Yield Farming là gì? Yield Farming hay còn được hiểu là khai thác lợi suất nghĩa là người dùng kiếm lợi nhuận dựa trên việc cung cấp thanh khoản. Cung cấp thanh khoản bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trên các nền tảng khác nhau như AMM, Lending & Borrowing, Derivatives, Liquid Staking,...
Vậy các dự án thuộc mảng Yield Farming có cơ chế hoạt động như thế nào mà có thể giúp được người dùng kiếm được lợi nhuận thì mọi người cùng mình tìm hiểu qua bài viết lần này nhé.
Yield Farming Là Gì?
Trong mùa hè DeFi năm đó khi mà tất cả các giao thức đều sử dụng Liquidity Mining để thu hút thanh khoản và launch token thì những dự án lừa đảo cũng mọc lên như nấm. Tại thời điểm đó, những nhà cung cấp thanh khoản hay còn gọi là Liquidity Provider bị bao vây bởi quá nhiều dự án, quá nhiều APR hấp dẫn nhưng bên cạnh đó đầy rẫy là những dự án lừa đảo thì Yearn Finance được ra đời.
Yearn Finance được tạo ra bởi Andre Cronje và sau này được đóng góp, phát triển 100% bởi cộng đồng. Cơ chế hoạt động của Yearn khá đơn giản khi mà những người đóng góp cho Yearn sẽ chia sẻ các chiến lược để tạo ra lợi nhuận của mình thành 1 đề xuất và đề xuất này sẽ được bỏ phiểu bởi cộng đồng nắm giữ token Yearn. Sau khi đề xuất được thông qua thì các pool sẽ xuất hiện trên Yearn để người dùng có thể đưa tài sản của mình vào và được thực hiện theo chiến lược của pool.
Có thể nói Yearn Finance là lá cờ đầu tiên cho ngành Yield Farming sau này và cũng là dự án định nghĩa nên mảng này.
Trước khi Yearn Finance hình thành thì các nhà cung cấp thanh khoản hay gọi hoạt động này là Farm. Hiểu một cách đơn giản là bạn cung cấp thanh khoản cho một dự án và nhận về phần thường là chính token của dự án đó. Cung cấp thanh khoản cũng thể hiện dưới nhiều hoạt động khác nhau như:
- Đối với dự án AMM thì hoạt động cung cấp thanh khoản chính là bạn đưa 2 token với tỷ lệ 1 - 1 vào trong 1 pool để tất cả mọi người có thể giao dịch token đó.
- Đối với dự án Lending & Borrowing thì hoạt động cung cấp thanh khoản chính là việc bạn đưa tài sản của bạn vào trở thành thế chấp để người khác có thể vay hoặc chính là hành đồng bạn vay trên nền tảng.
- Đối với dự án Liquid Staking thì hoạt động cung cấp thanh khoản chính là việc bạn stake tài sản của mình vào trong nền tảng.
Nói tóm lại thì Yield Farming là việc một người dùng hoặc dự án sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tạo ra lợi nhuận nhiều nhất dựa trên chính tài sản mà mình có. Chiến lược ở đây có thể là cung cấp thanh khoản, lending, borrowing, leverage, stake,....
Sự Phát Triển Của Mảng Yield Farming
Các dự án với các chiến lược đơn giản
Các dự án Yield Farming tại thời kì đầu có những chiến lược khá đơn giản đó chính là lựa chọn những AMM hay Lending & Borrowing đang có một mức lợi suất APR hoặc APY cao để gửi tài sản của người dùng vào trong các pool đó.
Tuy nhiên, do ở thời điểm đầu của DeFi bùng nổ mà số lượng các dự án lừa đảo cực kì nhiều chính vì vậy không chỉ người dùng mất tiền mà ngay cả những giao thức cũng bị mất tiền. Bên cạnh đó, những rủi ro về smartcontract nên việc các dự án đang cung cấp một lượng APR lớn hay chính dự án Yield Farming cũng bị hack.
Tại thời điểm này trên thị trường có thể nói Yearn Finance là dự án nổi bật nhất và các dự án còn lại gần như không thể cạnh tranh với nền tảng này. Và trong giai đoạn này người dùng chủ yếu trực tiếp đi farm chứ họ không lựa chọn đi farm thông qua một nền tảng thứ 3.
Tuy nhiên không vì vậy mà các dự án Yield Farming không thu hút được dòng tiền mà bản thân các dự án về mảng Yield Farming cũng triển khai chương trình Liquidity Mining nên các dự án phần nào cũng thu hút được thanh khoản từ thị trường.
Các dự án với các chiến lược phức tạp
Nguồn yield của thị trường chắc chắn không phải vô hạn mà nó cũng cạn dần việc triển khai Liquidity Mining bừa bãi của các dự án khiến giá token của các dự án này rớt thảm hại và chiến lược với các dự án như vậy dần không hiệu quả.
Để có thể kiếm được nguồn Yield một cách bền vững, an toàn thì bây giờ nó yêu cầu nhiều hơn rất nhiều ví dụ như:
- Cần nguồn yield bền vững, an toàn thì đó phải là nguồn yield đến trực tiếp từ việc dự án hoạt động, kinh doanh chứ không phải Liquidity Mining.
- Để tối ưu hoá lợi nhuận với phân loại token ngày càng nhiều thì cần một chiến lược phức tạp và phải thực thi một cách kỉ luật (đây cũng là giai đoạn ra đời của LP Token, Interest Bearing Tokens (ibTKNs),...).
- Cần phải có sự phối hợp của cả 1 cộng đồng để có thể giành giật được nguồn lợi nhuận lớn nhất.
- APR phù hợp với những đối tượng khác nhau như những nhà đầu tư mạo hiểm, mạo hiểm một phần hay an toàn.
Có thể nói tại giai đoạn này có rất nhiều các dự án Yield Farming với các chiến lược khác nhau để phục vụ được toàn bộ nhu cầu của các nhà đầu tư khác nhau. Và các hoạt động lúc này sẽ không dừng lại ở việc cung cấp thanh khoản không mà còn là liên quan đến các lệnh đòn bẩy, quyền chọn,... hay được gọi là các hoạt động tài chính phức tạp.
Cơ chế hoạt động của Pods Finance
Người dùng deposit stETH vào vaults của Pods Finance.
Khi vault nắm giữ stETH thì sẽ được Lido Finance trả tiền lãi hàng tuần.
Sau đó, vaults sẽ tự động trích 50% lợi nhuận này để mang đi mở các lệnh đòn bẩy chủ yếu là quyền chọn mua và quyền chọn bán ETH tại các mức giá khác nhau dao động từ 10 - 20% OTM với kỳ hạn hàng tuần trên các sàn giao dịch phái sinh phi tập trung.
Cơ chế hoạt động của Gearbox Protocol
Gearbox Protocol cho phép người dùng sử dụng nhiều chiến lược khác nhau như Leverage Liquid Staking, One click Strategies, Leverage Stablecoin Farming, Leverage Vanilla yVaults, Farming Long/Short or Free Leverage Positition và Arbitrage of Correlated Assets.
Mỗi chiến lược sẽ phù hợp với những phong cách đầu tư, khẩu vị rủi ro khác nhau cũng là chiến lược giúp Gearbox Protocol đa dạng và tối ưu hóa được tập người dùng của mình.
Bên cạnh Pods Finance và Gearbox Protocol chúng ta còn rất nhiều các nền tảng Yield Farming mang trong mình những chiến lược phức tạp khác nữa.
Leverage Yield Farming - Xu hướng mới cho các dự án Yield Farming
Leverage Yield Farming là gì? Leverage Yield Farming thể hiện việc mọi người sử dụng đòn bẩy trong khi tham gia Farming trên các nền tảng khác nhau.
Cơ chế hoạt động của các dự án này tương đối giống nhau đó là việc mọi người gửi tài sản thế chấp của bạn vào nền tảng và bạn có quyền vay ra nhiều hơn so với những gì bạn thế chấp và bạn sẽ phải trực tiếp tham gia cung cấp thanh khoản thông qua nền tảng Yield Farming. Về bản chất thì tiền được vay ra không được rút ra khỏi nền tảng mà chỉ được sử dụng để cung cấp thanh khoản cho các nền tảng khác thông qua nền tảng mà đang vay nên rủi ro về việc có nợ xấu với nền tảng là khá thấp.
Việc sử dụng đòn bẩy trong thị trường tài chính là điều dễ hiểu nên việc sử dụng đòn bẩy trong Farming cũng là điều vô cùng cũng dễ hiểu.
Sự khác nhau giữa các nền tảng có cơ chế sử dụng đòn bẩy là bên nào có thể tích hợp nhiều nền tảng vào nền tảng của mình đề việc cung cấp thanh khoản trở nên xuyên suốt và không bị chặn lại.
Hiểu một cách đơn giản một nền tảng Leverage Yield Farming đó chính là việc kết hợp giữa một nền tảng Lending & Borrowing, Credit Protocol và Yield Farming.
Có thể thế thấy rằng Leverage Farming ra đời khi mà thị trường crypto đã thật sự đi xuống nên nó không còn quá nhiều sức hấp dẫn đối với người dùng. Tuy nhiên, số lượng các dự án về mảng này không vì vậy mà ngưng hoạt động mà các dự án đang cố gắng xây dựng rất nhiều các chiến lược khác nhau để chờ thời điểm thị trường hồi phục.
Tổng Kết
Các dự án trong mảng Yield Farming vẫn liên tục phát triển ngay kể cả khi thị trường đang rất tiêu cực. Nhưng trong các khoảng thời gian như này dự án nào có thể khám phá ra một chiến lược mới và hiệu quả thì có thể dễ dàng thu hút được dòng tiền từ thị trường.
Mong rằng qua bài viết này mọi người đã tìm được những thông tin phục vụ tốt cho quá trình research và có góc nhìn rõ ràng hơn về Yield Farming là gì?
💁 Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Thị trường crypto luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi có quyết định mua bán.
- Changpeng Zhao (CZ) Là Ai? Tất Tần Tật Về Người Đàn Ông Khởi Dựng Binance Từ Zero To Hero - September 27, 2023
- Vitalik Buterin Là Ai? Tất Tần Tật Về Con Người Dị Biệt Của Thế Giới Blockchain - September 27, 2023
- Gia Tộc Rockefeller Là Gì? Bí Ẩn Của Gia Tộc Nắm Sức Ảnh Hưởng Tới Toàn Nước Mỹ - September 26, 2023