I. Smart Contract là gì?
Smart Contract hay còn được hiểu là hợp đồng thông minh là các chương trình máy tính chạy trên Blockchain nhằm mục đích thực hiện, kiểm soát, lưu trữ các giao dịch một cách có điều kiện.
Smart Contract đại diện cho các điều khoản và điều kiện của một giao thức. Hợp đồng thông minh được lập trình bằng các dòng code và tải lên trên tất cả các node của một Blockchain, các node sẽ dựa vào đó để xác thực giao dịch có liên quan tới giao thức.
Về cơ bản, khi nhìn vào một Smart Contract thì nó không khác gì một địa chỉ ví bình thường trên Blockchain. Nó có một địa chỉ duy nhất, có thể gửi, nhận và lưu trữ các token một cách bình thường. Điểm khác biệt lớn nhất là Smart Contract được lập trình sẵn và không thể sửa đổi được.
II. Sự ra đời của Smart Contract.
Các hợp đồng thông minh lần đầu tiên được đề xuất vào đầu những năm 1990 bởi Nick Szabo, nó được sử dụng để chỉ “một tập hợp các lời hứa, được chỉ định ở dạng kỹ thuật số, bao gồm các giao thức mà các bên thực hiện theo những lời hứa này”.
Dạng đơn giản nhất của các hợp đồng thông minh trên blockchain được đặt nền móng từ Bitcoin. Tuy nhiên, nó vẫn rất đơn giản để có thể thỏa mãn được mọi yêu cầu về hợp đồng thông minh thực sự. Khái niệm hợp đồng thông minh phổ biến ngày nay được xuất phát từ Ethereum với Ethereum Smart Contract, nó cung cấp một phương thức mới để thiết lập các dạng hợp đồng trên ngôn ngữ Solidity chạy trên máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine).
Nhờ ứng dụng mạnh mẽ của Smart Contract vào công nghệ Blockchain mà Defi ra đời và phát triển mạnh mẽ. Defi giải quyết các bài toán về vấn đề tính minh bạch và phân quyền, đặt nền móng để đưa cả thị trường tài chính truyền thống Cefi vào Defi.
III. Smart Contract hoạt động như thế nào?
Smart Contract hoạt động bằng cách tuân theo các câu lệnh đơn giản “nếu…thì…” được viết thành mã trên Blockchain.
Smart Contract chịu trách nhiệm thực thi và quản lý các hoạt động giao dịch của người dùng thông qua nó trên Blockchain.
- Các thành phần cơ bản tham gia một Smart Contract:
- Chữ ký. Hai hoặc nhiều bên phải đồng ý để tiếp tục với các điều khoản và điều kiện được đề xuất.
- Xác định rõ chủ thể của hợp đồng. Chủ thể phải nằm trong bối cảnh của môi trường smart contract. Cụ thể với các điều khoản. Các điều khoản cần phải chính xác và được mô tả chi tiết.
Ví dụ: Smart Contract của Ethereum dựa trên ngôn ngữ lập trình Solidity và Serpent. Do đó, thỏa thuận phải theo các thuật ngữ toán học cụ thể tương thích với ngôn ngữ chính xác. Khi các yêu cầu này được đặt ra, bạn có thể tham gia Smart Contract dựa trên blockchain.
Giải thích cơ chế hoạt động của Smart Contract một cách dễ hiểu
Khi Smart Contract chưa được áp dụng rộng rãi như hiện nay, thì hai hay nhiều bên giao dịch với nhau sẽ lập một bản hợp đồng và cần tới một bên thứ ba làm trung gian để đảm bảo giao dịch đó được thực hiện.
Tuy nhiên, khi có Smart Contract thì các bên chỉ cần viết một bản hợp đồng và để nó tự hoạt động một cách công bằng mà không cần tới bên thứ 3 trung gian.
Lấy ví dụ đơn giản nhất là việc so sánh giữa ICO và IDO.
- Đối với ICO, khi dự án muốn gọi vốn một thì sẽ cần một số tiền nhất định làm phí để được ICO trên các sàn CEX như Binance, Coinlist,.. Tùy vào độ lớn và uy tín của sàn mà số tiền này có thể giao động từ vài ngàn đô tới vài trăm ngàn đô.
- Đối với IDO thì dự án chỉ cần tạo một Smart Contract và để nó tự tương tác giữa người dùng và dự án.
IV. Ưu điểm và nhược điểm của Smart Contract.
Ưu điểm của Smart Contract
Vì có thể được lập trình nên khả năng tùy biến và thiết kế theo nhiều hướng khác nhau sẽ giúp Smart Contract dễ dàng được ứng dụng vào nhiều thứ hơn.
Vì các Smart Contract được viết và thực hiện trên Blockchain nên mọi thông tin sẽ được công khai hoàn toàn, mọi người có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ liên quan tới việc thực thi các giao dịch.
Tốc độ và tính hiệu quả sẽ được đảm bảo vì Smart Contract sẽ được thực hiện hoàn toàn nhờ các chương trình máy tính, không cần sử dụng tới các thủ tục và giấy tờ.
Như đã đề cập ở trên, Smart Contract hoạt động mà không cần tới bên thứ 3 vì thế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch, người dùng và dự án chỉ phải trả phí giao dịch rất rẻ cho các node của Blockchain.
Nhược điểm của Smart Contract
Smart Contract sẽ rất an toàn nếu được viết và tối ưu hóa các dòng code, tuy nhiên khá nhiều Smart Contract hiện nay đang chứa nhiều lỗ hổng. Hacker có thể lợi dụng các lỗ hổng này để đánh cắp tài sản của người dùng một cách dễ dàng. Hiện nay cũng có nhiều dự án đang có dịch vụ audit Smart Contract vì vậy các Smart Contract được audit sẽ có độ an toàn cao hơn.
Cũng vì chạy trên các Blockchain nên Smart Contract sẽ không thể sửa đổi và nâng cấp, vì vậy khi phát hiện các lỗ hổng thì bắt buộc các nhà phát triển phải khởi tạo một Smart Contract mới.
Smart Contract nói riêng hay Blockchain nói chung đều chưa được các chính phủ công nhận, nên các sự cố xảy ra liên quan tới Smart Contract dẫn tới ảnh hưởng xấu cho người dùng sẽ không được chính phủ hỗ trợ.
V. Các ứng dụng của Smart Contract
Ở hiện tại các Smart Contract đang được tập trung ứng dụng vào các sản phẩm Defi như dApp, Token, NFT,…
Trong tương lai thì tiềm của Smart Contract là rất lớn khi mà các ứng dụng của Smart Contract có thể dễ dàng áp dụng vào thị trường tài chính truyền thống nếu được các chính phủ đồng thuận.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024