Celestia là gì? Celestia là một nền tảng Modular Blockchain đầu tiên của thị trường Crypto với tham vọng giải quyết toàn bộ các vấn đề của Blockchain. Vậy Celestia và mô hình Modular Blockchain có những điểm gì khác biệt và thú vị thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Để hiểu hơn về Celestia và mô hình Modular Blockchain, mọi người có thể tham khảo một số các bài viết dưới đây:

Tổng Quan Về Celestia

Celestia là gì?

Celestia là nền tảng Modular Blockchain đầu tiên trong thị trường Crypto với việc tách qua trình Thực thi (Execution) và Đồng thuận (Consensus), Data Availability (Tính khả dụng dữ liệu) từ đó hướng tới việc giải quyết vấn đề mở rộng trên Blockchain nền tảng vốn đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay. Ngoài ra, Celestia cũng hướng đến mô hình Internet of Blockchain có nhiều nét tương đồng với Cosmos.

Ở thời điểm hiện tại, các Monolithic Blockchain như Near Protocol, Solana,... cùng lúc phải đảm nhận nhiều chức năng như tính toán và xử lý giao dịch, triển khai cơ chế đồng thuận và lưu trữ dữ liệu. Điều này dẫn tới một vấn đề trong tương lai khi Blockchain phát triển với lượng giao dịch tăng dần sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạng lưới.

Vẫn đề này không hề mới và chính Ethereum cũng đã và đang phát triển các Layer 2 để giúp giải phóng Layer 1 khỏi nhiệm vụ tính toán và xử lý giao dịch. Mô hình của Ethereum 2.0 và Ethereum - Layer 2 cũng chính là mô hình Modular Blockchain. Có thể thấy rằng trong tương lai thì Ethereum cũng hướng tới mô hình Modular Blockchain một cách toàn diện.

Với tầm nhìn tương tự Ethereum, Celestia cũng sẽ có mô hình nhiều Layer như Consensus Layer, Data Availability Layer và Execution Layer. Tuy nhiên, Execution Layer tại Celestia không chỉ là những Rollup Chain xử lý giao dịch offchain mà còn có thể là những Blockchain độc lập khác nhau và kết nối với Celestia qua cầu xuyên chuỗi.

Điểm nổi bật của Celestia là gì?

Một số những đặc điểm nổi bật của Celestia bao gồm:

  • Tách biệt lớp đồng thuận và lớp thực thi: Celestia cung cấp một lớp đồng thuận với cơ chế mở chờ sẵn nhờ vậy các nhà phát triển lớp thực thi có thể gắn vào chạy một cách dễ dàng. Cùng với đó việc tách riêng 2 lớp, giúp cho nhà phát triển lớp thực thi có thể tuỳ biến Blockchain để chuyên môn hóa chức năng đầu ra ví dụ như dành cho NFT, Game thì ưu tiên tốc độ còn DeFi thì thiên về bảo mật.
  • Bằng chứng dữ liệu có sẵn: Celestia mã hoá dữ liệu khối bằng Reed-solomon 2 chiều qua đó có thể kiểm tra toàn bộ dữ liệu thông qua một mẫu nhỏ data được lấy ngẫu nhiên thay vì phải kiểm tra toàn bộ data đó. Nếu dữ liệu được mã hóa không chính xác, mạng sẽ được thông báo qua bằng chứng gian lận về tính khả dụng của nó. Điều này giúp Celestia có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn và giảm thời gian xác thực.
  • Xử lý giao dịch Off-chain (Rollup): Với cấu trúc lưu trữ Data ở trên Celestia cho thấy tiềm năng trở thành môi trường hoản hảo để phát triển các Rollup (thực thi giao dịch Off-chain) khi Optimistic Rollup cần dữ liệu để chứng minh tính không hợp lệ của giao dịch lỗi còn ZK Rollup lại cần Data đầy đủ để tái tổng hợp trạng thái của chuỗi.
  • Bảo vệ light client trong tương tác xuyên chuỗi: Celestia việc triển khai tương tác xuyên chuỗi sẽ không giả định rằng các Light Client đưa thông tin chung thực mà việc tương tác sẽ chỉ được mở khi xác minh chính xác giao dịch an toàn.

Hệ Sinh Thái Celestia

Hệ sinh thái của Celestia đã tương đối đa dạng với nhiều mảnh ghép khác nhau có thể kể đến như:

  • Rollup As a Service: Eclipse, Caldera, Snapchain, Vistara.
  • Rollup Framework: Rollkit, Cartesi, Sovereign SDK, OP Stack, Stackr,...
  • Shared Sequencer: Astria, Radius, FairBlock,...
  • Gaming: Curio, Bulleverse, Argus,...
  • Virtual Machines: CosmWasm, Polaris,...
  • Settlement Layer: Berachain, Dymension, Neutron, Layer N,...
  • Cross-chain: Polymer, Axelar, Orb, Hyperlane, Skip,...
  • Wallet: Kelp, Leap, Cosmostaion,...
  • Infastructure: Manta Network, Numia, Modular Cloud, Dora, Blockless, Cosmology,...

Hệ sinh thái của Celestia vẫn trong giai đoạn đầu phát triển hầu hết các dự án trong hệ sinh thái Celestia chủ yếu là các dự án sử dụng Celestia như một lớp dịch vụ trong thị trường Crypto.

Lộ Trình Phát Triển

Theo thông tin từ đội ngũ phát triển dự án, Roadmap của Celestia cụ thể được triển khai theo các mốc sau:

  • 15/06/2021: Rebrand từ LazyLedger thành Celestia + Phát hành Celestia MVL
  • 14/12/2021: Triển khai Devnet
  • 08/02/2022: Giới thiệu Quantum Gravity Bridge là cầu kết nối từ Ethereum qua Celestia
  • Q4/2022: Mainnet

Với tiến độ như hiện tại, chúng ta khả năng cao sẽ phải đợi đến đầu năm 2023 để thấy Celestia Mainnet. Sau đó, là khoảng 7-9 tháng xây dựng các mảnh ghép trong hệ sinh thái thì tối thiểu phải sang đầu 2024, Celestia mới thực sự sẵn sàng cho người sử dụng.

Giới thiệu mamo-1: Testnet với Block 128MB và Thông Lượng 21.33MB/s của Celestia

Vào ngày 14/04/2025, Celestia đã công bố mamo-1, một Testnet công khai mới với khả năng xử lý Block kích thước 128MB được tạo mỗi 6 giây, đạt thông lượng 21.33MB/s. Đây là bước tiến quan trọng trong lộ trình mở rộng quy mô mạng lưới, gấp hơn 16 lần so với Mainnet hiện tại (chỉ hỗ trợ block 8MB). Mục tiêu chính của mamo-1 là mô phỏng cấu hình Validator thực tế, kiểm tra khả năng chịu tải dữ liệu lớn và xác thực các tính năng mở rộng cho Mainnet trong tương lai. Testnet này vận hành với 21 Validator phân bố tại Amsterdam, Paris và Warsaw, cung cấp môi trường gần với thực tế để đánh giá hiệu suất ứng dụng, đặc biệt phù hợp với các ứng dụng yêu cầu thông lượng cao như zk-rollups, ứng dụng Web có khả năng xác minh, hoặc trò chơi on-chain.

Một trong các cải tiến kỹ thuật quan trọng của mamo-1 là giao thức truyền dữ liệu Vacuum!. Vacuum! sử dụng phương pháp lazy gossiping để giảm lưu lượng dữ liệu dư thừa và giới thiệu khái niệm Validator Availability Certificates (VACs), giúp ưu tiên truyền dữ liệu dựa trên độ quan trọng và thứ tự giao dịch. Vacuum! không định tuyến trước mà tối ưu đường truyền theo thời gian thực, giúp tận dụng tối đa băng thông. Giai đoạn triển khai hiện tại của Vacuum! trên mamo-1 tập trung vào pha Recovery, sử dụng Pull-based Broadcast tree (PBBT) để truyền tải dữ liệu Block theo cơ chế kéo, tăng hiệu suất truyền dữ liệu và độ chống chịu với các tấn công như Sybil và Denial-of-service. Các kỹ thuật như Rasure Coding và Parity Data giúp phục hồi Block mà không cần tải toàn bộ dữ liệu.

Celestia giới thiệu nâng cấp V4: Lotus

Ngày 19/05/2025, Celestia công bố nâng cấp mạng chính v4 mang tên Lotus, hiện đã hoạt động trên Testnet Arabica và dự kiến triển khai trên Mainnet Beta vào tháng 6. Nâng cấp này tích hợp Hyperlane như một Module Cosmos SDK, cho phép TIA tương tác trực tiếp với các Rollup mới và các chuỗi khác có triển khai Hyperlane, như Ethereum Mainnet, Base và Arbitrum One. Điều này mở rộng khả năng tương tác chuỗi chéo của Celestia, hỗ trợ hơn 100 mạng lưới.

Lotus cũng giới thiệu các thay đổi về chính sách kinh tế và Staking thông qua các đề xuất CIP29 đến CIP32. Cụ thể, CIP29 giảm lịch trình lạm phát của TIA xuống 33%, nhằm giảm phát hành Token trong khi vẫn duy trì phần thưởng Staking cạnh tranh. CIP30 loại bỏ việc tự động nhận phần thưởng Staking, cho phép người dùng kiểm soát thời điểm nhận phần thưởng. CIP31 tích hợp phần thưởng Staking vào lịch trình khóa Token, đảm bảo phần thưởng tuân theo thời gian khóa hiện có. CIP32 bổ sung Hyperlane vào Celestia, tăng cường khả năng tương tác Cross-chain.

Core Team

  • Mustafa lấy bằng cử nhân Khoa học máy tính tại trường Cao Đẳng King's College London sau đó lấy bằng Tiến sĩ Triết học, Khoa học máy tính tại UCL. Một điều thú vị ở đây là luận án của Mustafa có tiêu đề "Mở rộng an toàn các lớp cơ sở Blockchain".
  • Mustafa từng làm thực tập sinh Kĩ sư phần mềm tại Swiftket sau này được Microsoft mua lại.
  • Mustafa cũng là Đồng sáng lập của Chainspace đã được Facebook mua lại vào năm 2019.
  • Say này, Mustafa làm Advisor cho Secure Trading trong vòng hơn 3 năm và dự án Nym Network trong vòng hơn 2 năm.
  • Bắt đầu từ tháng 9/2019, Mustafa bắt đầu cùng những người bạn đồng hành của mình xây dựng Celestia Labs với vai trò CEO.
  • Ismail là bằng Thạc sĩ Toán học và Khoa học máy tính với bằng Xuất sắc tại trường đại học Bonn. Bên cạnh quá trình học tập, Ismail cũng có khoảng thời gian hơn 2 năm làm Trợ giảng tại đại học Boon trong môn Đại số tuyến tính và Giải tích.
  • Ismail có khoảng thời gian ngắn làm Thực tập sinh phần mềm tại Google. 
  • Ismail cũng làm Kĩ sư bảo mật tại Digital Catapult và Kĩ sư phần mềm tại Tendermint, Interchain Foundation, Informal Systems.
  • Cùng với đó, Ismail còn đảm nhiệm vị trí nghiên cứu tại nhiều công ty như Technische Universität Berlin, The University of Bonn,...
  • Tới tháng 10/2019, Ismail cùng với Mustafa xây dựng Celestia Labs với vai trò CTO.

Các công ty mà Ismal thường gắn bó trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Ismail thay đổi công việc khá nhiều từ thời điểm ra trường.

  • Nick lấy bằng Cử nhân Khoa học, Kĩ thuật Điện tại trường Đại học Stanford và bằng Thạc sĩ Khoa học, Kĩ thuật Điện tại chính Stanford.
  • Ngay say khi ra trường Nick trở thành chuyên gia về AI tại công ty Zeroth.ai - tăng tốc áp dụng công nghệ AI vào các công ty khởi nghiệp tại châu Á.
  • Từ tháng 6/2018, Nick tham gia xây dựng và phát triển dự án Blockchain nền tảng danh tiếng Harmony với vai trò Co Founder.
  • Tới tháng 4/2021, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi thì Nick tham gia phát triển Celestia Labs với vai trò COO.

John Adler | CRO: John là người tạo ra Optimistic Rollup. Trước khi gia nhập Celestia, anh là Researcher tại ConsenSys.

  • John lấy bằng Thạc sĩ Khoa học Ứng dụng (MASc.), Kỹ thuật Điện và Máy tinh tại trường Đại học Toronto và bằng Tiến sĩ Triết học, Kỹ thuật Điện và Máy tính cũng tại Đại học Toronto.
  • John tham gia vào Consensys với 2 vai trò là Blockchain Researcher trong vòng 6 tháng và Kĩ sư nghiên cứu trong vòng gần 1 năm.
  • John đóng vai trò quan trọng trong Fuel Labs với vai trò Co Founder đi kèm với đó là CTO, Giám đốc Nghiên cứu và Cố vấn nghiên cứu.
  • Vào tháng 1/2020, John chính thức tham gia Celestia Lá với vai trò Co FOunder và CRO.
  • Bên cạnh xây dựng và phát triển Celestia thì John cũng đang làm Advisor cho dự án Essential - dự án về mảng Intent-centric.

Đội ngũ cố vấn của Celestia có tổng công 7 thành viên trong đó có một số tên tuổi nổi tiếng tại các hệ sinh thái đặc biệt từ Cosmos có Ethan Bunchman (Co Founder) và Zaki Mania (IBC Core member)), James Prestwich (Celo) hay Matthew Di Ferrante (Ethereum),...

Investor

  • 03/03/2021: Tại vòng Seed, Celestia đã kêu gọi thành công được $1.5M được dẫn đầu bởi Interchain Foundation và Binance Labs, bên cạnh đó có sự tham gia của Yield Ventures, Tokenomy, Maven 11 Capital, KR1,...
  • 19/10/2022: Tại vòng Series A, Celestia kêu gọi thành công $55M với sự dẫn đầu của Polychain Capital và Bain Capital Crypto bên cạnh đó có sự tham gia của The Spartan Group, ProtoFund, PlaceHolder, Protocol Labs và NFX. Tại vòng Series A dự án được định giá là $945M

Tokenomics

Thông tin về token của Celestia

  • Tên dự án: Celestia
  • Mã Token: TIA
  • Blockchain: Celestia
  • Smartcontract: Update ...
  • Tổng cung: 1.000.000

Token Allocation

  • Intial Core Contributors: 17.6%
  • Seed Round: 15.9%
  • Series A & B: 19.7%
  • R&D Ecosystem: 26.8%
  • Genesis Drop & Incentivized Testnet: 7.4%
  • Future Initiatives: 12.6%

Token Release

1.000.000 TIA sẽ được trả dần trong vòng 4 năm kể từ thời điểm TGE.

  • R&D Ecosystem sẽ được mở 25% tại thời điểm TGE, 75% còn lại sẽ được trả dần trong 3 năm còn lại.
  • Intial Core Contributors và các VCs sẽ bị khóa trong vòng 1 năm sau đó mở 33% trong năm tiếp tiếp theo và trả nốt 67% trong 2 năm còn lại.
  • Public Allocation sẽ được mở 100% tại thời điểm TGE.

Sàn Giao Dịch

Updating...

Kênh Thông Tin Của Celestia

Tổng Kết

Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu được Celestia là gì? Công nghệ Celestia đang phát triển không phải đơn giản, hy vọng đội ngũ core team giàu năng lực cùng với sự hỗ trợ từ những cố vấn và quỹ đầu tư lớn sẽ giúp blockchain này có thể sớm ra mắt sản phẩm của mình.