DA là gì? DA là viết tắt của Data Availability hay còn gọi là tính khả dụng dữ liệu có vai trò cực kì quan trọng trong tất cả những nền tảng Blockchain hiện nay. Vậy DA là gì và có những điều gì xoay quanh DA thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu thêm về DA, mọi người có thể tham khảo một số bài viết như:
DA Là Gì?
Tổng quan về DA
DA là viết tắt của cụm từ Data Availability tạm dịch: Tính khả dụng dữ liệu trong Blockchain cho phép tất cả những thông tin và dữ liệu trên Blockchain đều có thể truy cập bởi bất kì một cá nhân hay tổ chức nào một cách công khai và minh bạch. Việc này bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trên Blockchain và cũng đảm bảo được các tính năng cơ bản nhất của mọi blockchain.
Data Availability mang lại những ưu điểm cho blockchain như sau:
- Đảo bảo tính toàn vẹn của Blockchain.
- Đảo bảo tính phi tập trung, minh bạch và tin cậy của mạng lưới Blockchain.
- Người dùng, tổ chức có thể sử dụng DA để nghiên cứu người dùng, khách hàng mục tiêu.
- Cho phép bất kì ai, ở bất kì đâu chỉ cần có internet là có thể truy cập dữ liệu trên Blockchain.
Có thể thấy rằng trong 3 yếu tố xung quanh một giao dịch bao gồm thực thi, đồng thuận và tính khả dụng dữ liệu (DA) thì DA là yếu tố cấu thành tính phi tập trung, bảo mật cho mạng lưới Blockchain.
Một số các thuật ngữ liên qua tới DA
Có một số các vai trò trong Blockchain có liên quan trực tiếp tới DA bao gồm:
- Light Client: Các Light Client cũng tham gia vào quá trình kiểm tra tính hợp lệ các giao dịch thông qua các full node nhưng các Light Client chỉ tải một số các thông tin cần thiết chứ không tải về toàn bộ Blockchain. Nên chúng rất "Light".
- Full Node: Là các Node sẽ lưu trữ toàn bộ lịch sử giao dịch Blockchain và cũng tham gia vào quá trình xác thực giao dịch. Bên cạnh đó, Full Node đóng vai trò để Light Client tham khảo để xác thực giao dịch.
Một số các vấn đề tồn đọng của DA
Tới nay thị trường luôn tập trung vào khả năng mở rộng của blockchain như sử dụng Parallel Execution, Sharding, Rollup hay đơn giản hơn tăng kích thước khối. Tuy nhiên, ngày nay mọi người không quan tâm quá nhiều về việc Blockchain càng nhanh, số lượng khối sản xuất càng nhiều thì Blockchain sẽ càng nặng. Ví dụ như:
- Blockchain của Bitcoin nặng 418GB với mức độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm.
- Blockchain của Ethereum nặng 1T với mức độ tăng trưởng khoảng 30% mỗi năm.
- Solana tạo ra 1GB mỗi giây.
Có thể thấy rằng nếu blockchain càng nặng thì những người chạy node đầy đủ sẽ càng ít bởi vì chi phí sẽ rất cao điều này làm cho mạng lưới trở nên tập trung hơn.
Một Số các Giải Pháp Về DA Hiện Nay
Celestia - Nền tảng Modular Blockchain đầu tiên
Celestia là một trong những mô hình Modular Blockchain thế hệ mới. Khác với Monolithic Blockchain là toàn bộ các vấn đề xung quanh một giao dịch bao gồm thực thi, đồng thuận và DA cũng được thực hiện trên một lớp thì đối với mô hình Modular Blockchain thì các quá trình trên sẽ được tách ra. Thực thi sẽ được thực hiện ở một lớp khác so với quá trình đồng thuận và DA.
Với công nghệ mới này, các dự án hoàn toàn có thể phát triển và lựa chọn Celestia như một lớp đồng thuận và DA. Các dự án có thể tập trung vào điểm mạnh của mình và gửi gắm sự bảo mật, phi tập trung tại Celestia.
Anytrust - Công nghệ của Offchain Labs với Arbitrum Nova
Arbitrum Nova sử dụng công nghệ Anytrust để tập trung vào khả năng mở rộng thay vì tập trung vào sự bảo mật và phi tập trung như công nghệ Rollup. Đối với công nghệ Rollup, các dữ liệu được tối ưu hóa dưới dạng call data sau đó được gửi xuống Layer 1 để đồng thuận. Nhưng với công nghệ Anytrust thì dữ liệu sẽ được lưu trữ offline chỉ có hàm băm của giao dịch được gửi về Layer 1.
Với việc đưa DA ra ngoài on-chain giúp cho chi phí giao dịch trên Arbitrum Nova thấp hơn rất nhiều so với Arbitrum Nitro và tốc độ giao dịch được cải thiện một cách đáng kể.
Tương tự với công nghệ Anytrust của Offchain Labs ta còn có một số các giải pháp tương đương như zkPorter của zkSync hay Validaium của StarkWare.
Tổng Kết
DA là một trong những vấn đề ít được quan tâm nhưng lại cực kì quan trọng với các nền tảng Blockchain trong một thời gian dài. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về DA là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024