Fluid đang nổi lên như một làn gió mới cho thị trường Crypto sau gần 2 năm nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ DeFi OG là InstaDApp. Có thể nói rằng với việc đứng sau Fluid là InstaDApp là đủ cho thấy Fluid có thể trở thành một trong những kì lân tiếp theo của thị trường Crypto sau Uniswap, AAVE, Compound hay Maker DAO.
Và thật sự là cũng rất lâu rồi thị trường Crypto với có làn gió mới cho DeFi như Fluid. Vậy Fluid Instadapp mang trong mình những đặc điểm gì khác biệt thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết tất tần tật về Fluid & làn gió mới cho thị trường DeFi nhé.
Fluid Instadapp: Động Lực Và Đội Ngũ Phát Triển
Đội ngũ phát triển của Fluid Instadapp
Đứng sau Fluid chính là Instadapp - là một giao thức DeFi trong ngành Yield Stragety được xây dựng trên nhiều dự án như AAVE, Compound, Uniswap, Maker DAO,... Trong quá khứ, TVL của InstaDApp từng đạt mốc $13B và là một trong những giao thức DeFi lớn nhất thị trường. Sau sự thoái trào của DeFi thì TVL của InstaDApp cũng giảm dần đều từ đó.
Tuy nhiên, trong gần 2 năm qua thì đội ngũ phát triển InstaDApp đã âm thầm xây dựng và công bố về Fluid trong thời gian gần đây. Đội ngũ của InstaDApp được lãnh đạo bởi Sowmay Jain và Samyak Jain.
- Không có nhiều thông tin về Sowmay. Sowmay từng lọt vào Forbes 30 under 30 Asia và India. Sowmay bắt đầu xây dựng Instadapp vào tháng 8/2019 tới nay.
- Tương tự như Sowmay thì Samyak không có quá nhiều thông tin. Thông tin duy nhất mà chúng ta có được là Samyak từng làm Kĩ sư Frontend và DApp tại Moatfund - không có thông tin dự án. Samyak cùng với Sowmay xây dựng Instadapp từ tháng 12/2018 tới nay.
Có thể nói nếu chỉ dựa trên Portfolio để đánh thì cả Sowmay Jain và Samyak Jain đều không thật sự nổi bật. Tuy nhiên nếu đánh giá Sowmay Jain và Samyak Jain dựa trên những gì họ đã làm được với InstaDApp thì Sowmay Jain và Samyak Jain xứng đáng được đánh giá khá cao trong thị trường Crypto.
Instadapp từng rất thành công trong quá khứ là điều chúng ta không thể phủ nhận, nhưng nếu để nói rằng InstaDApp đã có được vị thế như AAVE, Compound, Uniswap, Maker DAO,... chưa? Thì câu trả lời chắc chắn là chưa. Trong bối cảnh khi các dự án DeFi loay hoay phát triển multichain thì Sowmay Jain và Samyak Jain lại có một định hướng khác?
Liệu định hướng mới này có thành công rực rỡ hay không hay sẽ đi vào ngõ cụt như cách mà Compound "đâm đầu vào tường" khi tham vọng xây dựng Compound Chain trên Polkadot thì mọi người tiếp tục theo chân mình nhé.
Động lực để đội ngũ sáng tạo ra Fluid Instadapp
Một trong những lợi thế cũng như lại chính là điểm bất lợi của Instadapp là được xây dựng trên nhiều nền tảng DeFi Bluechip như AAVE, Compound, Uniswap, Maker DAO,... từ đó Instadapp có được nguồn thanh khoản cực kì dồi dào, tuy nhiên một trong những khuyết điểm chính là sự thiếu đổi mới của các nền tảng DeFi Bluechip. Hình dung một cách cơ bản thì Instadapp là một giao Yield Strategy, nghĩa là sẽ tạo ra nhiều chiến lược để kiếm lợi nhuận chính vì vậy các chiến lược cần đa dang, thay đổi liên tục để phù hợp với xu hướng thị trường tuy nhiên việc thay đổi phải dựa trên cả các nền tảng DeFi Bluechip, từ đó làm cho Instadapp trở nên chậm chạp trước các xu hướng thị trường.
Chính vì lí do ở trên mà Fluid Instadapp ra đời.
Tất Tần Tật Về Fluid
Tổng quan về Fluid Instadapp
Fluid là một giao thức DeFi được đội ngũ của Instadapp nghiên cứu, xây dựng và phát triển trong vòng 1.5 năm, Fluid hướng tới là một giao thức tiên tiến, an toàn, linh hoạt và hiệu quả nhất. Bởi vì được xây dựng dựa trên cảm hứng từ các dự án DeFi Bluechip chính vì vậy Fluid mang trong mình nhiều đặc điểm của
- Uniswap V3: Mô hình thanh khoản tập trung từ đó tối ưu được Phí giao dịch thu về dựa trên một lượng tài sản nhất định.
- Maker DAO: Mô hình vault giúp bảo mật tài sản tốt hơn, giảm độ phức tạp, Gas Fees
- Compound & AAVE: Mô hình Pool thanh khoản và đường cong lãi suất.
- Curve & Uniswap: Mô hình nợ thông minh và tài sản thế chấp thông minh. Cho phép người dùng sử dụng tài sản thế chấp và nợ của họ làm thanh khoản DEX.
Từ những mô hình trên dẫn tới một số những tính năng nổi bật trên Fluid bao gồm:
- Fluid hướng tới là nền tảng Lending có LTV cao nhất giúp tối ưu tài sản của người đi vay. Điển hình là LTV 95% với tài sản Ethereum (ETH).
- Fluid đem lại lãi suất tốt nhất cho cả người vay và cho vay.
- Fluid đem lại sự bảo mật cho người dùng thông qua mô hình Isolated Risk (cô lập rủi ro), Automated Limits (giới hạn tự động).
- Fluid cho phép kiếm tiền từ tài sản thế chấp thông qua mô hình nợ thông minh và tài sản thế chấp thông minh.
- Fluid Instadapp cung cấp phí thanh lý thấp nhất.
Tất tần tật về Lending Protocol
Mô hình Lending & Borrowing là một trong những mô hình đơn giản nhất trong thị trường DeFi khi mà người dùng chỉ việc gửi tiền vào Pool sau đó nhận lãi suất từ người đi vay. Với Fluid, đội ngũ phát triển tham vọng xây dựng một Lending Protocol với trải nghiệm người dùng cực kỳ đơn giản, bên cạnh đó là tối ưu lãi suất cho cả người vay, cho vay.
Bài toán mà Fluid đặt ra đó là hầu hết những thay đổi, nâng cấp đều xảy ra ở phía người đi vay, người đi vay muốn được hưởng lợi từ những thay đổi, nâng cấp này đề phải di chuyển tài sản của họ sang một giao thức mới, điều này vô hình chung tạo nên sự kém hiệu quả cho người dùng và thanh khoản bị phân mảnh ở các giao thức khác nhau. Lending Protocol giải quyết vấn đề này bằng cách cho người dùng lợi suất an toàn lâu dài đồng thời được hưởng lợi từ bất kỳ thay đổi, nâng cấp mới nào ở bên đi vay mà không cần phải di chuyển bất kỳ tài sản nào.
Bên cạnh đó, Lending Protocol cho phép các nhà phát triển có thể xây dựng các DApp, Protocol dựa trên nguồn thanh khoản dồi dào của nó. Cuối cùng, Lending Protocol sử dụng các hình thức phân phối Incentives theo tiêu chuẩn ERC 4626, được thiết kế để tối ưu hóa về phí giao dịch và các nhà phát triển có thể tích hợp một cách dễ dàng, tiện lợi.
Tất tần tật về Vault Protocol
Tổng quan về Vault Protocol
Vault Protocol là sự kết hợp giữa các yếu tố tốt nhất của AAVE và Maker DAO. Tham vọng của Vault Protocol là nền tảng có hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất, LTV cao hơn, lãi suất hấp dẫn sơn, phí thanh lý thấp nhận, mô hình nợ thông minh và tài sản thế chấp thông minh và cuối cùng là cung cấp trải nghiệm người dùng đơn giản, tối ưu nhất.
Thông thường các nền tảng Lending Protocol sẽ được đánh giá dựa trên chỉ số LTV (Loan to value) và ngay cả tính an toàn, bảo mật của nền tảng cũng dựa trên chỉ số này. Ví dụ: AAVE cho phép vau tối đa 90% với tài sản ETH (như là người dùng có $100 ETH thì họ có thể vay tối đa $90 BTC) thì 90% chính là LTV. Nghịch lí xảy ra ở đây khi mà người đi vay mong muốn chỉ số LTV càng cao càng tốt nhưng nếu LTV càng cao thì nguy cơ thanh lý cũng sẽ càng cao từ đó gây ra sự nguy hiểm cho giao thức. Giải pháp mà Fluid Instadapp đưa ra là:
- Fluid tham vọng trở thành nền tảng Lending có mức LTV cao nhất thị trường. Ví dụ như tỷ lệ LTV của Fluid đối với Ethereum lên tới 95%.
- Fluid cam kết cải thiện mô hình thanh lý hiệu quả nhất với mức phi thấp nhất.
Cơ chế thanh lý
Vault Protocol sử dụng mô hình thanh lý 1 lần thay vì nhiều đợt giống như nhiều nền tảng Lending & Borrowing khác, điều này giúp cho phí giao dịch khi thanh lý làm từ 300K - 1M xuống chỉ còn khoảng 150K. Việc thanh lý diễn ra trên Vault Protocol cũng có nhiều nét tương đồng với việc hoán đổi (swap) thông thường nhưng có tỷ giá tốt hơn, các DEX Aggregator cũng được tích hợp để người tham gia thanh lý có thêm sự lựa chọn.
Một điểm nữa là bất kì một nhà thành lý nào cũng có thể tham gia thanh lý bất kì khoản nợ nào từ đó giải quyết bàu toàn nợ xấu đúng thời hạn.
Với tỷ lệ LTV có thể lên đến 95% giúp người đi vay chỉ phải mất khoảng 5% tổng tài sản thấp hơn ở các giao thức khác rất nhiều khi mức LTV ở mức 50 - 70% khiến người đi vay có thể mất tới 50% tổng giá trị tài sản thế chấp của mình. Mức phí thanh lí trên Fluid có thể thấp tới 0,1% trong khi so với các giao thức khác thường nằm trong khoảng 5-10%. Điều này tiếp tục tiết kiệm cho người dùng tới 50-100 lần tiền phạt thanh lý.
Oracle
Vault Protocol sử dụng hệ thống oracle kết hợp Uniswap và Chainlink để đảm bảo dữ liệu giá chính xác và đáng tin cậy nhất (So sánh giá Oracle Dune).
Tất tần tật về DEX Protocol
DEX Protocol của Fluid giới thiệu mô hình Smart Debt (nợ thông minh) và Smart Collateral (Tài sản thế chấp thông minh). Mô hình này cho phép người dùng sử dụng nợ và tài sản thế chấp của họ đi cung cấp thanh khoản. Phiên bản V1 của DEX Protocol sẽ tương tự như sự kết hợp giữa Uniswap V2 & Uniswap V3. Trong tương lai DEX Protocol V2 sẽ được xây dựng dựa trên Uniswap V4.
Đầu tiên chúng ta đến với khái niệm Smart Debt (nợ thông minh). Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể so sánh nó với các mô hình tài chính truyền thống và tìm hiểu cách hoạt động của nó:
- Biến nợ thành nguồn thanh khoản: Trong mô hình tài chính truyền thống, nợ thường chỉ là một khoản tiền bạn phải trả lại với lãi suất nhất định. Tuy nhiên, trong mô hình Nợ thông minh, nợ không chỉ đơn thuần là khoản vay nữa, mà còn có thể được sử dụng như một nguồn thanh khoản. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng khoản nợ như một phần của vốn để giao dịch trên thị trường.
- Giao dịch giảm nợ: Khi người dùng thực hiện giao dịch sử dụng nợ này, mỗi giao dịch không chỉ giúp họ kiếm lời mà còn giúp họ giảm bớt nợ hiện có. Ví dụ, bạn có một khoản nợ và sử dụng nó để cung cấp thanh khoản trong hồ bơi nợ thông minh. Khi người khác giao dịch với hồ bơi này, một phần phí giao dịch họ trả sẽ được sử dụng để giảm nợ của bạn.
- Lợi ích từ biến động giá: Một điểm đặc biệt của Nợ thông minh là khả năng tận dụng biến động giá cả trên thị trường để lợi nhuận. Thay vì chỉ trả lãi suất cho khoản nợ, người dùng có thể kiếm lời từ biến động giá của các tài sản họ giao dịch, qua đó giảm thiểu hoặc thậm chí là xoá bỏ nợ.
- Kích thích hoạt động giao dịch: Bằng cách cho phép nợ trở thành nguồn thanh khoản, mô hình này kích thích hoạt động giao dịch trên nền tảng, tạo ra nhiều cơ hội giao dịch hơn và thu hút người dùng mới.
- Tăng cường tính thanh khoản: Nợ thông minh giúp tăng tính thanh khoản trên thị trường, vì nó cho phép một lượng lớn nợ được sử dụng để giao dịch, thay vì chỉ là tài sản.
Tiếp theo chúng ta đến với khái niệm Smart Collateral (Tài sản thế chấp - bảo đảm thông minh) cho phép người dùng không chỉ vay mượn và cho vay tài sản đảm bảo, mà còn sử dụng chúng để tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch. Đây là cách thức làm việc của nó, được giải thích một cách dễ hiểu:
- Tài sản đảm bảo: Trong mô hình này, người dùng gửi tài sản đảm bảo, chẳng hạn như tiền điện tử (Bitcoin, Ethereum, v.v.), vào một hồ bơi đặc biệt trên nền tảng DEX. Tài sản đảm bảo này tương tự như khi bạn gửi tiền vào ngân hàng hoặc khi bạn đặt cọc một khoản tiền để bảo đảm cho một khoản vay.
- Cho vay và vay mượn: Một khi tài sản đảm bảo đã được gửi vào, người dùng có thể vay mượn tiền dựa trên giá trị của tài sản đó. Đồng thời, họ cũng có thể cho người khác vay mượn tài sản đảm bảo này, tạo ra lãi suất từ việc cho vay.
- Kiếm tiền từ phí giao dịch: Điểm đặc biệt của tài sản đảm bảo thông minh là người dùng không chỉ kiếm được tiền từ lãi suất cho vay, mà còn có thể kiếm tiền từ phí giao dịch khi tài sản đảm bảo của họ được sử dụng để giao dịch trên thị trường. Ví dụ, mỗi khi có giao dịch sử dụng tài sản đảm bảo này, một phần của phí giao dịch sẽ được trả cho người dùng.
- Thanh khoản và rủi ro: Tài sản đảm bảo thông minh cũng giúp tăng thanh khoản trên thị trường, vì nó cho phép sử dụng một lượng lớn tài sản cho các giao dịch. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý rằng mọi giao dịch đều tiềm ẩn rủi ro, và giá trị tài sản đảm bảo có thể biến động theo thị trường.
- Cơ chế tự động cân bằng: Trong phiên bản v1 của giao thức DEX, các giao dịch sử dụng tài sản đảm bảo thông minh sẽ được điều chỉnh tự động để duy trì phạm vi giá tốt nhất, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho người dùng. Điều này giống như một hệ thống tự động điều chỉnh mà không cần sự can thiệp thường xuyên của người dùng.
Như vậy, Tài sản đảm bảo thông minh không chỉ giúp người dùng tận dụng tài sản của mình để vay mượn mà còn cho phép họ kiếm được tiền từ các hoạt động giao dịch, làm cho tài sản của họ trở nên linh hoạt và sinh lời hơn.
Ưu & Nhược Điểm Trong Mô Hình Của Fluid
Ưu điểm
Đầu tiên chính là Fluid Instadapp trở thành một Liquidity Layer điển hình trong thị trường từ đó:
- Giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản trong DeFi bằng cách duy trì thanh khoản liên tục giữa các phiên bản giao thức khác nhau mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất.
- Cho phép người dùng chuyển đổi nhanh chóng giữa các phiên bản mới mà không cần di chuyển vốn.
Bên cạnh đó Fluid có một số những ưu điểm vượt trội như:
- Bảo mật: Cơ chế đặt trần tự động (Automated Ceiling) để kiểm soát rủi ro và hạn chế các khoản vay quá lớn. Bên cạnh đó là bảo vệ người dùng khỏi rủi ro bất ngờ và tăng cường bảo mật cho toàn bộ hệ sinh thái.
- Cơ chế thanh lý khác biệt, giảm đáng kể chi phí gas và thực hiện thanh lý nhanh chóng, công bằng hơn giữa các người dùng.
- Cho vay với tỷ lệ vốn cao (LTV lên đến 95% đối với ETH), cho phép người dùng tận dụng tối đa các khoản vay của mình.
- Mô hình Smart Debt (nợ thông minh) and Smart Collateral (Tài sản thế chấp thông minh) có thể coi là những sáng tạo, đổi mới thú vị trong không gian DeFi.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì Fluid Instadapp cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Mặc dù Fluid cung cấp giao diện người dùng đơn giản, nhưng cấu trúc và cơ chế hoạt động bên trong của nó có thể khó hiểu đối với những người mới tham gia DeFi.
- Fluid dựa vào hệ thống oracle để cập nhật giá và thực hiện các quyết định thanh lý. Sự phụ thuộc này có thể tạo ra rủi ro nếu oracle bị sai lệch hoặc bị tấn công.
- Việc sử dụng mô hình thanh lý một lần mặc dù giúp tiết kiệm chi phí nhưng nếu tài sản thanh lý quá lớn có thể dẫn tới trượt giá khi diễn ra thanh lý. Cách tiếp cận này của Fluid có phần đi ngược lại với thị trường.
- Tương tự như Instadapp việc chỉ có mặt trên Ethereum làm cho Fluid bị hạn chế về tập khách hàng.
Một điểm nữa mà có thể Fluid cần cải thiện đó chính là mô hình kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản, với việc chiến lược chỉ gói gọn trong cung cấp thanh khoản làm cho giao thức chưa chắc đã tối ưu được lợi nhuận vì có rất nhiều hoạt động trong DeFi mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với với việc cung cấp thanh khoản. Fluid cần đa dạng chiến lược của mình hơn dành cho Smart Debt và Smart Collateral.
Các mô hình của Lending Pool của Fluid Instadapp thì không có quá nhiều sự đổi mới ngoài việc khi giao thức nâng cấp người dùng không cần di chuyển tài sản.
Tiềm Năng Tăng Trưởng Của Fluid Instadapp Trong Tương Lai
Có thể nói rằng với việc được chống lưng bởi Instadapp là một DeFi OG chính hiệu làm cho Fluid dễ dàng có những tệp người dùng đầu tiên. Tuy nhiên để có thể nói rằng Fluid sẽ bùng nổ mạnh mẽ thì sẽ là một bài toán nan giải cho đội ngũ phải triển bởi vì:
- DeFi đã không còn là một xu hướng được đón nhận mạnh mẽ như giai đoạn 2021, hiện tại xu hướng cũng nằm ở Restaking, Liquid Restaking chứ không nằm ở các giao thức Yield Strategy.
- Mô hình lợi nhuận của Fluid cũng bị giới hạn tương đối nhiều, mặc dù cung cấpo thanh khoản là an toàn, cố định và bền bỉ nhưng rõ ràng người dùng tham gia DeFi kì vọng nhiều hơn vậy rất nhiều khi họ sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn.
Hướng đi nên có của Fluid là tập trung biến mình trở thành một Liquidity Layer từ đó xây dựng một hệ sinh thái hùng mạnh phía trên.
Tổng Kết
Fluid là một giao thức mang lại là gió mới cho thị trường DeFi với mục tiêu giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản và nâng cao bảo mật. Nền tảng này cung cấp khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa các phiên bản giao thức mà không làm ảnh hưởng đến thanh khoản hay lãi suất, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng qua các tính năng như trần tự động và cơ chế thanh lý tối ưu.
Với những đổi mới này, Fluid không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái DeFi, hứa hẹn trở thành một trong những giao thức hàng đầu, thúc đẩy sự tiếp nhận rộng rãi và an toàn trong DeFi. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về tất tần tật về Fluid & làn gió mới cho thị trường DeFi nhé.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cudis Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Cudis - October 4, 2024
- Len Sassaman Là Ai? Tất Tần Tật Về Người Được Cho Là Satoshi Nakamoto - October 4, 2024
- IOnet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử IOnet - October 4, 2024