game Web3 trong đó tài sản trong game như: NFT và token được lưu trữ trên Blockchain trong khi logic và trạng thái trong trò chơi vẫn được triển khai trên Server như các game Web2 truyền thống.
Dóng theo khái niệm này thì chúng ta thấy rất nhiều tựa gamefi nổi tiếng trên thị trường đều là game web2.5, điển hình như: Axie Infinity, The Sandbox, illuvium hay game AAA mới nổi gần đây là Big Time.
Vậy còn về game Web3, đó chính là Fully Onchain Gaming khi tất cả nội dung trong trò chơi đều được triển khai trên Blockchain. Chúng ta đã thấy một số game FOCG nổi bật ở thời điểm hiện tại như: Pirate Nation, Dark Forest hay game Sui 8192.
Vậy có thể mọi người sẽ đặt ra một câu hỏi: Liệu Game Web3 hay game Web 2.5 sẽ tốt hơn với người chơi?
Điều này rất khó nói ở thời điểm hiện tại, khi cơ sở hạ tầng của Blockchain chưa hoàn thiện đặc biệt là dành cho mảng GameFi thì nếu thiết kế theo kiểu game Web3 hay Fully Onchain Gaming thì tình trạng delay, lag có thể là một yếu tố cần xem xét. Ngoài ra triển khai Logic trong game dưới dạng Smart Contract đối với những game phức tạp là khá khó thực hiện và chúng ta cũng thấy điển hình ở thời điểm hiện tại đa phần các Fully Onchain Game đều có nội dung game khá đơn giản.
Còn đối với game Web2.5 thì đa phần vấn đề trên đều được giải quyết nhưng người chơi sẽ phải đối mặt với sự can thiệp của nhà phát hành vào trong trò chơi mặc dù sự can thiệp này sẽ ít hơn so với các tựa game Web2 truyền thống.
Nhìn chung, theo ý kiến cá nhân của mình thì game Web2.5 và game Web3 ở thời điểm hiện tại sẽ phát triển song song và đến một giai đoạn khi cơ sở hạ tầng của Blockchain trở nên vững trãi thì lúc đó các tựa game sẽ chuyển dần sang Web3.
Giải Pháp Khắc Phục Nhược Điểm Của Fully Onchain Gaming Ở Thời Điểm Hiện Tại
- Blockchain tạm thời: Trong trường hợp dữ liệu được tạo ra trong hoạt động không có giá trị đặc biệt thì dữ liệu này có thể được thiết kế để tự động biến mất sau một khoảng thời gian nhất định. Cái hay của phương pháp này là ngay cả dữ liệu khác cũng có thể được kết nối và chuyển sang một Blockchain khác vì vậy sẽ giữ lại tất cả thông tin có giá trị.
- Biên dịch trước cho các ứng dụng: Robbinson dự kiến phát triển các Blockchain được thiết kế riêng cho các ứng dụng chơi game, điều này sẽ giúp các game Onchain hoạt động tốt hơn.
- Battle Rollup: Thay vì lưu lại toàn bộ trạng thái trong trò chơi thì phương pháp này sẽ chỉ giữ lại một phần trạng thái. Chiến lược này cho phép trò chơi duy trì sự tin cậy trong khi giảm đáng kể khả năng tính toán. Cách tiếp cận Battle Rollup hứa hẹn sẽ nâng cao khả năng mở rộng và hiệu suất mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của trò chơi.
Hướng Đi Tiếp Theo Của Fully Onchain Gaming
Ở chu kì hoàng kim của GameFi năm 2021 thì đa phần các tựa game đều ra mắt được một thời gian sau đó vấn đề về lạm phát NFT và Token đã khiến các game chết dần chết mòn theo thời gian. Đây không chỉ là vấn đề của riêng các tựa game Fully Onchain Gaming mà là vấn đề chung của tất cả tựa gamefi ở thời điểm hiện tại cần giải quyết.
Để tìm ra phương pháp giải quyết quả thực là một điều khó nhưng chúng ta có thể học hỏi mô hình mà các tựa game Web2 đã áp dụng và thành công chẳng hạn như Clash of Clans. Khi người dùng tham gia vào game và đi khai thác sẽ kiếm về vàng và sau đó sử dụng vàng để nâng cấp nhà, vũ khí. Các tựa game fully Onchain Gaming có thể tận dụng điều này để giảm tỉ lệ lạm phát mà người dùng farm được trong game.
Tuy vậy, nếu coi vấn đề lạm phát trong các tựa gamefi đã được giải quyết thì một câu hỏi đặt ra là: Người chơi có quan tâm đến việc chơi một tựa game lâu dài hay không?
Nhìn chung, câu trả lời vẫn là không. Đối với nhiều người chơi việc chơi game chỉ vì niềm vui và trải nghiệm mà trò chơi mang lại và thường bỏ đi sau một thời gian.
Tuy nhiên, có những tựa game Web2 đã tồn tại hàng chục năm chẳng hạn như EVE Online với hình thức nhượng quyền thương mại. Trò chơi đã tồn tại hơn 20 năm và vẫn có tới 100.000 người dùng hoạt động hàng ngày, đây là mục tiêu của nhiều trò chơi Web3. Người chơi đến với trò chơi không phải vì nội dung mới do nhà phát triển cung cấp mà vì thế giới kinh tế và xã hội phong phú mới nổi do những người chơi khác thúc đẩy. Các trò chơi cổ điển khác như StarCraft II, Minecraft và RuneScape vẫn thu hút hàng trăm nghìn người dùng hoạt động thậm chí hơn một thập kỷ sau.
Các trò chơi Fully Onchain Gaming có thể tận dụng điều này để xây dựng một nền kinh tế bền vững mang đến cho người chơi toàn quyền kiểm soát các vật phẩm họ mua và kết quả của những nỗ lực trong trò chơi mà họ đạt được. Người chơi thậm chí có thể định hình lại lối chơi ban đầu theo ý thích của mình và thành lập bang hội với những người chơi khác để duy trì sự tồn tại lâu dài của game. Ngay cả khi họ quyết định rời khỏi trò chơi, người chơi mới vẫn có thể tiếp tục trò chơi mà họ đã dừng lại và tiếp tục phát triển.
Tổng kết
Mọi đổi mới mang tính đột phá đều gặp phải những thách thức ban đầu trước khi đạt được thành công. Mình tin rằng Fully Onchain Gaming là một trong số đó với những thách thức ở thời điểm hiện tại nhưng với những ưu điểm và sự khác biệt mà nó mang lại thì trong tương lai thực sự rất đáng mong chờ. Trên đây là những gì mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- The Band Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Band Bears - November 21, 2024
- Phân Tích Bio Protocol: Dự Án DeSci Được Đầu Tư Bởi Binance Labs - November 21, 2024
- Phân Tích Vana: Mạng Lưới Dữ Liệu Phi Tập Trung - November 17, 2024