Lending & Borrowing là gì? Lending & Borrowing hiểu một các đơn giản là Vay và Cho Vay một cách phi tập trung. Lending & Borrowing là một mảnh ghép hiển nhiên phải có trong bất kì một thị trường tài chính nào và DeFi cũng không phải một ngoại lệ. Tuy nhiên, tương tự như DEX thì Lending & Borrowing cũng gặp rủi ro trong vấn đề tối ưu hóa thanh khoản ít ỏi của người dùng trên DeFi.
Tổng Quan Về Lending & Borrowing
Lending & Borrowing là gì?
Lending & Borrowing là một trong những mảng phổ biến nhất bao gồm các dự án làm về mảng vay và cho vay trong thị trường DeFi. Những ứng dụng này cho phép người dùng vay và cho vay tài sản mà không cần phải thông qua một bên trung gian như ngân hàng hoặc công ty tín dụng.
Hiểu một cách đơn giản là nếu mọi người mua Bitcoin, Ethereum và nắm giữ trong ví thì tất nhiên nó không mang lại lợi nhuận nào ngoài việc tăng giá cả. Từ những tài sản nhàn rỗi này có thể kiếm được thêm lợi nhuận bằng việc sử dụng các nền tảng Lending bằng một trong hai cách sau:
Mảng Lending & Borrowing trong thị trường DeFi được chia làm 2 mảng tương đối rõ ràng bao gồm:
- Lending Pool: AAVE, Compound, Solend, Apricot,...
- CDP (Collateralized Debt Positions): Maker DAO, Venus, Parrot,...
2 mô hình hoạt động của mảng Lending & Borrowing
Mô hình hoạt động của các Lending Pool tương đối đơn giản là tất cả người dùng có nhu cầu cho vay sẽ gửi tiền của mình vào 1 pool (smartcontract). Những người có nhu cầu vay sẽ đến với giao thức sau khi deposit tài sản thế chấp của họ vào 1 pool (smartcontract) thì họ có thể vay các tài sản khác được chấp nhận bởi dự án. Tiền lãi cho 1 pool sẽ được chia đều cho tất cả người cho vay trong pool đó chính vì vậy lãi suất sẽ thay đổi theo nhu cầu của thị trường và người đi vay.
Ngoài ra, người dùng có thể deposit các loại tài sản mà giao thức chấp nhận để mint ra các stablecoin riêng của các giao thức và sử dụng stablecoin đó tại nhiều dự án & blockchain khác nhau. Ví dụ như người dùng có thể thế chấp Bitcoin hoặc Ethereum để nhận về stablecoin DAI của Maker DAO, stablecoin VAI của Venus (BNB Chain), stablecoin PAI của Parrot (Solana).
Nhìn chung thì mô hình hoạt động của các giao thức Lending CDP khá giống với các ngân hàng nhà nước khi nắm trong tay quyền lực in ra các Stablecoin từ tài sản thế chấp của người dùng.
Ngoài ra, các dự án DeFi vẫn có khá nhiều rủi ro đặc biệt là về hack, các hacker có thể tận dụng lỗ hổng trên smartcontract để lấy đi tài sản của người dùng hay mint ra vô tội vạ stablecoin rồi bán toàn bộ chúng trên các DEX.
Trên đây là mô hình hoạt động một cách tổng quát nhất của các dự án Lending & Borrowing để đi vào chi tiết thì mọi người hình dung mỗi dự án tương tự như một công ty tuy là cùng mảng Lending & Borrowing nhưng về tầm nhìn, chiến lược phát triển, sản phẩm, thị trường, người dùng,... lại có những sự khác biệt rõ ràng. Và mình sẽ đi sâu hơn về phía dưới nhé.
Tầm quan trọng của Lending & Borrowing
Một cách đơn giản nhất người dùng có thể tận dụng tài sản nhàn rỗi của mình vào các hoạt động tài chính để kiếm lợi nhuận.
Rộng hơn nữa, Lending & Borrowing mở ra một kỉ nguyên mới cho thị trường crypto nói chung và DeFi nói riêng. Là nơi người dùng có thể tham gia vào các hoạt động tài chính mà không cần phải KYC nhưng các thông tin dự liệu đều vô cùng minh bạch. Có thể nói nếu xây dựng Lending & Borrowing thành công thì đây sẽ là nền tảng để xây dựng các công cụ tài chính phức tạp hơn nhiều như Derivatives (Option, Future Trading,...)
Nhìn Lại Lịch Sử Phát Triển Các Dự Án Lending & Borrowing
Để hiểu về lịch sử của ngành Lending & Borrowing ở trong thị trường Crypto chúng ta sẽ cần phải tham khảo một số các dự án và các sự kiện đi kèm bao gồm:
- Quá trình hình thành và phát triển của AAVE.
- Compound với phát minh về Liquidity Mining và mô hình cToken.
- Cuộc chiến giữa AAVE và Compound.
- Một số mô hình mới ra mắt.
Quá trình hình thành và phát triển của AAVE
AAVE đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. AAVE có được thành công như ngày hôm nay chắc chắn không đến từ sự may mắn và hầu hết đến từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ phát triển được dẫn đầu bởi Stani Kulechov.
Vào tháng 11/2017, một dự án tham vọng xây dựng một nền tài chính phi tập trung có tên là ETHLend chính thức được ra đời với sự đón chào của cộng đồng khi kêu gọi thành công $16.2M trong vòng bán ICO. ETHLend thời điểm đó là một nền tảng cho với mô hình cho vay ngang hàng (Lending P2P), tuy vậy mọi chuyện đã không "đầu xuôi đuôi lọt". Mùa đông Crypto ập đến vào năm 2018 và mô hình của ETHLend thể hiện rõ nhiều vấn đề như:
- Thị trường không ủng hộ dẫn tới lượng người gửi tài sản vào ETHLend gần như không có.
- Mô hình hoạt động cũng gây ra sự thiếu thanh khoản khi người vay mong lãi suất thấp trong khi người cho vay lại có những đòi hỏi cao hơn.
Điều gì đến cũng đã đến, ETHLend chính thức được đổi tên thành AAVE cũng như đổi luôn mô hình hoạt động từ Lending P2P thành Lending P2Pool. Phiên bản AAVE V1 đã chính thức ngưng hoạt động vào đúng dịp noel của năm 2022.
Phiên bản AAV2 được duy trì trong vòng hơn 2 năm thì Stani cùng đội ngũ của mình đã chính thức ra mắt một phiên bản nâng cấp tiếp theo với hàng loạt những tính năng, sản phẩm mới là AAVE V2. Những tính năng mới trên AAVE V2 bao gồm:
- Yield & Collateral swap: Cho phép người dùng giao dịch tài sản thế chấp của mình thành các loại tài sản khác được hỗ trợ trên AAVE.
- Flash Loans Upgraded: Flash Loans - những khoản vay nhanh và không cần thế chấp tiếp tục được nâng cấp trong phiên bản V2.
- Repayment with collateral: Tính năng giúp cải thiện việc trả nợ bằng tài sản thế chấp từ 4 giao dịch xuống chỉ còn 1 giao dịch một cách tiết kiệm, nhanh gọn và đơn giản.
- Flash liquidations: Với Aave V2, người thanh lý có thể sử dụng Flash Loans để vay nhanh vốn từ chính Aave để tham gia quá trình thanh lý.
- Batch Flash Loans: Tính năng cho phép các nhà phát triển thực hiện nhiều khoản vay nhanh trong cùng một giao dịch.
- Debt Tokenization: Trong V2, các vị thế nợ sẽ được mã hóa nên người đi vay sẽ nhận được token đại diện cho khoản nợ của mình.
Bên cạnh đó, còn nhiều tính năng nổi bật khác nữa.
Cùng trong vòng hơn 2 năm tiếp theo, AAVE tiếp tục giới thiệu tới thị trường phiên bản V3 được triển khai trên nhiều Blockchain khác nhau như Polygon, Optimism, Arbitrum, Metis,... và sau đó được triển khai trên Ethereum. Trong phiên bản AAVE V3 có một số những bản nâng cấp bao gồm:
- Gas Optimization: Bằng các thuật toán của mình AAVE V3 giúp tiết kiếm phí khoảng 25% so với phiên bản V2.
- Isolation Mode: Là quá trình dành cho các loại tài sản mới được thêm vào AAVE để tránh những rủi ro với các tài sản Blue Chip trong pool.
- High Efficiency Mode: Viết tắt là chế độ E - Mode hỗ trợ người dùng có khả năng vay cao hơn khi tài sản thế chấp và tài sản muốn vay có sự tương quan với nhau như ETH với stETH, rETH hay BTC với wBTC,...
Trên đây chỉ là chặng đường chính của AAVE, bên cạnh đó đội ngũ của Stani cũng có rất nhiều các sản phẩm bên lề nằm trong hệ sinh thái của AAVE bao gồm:
- Tháng 12/2021: AAVE triển khai Liquidity Market cho mảng Real World Assets với sự kết hợp với Centrifuge.
- Tháng 1/2022: AAVE giới thiệu Lens Protocol - nền tảng Social Graph hướng đến một tương lai của các mạng xã hội phi tập trung. Việc AAVE xây dựng Lens Protocol có thể liên quan đến tham vọng bước vào thị trường với các khoản vay tín dụng khi mà có thể đánh giá, chấm điểm được người dùng dựa trên các tương tác xã hội của họ.
- Tháng 7/2022: AAVE chính thức giới thiệu tới cộng đồng Stablecoin được thế chấp quá mức của mình có tên là GHO.
- Tháng 11/2023: Aave Companies được đổi tên thành Avara và mua lại công ty Web3 là Los Feliz Engineering - công ty chuyên phát triển các phần mềm về cơ sở hạ tầng trong Web3. Avara sẽ là công ty mẹ của AAVE, Lens Protocol, Stablecoin GHO, Web3 Game Sonar và nhiều thương hiệu khác nữa.
Rõ ràng, bước ngoặt đưa AAVE ra ánh sáng đó chính là phiên bản V2 và mùa hè DeFi 2020 - 2021, đã thay đổi toàn bộ AAVE từ một dự án nhỏ trở thành một kì lân thật sự trong thị trường Crypto.
Compound & Cách dự án tự bắn vào chân mình
Về Compound, dự án đã có những đóng góp lịch sử cho cả thị trường DeFi, chính mô hình của Compound đã thúc đẩy DeFi từ con số 0 trở thành một trong những ứng dụng đầy tự hào đầu tiên của Blockchain và Crypto. Đối với Compound thì sẽ có 3 điểm nhấn chính bao gồm:
- Mô hình cTokens.
- Mô hình Liquidity Mining.
- Lí do Compound bị AAVE vượt mặt trong bối cảnh là người dẫn đầu xu hướng DeFi Summer 2020.
Trong 3 điểm nhấn của Compound thì chúng ta thấy có 2 điểm nhấn tích cực, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc thúc đẩy DeFi bùng nổi mạnh mẽ đó là cTokens và Liquidity Mining. Hai điểm nhấn này vẫn tiếp tục tồn tại, được nâng cấp và phát triển đến ngày hôm nay, bên cạnh đó có một điểm nhấn tiêu cực là việc Compound bị AAVE qua mặt trong bối cảnh đang dẫn đầu thị trường.
Đầu tiên, chúng ta đến với mô hình cTokens. cTokens là Token đại diện cho tài sản của người đang được cho vay trong Compound, sự khác biệt lớn nhất ở đây là cTokens này có thể tham gia vào các hoạt động trong DeFi như Lending & Borrowing, Liquidity Provide, Derivatives, Yield Farming,... để kiếm thêm lợi nhuận. Đây là mô hình khởi đầu cho LP Token được đưa vào DeFi kiếm lợi nhuận từ đó tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho chính người dùng. Mô hình này hiện vẫn được áp dụng rộng rãi trong thị trường.
Tiếp theo, chúng ta tới với chương trình Liquidity Mining. Compound là một dự án hoạt động khá lâu trước khi ra mắt Native Token của mình là COMP. Sự kiện bùng nổ từ việc Compound sử dụng COMP là phần thưởng cho những người tham gia sử dụng giao thức với hai hoạt động chính là vay và cho vay. Liquidity Mining đã mở ra một kỉ nguyên mới cho thị trường Crypto với các sự đóng góp cực kì quan trọng bao gồm:
- Các dự án mới có kế hoạch tự thân để thu hút người dùng mà chưa cần tới nguồn vốn lớn từ các quỹ đầu tư.
- Mở ra một loạt các ngành mới như Yield Farming, Leverage Yield Farming,...
Cho tới ngày nay, Liquidity Mining vẫn thật sự phổ biến trong thị trường dù mỗi dự án áp dụng đều có những sự thay đổi sao cho phù hợp. Tuy vậy, Liquidity Mining vẫn là con dao hai lưỡi với các dự án sử dụng nó.
Cuối cùng, chúng ta cùng tự hỏi với vị thế dẫn đầu tại sao Compound lại bị AAVE dễ dàng qua mặt như vậy? Câu trả lời đến từ định hướng phát triển trong dài hạn, trong khi AAVE hướng đến tầm nhìn multichain thì Compound muốn xây dựng 1 Blockchain riêng trên Polkadot với tên gọi Gateway. Thực tế đã chứng minh AAVE là người đúng khi mà dòng tiền liên tục chảy qua lại giữa các hệ sinh thái làm cho việc phát triển multichain là đúng đắn và hợp lý. Thật đơn giản, Compound vị vượt mặt như vậy đó!
Một số những mô hình mới trong mảng Lending & Borrowing
Trong suốt giai đoạn thị trường bùng nổ2021 đã có nhiều dự án Lending Protocol và CDP đã ra mắt với nhiều cơ chế khác nhau có dự án ra đời để khắc phục các nhược điểm của các dự án cũ nhưng cũng có các dự án ra đời mới các mô hình hoàn toàn mới như:
- Credit Protocol: Các nền tảng, dự án sẽ nhận stablecoin của người dùng và cho các công ty, tổ chức, tập đoàn thậm chí là cá nhân ngoài TradFi vay một 1 lượng tài sản thế chấp thấp hơn yêu cầu bình thường. Một số dự án nổi bật như Goldfinch, Maple, TrueFi, Credix,...
- Structure Finance: Giải quyết bài toàn về APY không cố định trên cách giao thức AAVE, Compound giúp người dùng xác định chính xác lợi nhuận của mình thông qua lãi suất cố định. Một số dự án nổi bật như National, Saffron Finance, Yield Protocol, Ondo Finance, Gro Protocol,...
- DeFi 2.0: Sinh ra giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh khoản, cho vay hoạt hiệu quả hay phát hành trái phiếu.
- Isolated Pool: Ngược lại với mô hình Lending P2Pool - nơi tất cả các loại tài sản nằm trong cùng một pool thì với mô hình Isolated Pool cho phép mỗi loại tài sản sẽ có các pool riêng và độc lập với nhau. Với mô hình này, nhiều tài sản thế chấp sẽ được dễ dàng thêm vào giao thức mà không ảnh hưởng tới các tài sản khác. Một số dự án nổi bật như Silo Finance, Euler Finance,...
- Leverage Yield Farming: Đây là một ngành có sự kết hợp giữa Lending & Yield Farming, cho phép người dùng vay không thế chấp từ đó kiếm lợi nhuận giữa trên các giao thức được giao thức Leverage Yield Farming tích hợp sẵn.
Bên cạnh các mảng mới thì các dự án về mảng Lending P2P lại đang có dấu hiệu quay trở lại bởi vì chính những vấn đề của Lending P2Pool. Lending P2Pool tính lãi suất dựa trên cung cầu và có sự thay đổi liên tục, tuy nhiên nếu các quỹ đầu tư, tổ chức tham gia thì đây không phải là họ điều mong muốn, họ cần mức lãi suất ổn định bởi vì khoản vay của họ tương đối lớn.
Chính vì vậy, các dự án Lending P2P trong một bối cảnh thị trường mới hoàn toàn có thể quay trở lại. Hiện tại, các dự án trong hệ sinh thái Opympus DAO cũng đang có rất nhiều dự án xây dựng lại mảng này.
Các Dự Án Đang Hướng Đến Điều Gì Trong Tương Lai?
AAVE với hướng đi Multichain & nhiều hơn thế
Sau khi rất thành công trong công cuộc xây dựng đế chế của mình đến hiện tại các dự án Lending & Borrowing bắt đầu bành trướng và mở rộng chiến lược, sản phẩm, người dùng, thị trường,... của mình. Chúng ta sẽ bắt đầu với 2 case study nổi bật nhất chính là AAVE & Maker DAO.
Với AAVE dự án các chiến lược phát triển sau:
- Xây dựng hàng loạt các mạng xã hội hướng đến tầm nhìn web3, bộ sản phẩm bao gồm: Lenster (Twitter tại web2), Lenstube (Youtube của web2), Lensfren (LinkedLn của web 2), Phaver (Twitter App), Iris, Sepana,...
- Tiếp tục định hướng phát triển Multichain: Điều này là dễ hiểu khi AAVE là bảo chứng cho sự thành công mà hệ sinh thái nào cũng muốn lôi kéo và Multichain được coi là hiện tại và cả tương lai của thị trường crypto.
- Phát triển stablecoin $GHO: Việc vận hành GHO của AAVE cũng có một số nét khác biệt của Maker DAO và thị trường GHO nhắm đến là RWa, Credit Score, Stablecoin thuật toán,.
Một cách đơn giản AAVE xây dựng mạng xã hội phi tập trung nơi người dùng có thể tham gia với các hoạt động giải trí bên cạnh đó là các hoạt động tài chính như trao đổi tài sản, cho vay, vay, cá cược,... Qua đó AAVE sẽ tính được điểm tín dụng của người dùng và có thể cung cấp các khoản vay tín chất đến cá nhân thông qua Credit Score của mỗi người. Đó là một phần lí do vì sao AAVE phát triển stablecoin.
Maker DAO & bài toán sinh lời từ Treasury
Tiếp theo là vấn đề liên quan đến miếng bánh lớn Stablecoin DeFi mà Maker DAO đang độc chiếm, một điều rõ ràng AAVE cũng có thể nhảy vào để chia sẻ miếng bánh lớn đó. Ngoài AAVE thì Curve cũng đã sẵn sàng cho ra mắt stablecoin của riêng mình mang tên crvUSD.
Ngoài ra miếng bánh rất lớn Stablecoin DeFi ra thì việc sở hữu một token ổn định của riêng mình còn giúp các dự án Lending dễ dàng tiến đánh một thị trường mới rất tiềm năng chính là RWA
Tiếp theo đến với Maker DAO, tính đến hiện tại stablecoin DAI đã có mặt trên hàng trăm các dApp khác nhau, nhiều blockchain khác nhau đặc biệt là Layer 2 nên một điều không thể phủ nhận ở thời điểm hiện tại đó chính là sức ảnh hưởng của DAI. Maker DAO đang phát triển 2 chiến lược tương đối rõ ràng như sau:
- Định hướng Multichain: Thay vì có nhiều Maker DAO trên nhiều blockchain khác nhau thì đó là các dự án trên các blockchain khác chấp nhập DAI vào giao thức của mình và phổ biến nó trên toàn bộ hệ sinh thái.
- RWA (Real World Asset): Maker DAO chấp nhận các tài sản từ thế giới thực để cung cấp cho các công ty, tổ chức, tập đoàn ngoài TradFi khoản vay về DAI. Mới đây 1 khoản vay $100M có thể mở rộng lên $1B đã được chấp thuận cho ngân hàng Huntlington tại Mỹ.
- Đầu tư: Cuối cùng thì thông qua việc việc biểu quyết cũng hoàn thành $500M DAI trong Tresury của dự án đang bị nằm yên đã được khởi động để đầu tư vào trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp Mỹ với sự phân bổ là 80/20.
Tới nay thì AAVE và Maker DAO đang là 2 lá cờ đầu trong việc giúp DeFi tiến lại gần hơn với TradFi thông qua các hoạt động RWA, Credit tuy vậy vẫn tồn tại nhiều rủi ro khi triển khai các hoạt động này đặc biệt là việc những khoản nợ xấu có thể xảy ra.
Còn với các dự án không đủ tiềm lực, tham vọng cũng như nhân lực thì trong downtrend họ đang cố gắng xây dựng thêm các sản phẩm mới cho mình như Liquid Staking, DEX, Leverage Yield Farming, Fixed Yield,... Bên cạnh đó có những dự án triển khai xong Liquidity Mining xong đã biến mất và không còn bất kì cập nhật phát triển dự án nào.
Tuy vậy ngoài các dự án Top Tier thì các mảng khác như Credit Protocol, Structure Finance vẫn có thể được coi là đáng quan sát trong tương lai.
Quan Điểm Cá Nhân
Theo mình DeFi vẫn đang tiếp tục tiến hóa và phát triển ngay trong downtrend được dẫn đầu bởi một số giao thức như Uniswap, AAVE, Maker DAO,... và cũng tin tưởng DeFi sẽ là một mảnh ghép cực kì quan trọng tạo nên các hệ sinh thái ở quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. DeFi tiếp tục có thể trở lại trong chu kì tiếp theo với sự dẫn đầu của các giao thức đã thực sự xây dựng trong downtrend lần này.
Tuy vậy việc đầu tư vào các giao thức DeFi Lowcap hiện tại lúc này là khá nguy hiểm khi DeFi đã không được người dùng quan tâm nhiều và các mô hình thì đã rất cũ. Bạn có thể chọn ra các mảng tiềm năng để tiếp tục theo dõi các mảng đó về tiến độ phát triển, xây dựng như thế nào? Sản phẩm có thu hút người dùng hay không?
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp mọi người có thể hiểu được Lending & Borrowing là gì cũng như tầm quan trọng của mảng này trong thị trường DeFi. Hy vọng thông qua bài viết này Hak Research đã mang đến nội dung hữu ích để phục vụ cho quá trình research của mọi người.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024