Các blockchain hiện tại đang sử dụng rất nhiều cơ chế đồng thuận khác nhau để giải quyết ít nhất 2 trong 3 vấn đề của bộ 3 bất khả thi, Proof of Authoriy cũng được sinh ra để giải quyết các vấn đề trên. Cùng Hak Research đi tìm hiều về Proof of Authority là gì? Có thực sự giải quyết được các vấn đề đang tồn tại từ lâu nay của blockchain?
Proof Of Authority Là Gì?
Proof of Authority (PoA) là một thuật ngữ trong lĩnh vực blockchain, nó là một thuật toán đồng thuận dựa trên sự uỷ quyền của một số thực thể được xác định trước để xác nhận các giao dịch và khối mới.
Các thực thể này được gọi là "các tổ chức uỷ quyền" và họ có trách nhiệm cho việc xác thực giao dịch. Không phải máy tính như trong Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS), PoA thường được sử dụng trong các mạng blockchain riêng tư hoặc sỡ hữu bởi doanh nghiệp.
Số lượng validator của các PoA thường không lớn hơn 100, nó đảm bảo được tính bảo mật và khả năng mở rộng rất tốt tuy nhiên nếu xét về độ phi tập trung thì không thể đảm được.
Để được tham gia vào một mạng lưới blockchain sử dụng cơ chế Proof of Authority thì những người được chọn cần phải stake một lượng token nền tảng, nếu xảy ra gian lận hay bất kỳ vấn đề nào thì họ sẽ bị phạt dựa vào lượng token đó.
Các Vấn Đề Mà Proof Of Authority Giải Quyết Là Gì?
Chúng ta sẽ cùng nhìn lại bộ ba bất khả thi là vấn đề mà tất cả các blockchain đều gặp phải đó chính là:
- Tính phi tập trung: Thể hiện ở số lượng người tham gia vào xác thực mạng lưới.
- Tính bảo mật: Thể hiện ở việc blockchain đó có dễ bị tấn công hay không.
- Khả năng mở rộng: Thể hiện ở tốc độ giao dịch và phí giao dịch mà người dùng phải chi trả.
Các cơ chế đồng thuận phổ biến ở thời điểm hiện tại như Proof of Work hay Proof of Stake đang giải quyết rất tốt 2 vấn đề là tính phi tập trung và tính bảo mật tuy nhiên khả năng mở rộng lại rất kém vì số lượng các node hoặc validator tham gia xác thực rất nhiều.
Proof Of Authority giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng bằng cách giới hạn số lượng validator được tham gia vào mạng lưới và xác minh danh tính tất cả các validator tham gia vào mạng lưới để đảm bảo được độ bảo mật.
Việc làm này sẽ giúp cho trải nghiệm của người dùng được nâng cao tuy nhiên giảm số lượng tính phi tập trung của mạng lưới mất đi, mà đây lại là tính chất cốt lõi của các blockchain.
Ưu Điểm Của Proof Of Authority
Proof of Authority có những ưu điểm sau:
- Tăng tốc độ giao dịch: do không có quá trình giải quyết câu đố tính toán, PoA có thể xác nhận giao dịch nhanh hơn so với Proof of Work và Proof of Stake.
- Tính phân cấp và phân quyền: PoA có thể giao quyền quản lý blockchain cho các đại diện được chỉ định, đảm bảo tính phân cấp và phân quyền của hệ thống.
- Tiết kiệm năng lượng: PoA không đòi hỏi phải sử dụng sức mạnh tính toán cao như PoW, do đó tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Khả năng mở rộng: PoA có thể mở rộng hơn so với PoW và PoS, do không cần có nhiều nút quản lý và tính toàn vẹn được đảm bảo bởi các đại diện được chỉ định.
Nhược Điểm Của Proof Of Authority
Proof of Authority cũng có những nhược điểm như sau:
- Không phân tán: PoA không thực sự phân tán và có thể tạo ra một số vấn đề về tính bảo mật và độ tin cậy khi các validator được chỉ định có thể bị tấn công. (ví dụ: Axie Infinity đã từng bị tấn công $600M)
- Sự tập trung quyền lực: PoA có thể tạo ra sự tập trung quyền lực và không đảm bảo tính công bằng trong trường hợp các validator được chỉ định không trung thực hoặc móc nối với nhau với mục đích xấu.
- Khả năng xử lý ảnh hưởng: Nếu các validator bị ảnh hưởng bởi các sự cố kỹ thuật hoặc tấn công, khả năng xử lý của blockchain có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khó khăn trong công tác chọn lọc validator: Việc chọn lọc validator tham gia vào PoA có thể rất khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp không có sự đồng thuận rõ ràng và đáng tin cậy giữa các bên liên quan.
- Không phù hợp với đa phần blockchain: Đa phần blockchain ở thời điểm hiện tại đều được vận hành bởi một mạng lưới các node và validator rất lớn nên việc xác minh tất cả người tham gia gần như là điều không thể.
Các Dự Án Sử Dụng Cơ Chế PoA Nổi Bật
BNB Chain
BNB Chain là một blockchain do chính sàn giao dịch lớn nhất thị trường Crypto ở thời điểm hiện tại xây dựng và phát triển. Ban đầu Binance đặt tên cho blockchain này là Binance Smart Chain, tuy nhiên sau đó đã đổi lại thành BNB Chain vì lo ngại các vấn đề về pháp lý.
Hiện tại BNB Chain đang hoạt động với chỉ 29 validator được xác minh bởi Binance, tốc độ giao dịch trên mạng lưới này cũng khá nhanh với TPS trung bình là 50 và phí giao dịch chỉ khoảng $0.02 cho một giao dịch chuyển tiền.
Ronin Network
Ronin Network là một Sidechain được phát triển bởi đội ngũ Sky Mavis dành riêng cho gaming với dự án nổi bật nhất chính là Axie Infinity. Ethereum đã từng là lựa chọn của Sky Mavis để phát triển game tuy nhiên đội ngũ dự án đã chọn cách xây dựng Ronin vì Ethereum quá đắt và không phù hợp cho gaming.
Có 12 Governing Validators đã được xác minh sẽ tham gia xác thực giao dịch một cách mặc định, ngoài ra còn có thêm 10 validator có số token staking cao nhất cũng sẽ tham gia xác thực. Con số này đã tăng lên khá nhiều nếu so sánh với 9 validator ở thời điểm mạng lưới này bị hack gây thất thoát $600M.
Các blockchain cho sàn giao dịch
Ngoài BNB Chain ra thì cũng có rất nhiều sàn giao dịch blockchain cho riêng mình cũng sử dụng cơ chế đồng thuận PoA như Cronos(Crypto.com), HECO Chain (Houbi), OKChain (OKX),.. Sỡ dĩ các sàn giao dịch lại ưu tiên sử dụng cơ chế này vì nó đơn giản và dễ dàng triển khai với mối quan hệ có sẵn của họ.
Tổng Kết
Trên đây là những điều bạn cần biết để hiểu Proof of Authority là gì? Hy vọng qua bài viết này Hak Research đã mang đến cho mọi người một các nhìn tổng quan về cơ chế đồng thuận được không ít blockchain lớn thời điểm hiện tại sử dụng.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024