LayerZero và Wormhole thời gian gần đây đã chính thức có những "tương tác vật lý" qua lại với nhau thông qua đề xuất của Uniswap V3 lên BNB Chain. Tuy những tương tác này không trực tiếp tiếp giữa 2 nền tảng mà giữa các VCs đã đầu tư vào 2 nền tảng này. Và trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau đi vào sâu hơn trong cuộc chiến này.
Bài viết LayerZero & Wormhole: Kẻ Tám Lạng, Người Nửa Cân sẽ bao gồm một số các ý chính sau đây:
- Cùng nhìn lại cuộc chiến giữa LayerZero và Wormhole thông qua cuộc bỏ phiếu của Uniswap.
- Sự khác biệt trong cơ chế hoạt động của LayerZero và Wormhole.
- Cơ hội đầu tư với 2 nền tảng LayerZero và Wormhole.
Để hiểu hơn về bài viết này mọi người có thể tham khảo một số các bài viết dưới đây:
Cuộc Chiến Được Khơi Mào Từ Đề Xuất Của Uniswap
Yếu tố dẫn tới cuộc chiến giữa LayerZero & Wormhole
Trong thời điểm giữa tháng 3/2023 khi giấy phép độc quyền Uni V3 với cốt lõi là mô hình thanh khoản tập trung. Chính vì vậy, Uniswap phải nhanh chóng deploy lên BNB Chain - một blockchain nền tảng cực kì lớn sau thời kì tăng trưởng vừa qua, trước khi PancakeSwap sử dụng source của họ để tự xây dựng một mô hình thanh khoản tập trung tương tự.
Tuy nhiên, trong đề xuất của họ lại là sử dụng Wormhole cho các tài sản cross-chain và điều này trái ngược lại mong muốn của a16z khi họ đầu tư rất nhiều vào LayerZero đi kèm với đó họ cũng là 1 whale cực lớn trong Uniswap. Điểm lại một chút về Wormhole và LayerZero.
Đối với Wormhole
Tính đến thời điểm hiện tại Wormhole mới chỉ public kêu gọi thành công sau 2 vòng là Seed với sự tham gia của Everstake và Strategic với sự tham gia của Shima Capital, Jump Crypto. Bên cạnh đó, sau 2 vụ việc dưới đây chúng ta có thể ngầm khẳng định rằng Wormhole được chống lưng bởi một vài thế lực lớn trong thị trường crypto.
- Khi FTX sụp đổ và họ công bố tiền đã đi đâu thì trong đó FTX cũng từng tham gia đầu tư vào nền tảng Wormhole. Vậy chắc chắn Wormhole đã kêu gọi vốn thêm một vài vòng nhưng không công bố.
- Khi Wormhole bị hack thì Jump Crypto đã bỏ ra $320M để cứu cây cầu này bằng cách đền bù toàn bộ số tiền này cho các nạn nhân của hacker.
Đối với LayerZero
LayerZero tuy chưa gặp những vấn đề lớn liên quan tới bảo mật nhưng qua các vòng kêu gọi vốn chúng ta có thể thấy LayerZero là một thế lực lớn trong mảng Infastructure. Các vòng kêu gọi vốn của LayerZero bao gồm:
- 01/04/2021: LayerZero lần đầu công bố kêu gọi thành công $2M nhưng không rõ các nhà đầu tư tham gia vòng này.
- 16/09/2021: LayerZero tiếp tục kêu gọi thành công $6.3M với sự tham gia của Multicoin Capital, Spartan Group, Binance Labs, DeFiance Capital,...
- 30/03/2022: LayerZero kêu gọi số tiền khủng lên đến $135M với mức định giá lên đến $1B với sự tham của a16z, FTX Ventures, Sequoia Capital, Multicoin Capital, Tiger Global Management,...
- 25/05/2022: LayerZero kêu gọi thành công $30M từ riêng quỹ Alameda Research.
- 04/04/2023: LayerZero gần đây đã kêu gọi thành công $120M với mức định giá lên đến $3B với sự tham gia của a16z, Circle, Sequoia, Lightspeed Venture Partners, Sequoia,...
Bên cạnh đó vẫn còn một số vòng mà dự án không công bố qua đây chúng ta có thể thấy rằng tại thời điểm tháng 3/2022 ngày cả khi chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì LayerZero đã trở thành kì lân trong thị trường này. Và chúng ta cũng thấy rằng LayerZero đang được các VCs đánh giá cao đến mức nào.
Từ trên 2 yếu tố này chúng ta có thể tạm thời đưa ra kết luận rằng:
- Wormhole được chống lưng bởi Jump Crypto.
- LayerZero được chống lưng bởi a16z.
Một chút về tiểu sử của Jump Crypto và a16z như sau:
- Jump Crypto là một nhánh chuyên đầu tư vào thị trường tiền điện tử của tập đoàn tài chính khổng lồ tại phố Wall mang tên Jump Trading LLC với hơn 700 nhân viên ở Chicago, New York, Austin, London, Tel Aviv, Singapore,...
- a16z là một công ty đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon được thành lập vào 2009 sau 10 năm so với Jump Trading. Tính đến tháng 4/2022, thì a16z đang quản lý tổng cộng gần $30B.
Những sự việc đã xảy ra trong cuộc chiến
Trước khi cuộc chiến thực sự xảy ra thì Uniswap đã có một cuộc khảo sát diễn tập thông qua Temperature Check thì có đến 80% lượng người bỏ phiếu đều ủng hộ đề xuất trên bởi vì rõ ràng BNB Chain là một miếng bánh lớn mà Uniswap cần đánh chiếm trước khi Uniswap V3 được open source. Tuy nhiên, trong đề xuất này bridge được yêu cầu sử dụng đó chính là Celer.
Tuy nhiên sau đó đã có một cuộc bỏ phiếu về việc cây cầu nào sẽ được sử dụng đối với Uniswap V3 trên BNB Chain và tại đây chúng ta thấy một số cái tên nổi bật như:
- Wormhole: 62.31%
- LayerZero: 37.68%
- deBridge: 0.01%
- Celer: 0%
05/02/2023: Do toàn bộ lượng UNI của a16z đều không nằm trong các ví nên a16z không thể bỏ phiếu ủng hộ LayerZero bằng cách bỏ phiếu chống đề xuất trong khâu Temperature Check. Chỉ khi đề xuất chính thức được lên sóng thì a16z đã ngay lập tức bổ phiếu chống với 15M UNI. Từ đây, khiến đề xuất triển khai Uniswap V3 trên BNB Chain có thể bị hủy.
07/02/2023: Giám đốc Kĩ Thuật của a16z đã lên tiếng về việc chính xác là a16z nắm giữ 1 lượng lớn các token UNI cho các tổ chức bên ngoài khoảng 40M UNI tuy nhiên a16z không áp đặt các tổ chức đó phải biểu quyết theo quyết định của a16z.
08/02/2023: Consensys - công ty chủ quản của Infura, Metamask và gần đây là Linea đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất triển khai Uniswap V3 trên BNB Chain sử dụng cầu nối Wormhole với 7M UNI. Đây là lượng UNI mà Consensys được ủy quyển bởi nhiều cá nhân và tổ chức khác.
Tại thời điểm khi mà a16z có thể "lật bàn" cuộc biểu quyết này dẫn đến cộng đồng vô cùng bức xúc về tính phi tập trung của giao thức Uniswap nói riêng và toàn bộ thị trường Crypto nói chung nên đã cùng nhau bỏ phiếu ủng hộ Wormhole hơn là LayerZero của a16z.
Kết quả cuộc chiến
Kết thúc cuộc bỏ phiếu Uniswap V3 sẽ chính thức được triển khai trên BNB Chain và đi kèm với đó cây cầu được sử dụng đó chính là Wormhole. Lần này sức mạnh của cộng đồng đã chiến thắng whale tuy nhiên đây chỉ là chiến thắng đầy may mắn khi mà a16z chỉ sở hữu được 15M UNI để đi vote thay vì 55M UNI mà họ sở hữu.
Sự Khác Biệt Trong Cơ Chế Hoạt Động Của Wormhole & LayerZero
Cơ chế hoạt động của LayerZero
Cơ bản LayerZero được chia thành 3 phần chính là Endpoint, Relayer & Oracle:
- Endpoint: Endpoint phụ trách luân chuyển các thông tin hay còn gọi là tin nhắn giữa các blockchain với nhau một cách nhanh chóng.
- Oracle: Oracle có trách nhiệm xác thực các thông tin do các Endpoint giữa các blockchain di chuyển cho nhau. Oracle là một dịch vụ được thuê từ bên thứ 3 và LayerZero đã lựa chọn hợp tác với Chainlink.
- Relayer: Tương tự Orcale, các Relayer có trách nhiệm xác thực các thông tin mà Endpoint di chuyển từ blockchain này sang blockchain kia. Relayer được vận hành bởi những cá nhân phải KYC với đội ngũ của LayerZero.
Có thể thấy rằng LayerZero đề cao tính bảo mật hơn là tốc độ giao dịch khi mà chỉ trong quá trình kiểm duyệt tin nhắn trước khi nó được truyền đi cần phải thông qua 2 cá thể độc lập bao gồm Oracle và Relayer nên nhớ rằng Relayer không phải 1 người mà là 1 nhóm người, trong ttương lai có thể phát triển thành DAO khi LayerZero ra mắt token.
Cơ chế hoạt động của Wormhole
Cơ bản LayerZero được chia thành 3 phần chính là Core Bridge Contract, Guardian & Relayer:
- Core Bridge Contract: Đóng vai trò là những hợp đồng thông minh được triển khai trên các blockchain khác nhau.
- Guardian: Là 19 nodes sẽ theo dõi các blockchain để mỗi khi blockchain nào đó có nhu cầu truyền thông tin thì Guardian sẽ ngay lập tức vào cuộc để kiểm duyêt, kiểm tra thông tin đó tương tự như Relayer của LayerZero.
- Relayer: Sau khi Guardian phê duyệt tin nhắn thì Relayer cùng với Core Bridge Contract sẽ chuyển tin nhắn từ blockchain này sang blockchain kia.
Ưu và nhược điểm trong cơ chế hoạt động của LayerZero & Wormhole
Giao thức | Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|---|
LayerZero | Với 2 lớp bảo mật thì mạng lưới của LayerZero được đảm bảo ở mức cao nhất. Cơ chế hoat động đơn giản và dễ hiểu. Các Endpoint tương tự như một Light Client rất nhẹ và không tốn nhiều chi phí vận hành. Relayer thu phí rất rẻ. Nhiều dự án, blockchain hottrend được tích hợp. Các dự án có thể tích hợp dễ dàng. | Chính vì 2 lớp bảo mật nên các dự án sử dụng công nghệ của LayerZero có phí tương đối cao so với mặt bằng chung các cầu khác. Bởi vì thông qua nhiều lớp xác thực và xác thực nhiều giai đoạn nên tốc độ của LayerZero tương đối chậm. Relayer chủ yếu đều là những MQH thân thiết của LayerZero nên dự án chưa thật sự phi tập trung. |
Wormhole | Vì lớp bảo mật của Wormhole không nhiều như LayerZero nên tốc độ giao dịch nhanh và phí rẻ. Hệ sinh thái của Wormhole đa dạng và nhiều hơn. | Bảo mật của Wormhole đã bị tấn công bởi những hacker do dự án không đặt yếu tố bảo mật lên hàng đầu. Số lượng Guardian là giới hạn nên Wormhole cũng chưa thật sự phi tập trung. |
Có thể thấy rằng bản thân Wormhole hay LayerZero đều có những ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm thì cần phát triển trong tương lai và những nhược điểm cũng cần khắc phục. Đặc biệt đối với Wormhole thì dự án cần cải thiện phần bảo mật để tránh những vụ hack như đã từng trải qua.
Theo góc nhìn của mình bản thân LayerZero hay Wormhole cần phải đảm bảo được 3 yếu tố cốt lõi:
- Tính bảo mật
- Khả năng mở rộng
- tính phi tập trung
Mọi người sẽ thấy rất quen thuộc vì nó giống hệt bộ ba bất khả thi của các blockchain. Tương tự như vậy, cả LayerZero và Wormhole đều chưa đảm bảo được tính phi tập trung của giao thức. Bên cạnh đó, LayerZero có tính thiên về bảo mật còn chiều ngược lại Wormhole thiên về khả năng mở rộng bao gồm tốc độ giao dịch và phí giao dịch.
Cả 2 giao thức đều phải cần bằng được 2 yếu tố này để có thể đạt được thành công trong tương lai.
So Sánh Hệ Sinh Thái Của LayerZero và Wormhole
Category | LayerZero | Wormhole |
---|---|---|
AMM | Trader Joe, Pontem, Rango Exchange, Dexalot, StarSwap, SushiSwap,... | AnimeSwap, AptoSwap, Atlas DEX, Atrix, Cetus, DeltaFi, DexLab, Dradex,... |
Lending & Borrowing | Cedro Finance, Radiant Capital, Clearpool, Venus,... | Apricot, Larix, Port Finance, |
Yield Farming | Mozaic, Rage Trade, Pendle Finance,... | Francium, Katana,... |
Bridge | Stargate, Aptos Bridge,... | Allbridge, Automata, Carrier,... |
Stablecoin | Argo, Frax Finance,... | |
NFT | Lil Pudgy, Gh0stly Gh0sts, Trantor, Omni X, Omnisea,... | Audius, DeGods, EverDragons, Dust Labs, LiqNFT,... |
Blockchain | Ethereum, Avalanche, Polygon, BNB Chain, Arbitrum, Optimism,... | Algorand, Arbitrum, Aptos, Avalanche, Aurora, Celo, BNB Chain, Fantom, Injective, Moonbeam, Near Protocol,... |
Derivatives | - | Aries Market, Mango Market, PsyOptions, |
Thông qua bảng so sánh hệ sinh thái chúng ta có thể đưa ra một số các nhận định như sau:
- Đứng sau Wormhole là Jump Crypto đã đặt cược toàn bộ vào hệ sinh thái Solana khi mà 90% các dự án tích hợp công nghệ của Wormhole đều nằm trong hệ sinh thái Solana. Bản thân, Jump Crypto cũng đã all in vào Solana khi mà cứu Wormhole, cùng Solana sửa những lỗi của mạng lưới, tổ chức hackathon,...
- LayerZero đặt cược vào những hệ sinh thái mới nổi và tiềm năng như Aptos, Optimism hay Arbitrum.
Bên cạnh đó, Wormhole có dự án tích hợp đa dạng hơn từ DEX, Lending & Borrowing, Yield Farming, Stablecoin, Derivatives,... nhưng số lượng các mảng của LayerZero lại không được da dạng như vậy. Các dự án trên hệ sinh thái của Wormhole có tuổi đời lớn hơn LayerZero ngược lại các dự án trên LayerZero lại mới được xây dựng và được đánh giá tiềm năng lớn trong tương lai.
LayerZero cũng sở hữu một số các đối tác uy tín như Trader Joe, Stargate,... theo chiều ngược lại Wormhole có Lido Finance, Frax Finance,... trên Solana.
Kết luận: Hệ sinh thái của Wormhole đông hơn nhưng lượng người dùng bị phụ thuộc vào Solana mà Solana hiện tại đang gặp nhiều vấn đề. Hệ sinh thái của LayerZero thì ít hơn nhưng có nhiều người dùng hơn vì LayerZero chọn những dự án hoặc các blockchain tiềm năng.
Trong tương lai Wormhole sẽ bị phụ thuộc nhiều vào mức độ thành công của Solana và mình nghĩ nền tảng này nên mở rộng sức ảnh hưởng của mình sang các nền tảng blockchain khác.
Những Dự Phóng Với LayerZero & Wormhole
Việc ra mắt token là chuyện sớm muộn
Như mọi người có thể LayerZero mạnh mẽ về yếu tố bảo mật và Wormhole vượt trội trong khả năng mở rộng nhưng cả hai đều đang bị yếu trong yếu tố tính phi tập trung.
Nếu chúng ta nhìn lại câu chuyện của các Layer 2 như Arbitrum, Optimism,.... thì tất cả những vị trí như Squencer - người sắp xếp giao dịch tạo thành 1 block và Prover - những người tạo bằng chứng giao dịch đều có mối quan hệ hoặc phải KYC với Foundation chính điều này làm cho các L2 trở nên thiếu phi tập trung. Vì vậy họ cần ra token để ai cũng có thể trở thành Squencer hoặc Prover.
Tương tự, với LayerZero hay Wormhole cũng đang bị rào cản trong tính phi tập trung khi mà Relayer của LayerZero hay Guardian đều phải có mối quan hệ hay KYC với dự án điều này cản trở các dự án gia tăng tính phi tập trung - yếu tố cốt lõi của mọi dự án crypto.
Chính vì vậy, tương tự như các Layer 2 thì LayerZero hay Wormhole đều cần thiết phải cho ra mắt token để ai cũng có thể trở thành Relayer trên LayerZero hay Guardian trên Wormhole. Nên khả năng cao chúng ta sẽ có một cơ hội retroactive khá lớn phía trước khi mà cả 2 nền tảng này đều được chống lưng bởi các ông lớn trong thị trường crypto.
Mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây để không bỏ lỡ cơ hội retroactive đối với LayerZero và Wormhole:
Liệu có câu chuyện incentive giống với Optimism hay Arbitrum
Thực sự những LayerZero hay Arbitrum có nhiều nét tương đồng với Arbitrum, Optimism hay nhiều Layer 2 khác như:
- Native Token chưa hoặc không thể làm phí giao dịch cho mạng lưới.
- Đều là lớp để cho các giao thức khác có thể xây dựng hoặc tích hợp.
- Đều có một hệ sinh thái mạnh mẽ với đa dạng các mảnh ghép khác nhau như Infastructure, DeFi, NFT, Gaming,...
Tính đến thời điểm hiện tại chúng ta chưa có 1 case study cụ thể cho một hệ sinh thái của các bridge nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Các dự án như LayerZero hay Wormhole có thể ra mắt token của riêng mình với mục tiêu phi tập trung giao thức sau đó sử dụng native token để kéo thanh khoản, TVL cho các dự án trong hệ sinh thái của mình thông qua Liquidity Mining.
Và nếu điều đó có thể xảy ra thì việc đầu tư vào các dự án hàng đầu trong hệ sinh thái của 2 nền tảng này là một cơ hội rất tốt và tương đối sớm.
Liệu có nên đầu tư các dự án trong hệ sinh thái
Việc khái niệm omnichain trở thành xu hướng trong tương lai là điều có thể xảy ra. Kết hợp với điều kiện incentive ở trên thì việc các dự án thuộc hệ sinh thái của LayerZero hay Wormhole là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Đó là chưa nhắc đến việc công nghệ này thực sự đã giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn đọng với những nền tảng cầu mint - burn. Việc cưa chúng ta là tìm kiếm các dự án tiềm năng trong 2 hệ sinh thái để có thể quan sát sớm và theo dõi.
Một số dự án tiềm năng có thể kể đến như là Trader Joe, DeGods, Lil Pudgy, Stargate,... Ngoài ra cũng còn rất nhiều dự án còn chưa ra mắt token.
Tổng Kết
Có thể thấy rằng LayerZero và Wormhole là tươgn đối cân tài cân sức khi mỗi dự án có những điểm mạnh khác nhau. Theo mình, mọi người nên dành thời gian để quan sát 2 hệ sinh thái này để tìm ra những cơ hội đầu tư dành cho riêng mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024