Thị trường DeFi đến thời điểm hiện tại đã phát triển rất mạnh nếu so với những chu kỳ trước cùng những mô hình cơ bản như AMM, Lending, Yield Farming và nhiều mô hình nâng cao khác, tuy nhiên một điều không thể thiếu trong tất cả các mô hình này là Liquidity Pool. Vậy Liquidity Pool là gì? Cùng Hak Research tìm hiểu lý do vì sao Liquidity Pool lại là mạch máu của thị trường DeFi.
Liquidity Pool Là Gì?
Tổng quan về Liqudity Pool
Liquidity Pool (bể thanh khoản) là một smartcontract chứa một hoặc một nhóm coin và token được lock lại ở bên trong. Liquidity Pool tồn tại một cách hoàn toàn phi tập trung vì hầu như không có ai có thể tự ý rút hết tài sản có chứa trong pool.
Lịch sử hình thành của Liquidity Pool
Trước khi có sự phát triển của Liquidity Pool, các nền tảng trung gian truyền thống như Coinbase hay Binance đóng vai trò quản lý thanh khoản và các người dùng phải gửi tiền hoặc các tài sản khác vào các tài khoản của nền tảng này. Tuy nhiên, những nền tảng này phải chịu trách nhiệm bảo mật tiền của người dùng và nếu có bị hack thì số tiền này có thể bị mất hết.
Một vấn đề đặt ra đó chính là việc các dự án DeFi ban đầu đa số đều sử dụng mô hình order book của các sàn giao dịch tập trung, nó khiến cho thanh khoản của thị trường DeFi bị phân mảnh nặng và các trải nghiệm giao dịch của người dùng diễn ra rất tệ khi trượt giá cao.
Liquidity Pool ra đời đã giải quyết hầu hết các vấn đề trên từ tính phi tập trung đến sự phân mảnh thanh khoản, nhờ đó mà đa số các dự án DeFi hiện tại đều phải xây dựng Liquidity Pool như chính mạch máu của mình.
Cơ Chế Hoạt Động Của Các Liquidity Pool
Các thành phần tham gia trong một Liquidity Pool đó chính là:
- Người tạo pool
- Liquidity Provider
- Trader
Về cơ bản, cơ chế hoạt động của Liquidity Pool sẽ hoạt động xoay quanh 3 thành phần chính ở trên như sau:
- Bước 1: Người tạo pool tạo một Liquidity Pool mới với các thông số được quy định như tỉ lệ token trong pool, mức phí giao dịch,..
- Bước 2: Liquidity Provider sẽ gửi tài sản của mình vào pool theo tỉ lệ token được quy định ban đầu.
- Bước 3: Trader khi sử dụng các hoạt động liên quan đến Liquidity Pool này sẽ phải trả một mức phí cố định cho Liquidity Provider.
Các Ứng Dụng Của Liquidity Pool Là Gì?
DEX
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) thường sử dụng mô hình AMM để tạo thanh khoản cho các cặp giao dịch của người dùng. Về cơ bản thì các AMM chính là Liquidity Pool khi cho phép các Liquidity Provider cung cấp một hay nhiều một cặp token vào smartcontract.
Dự án đầu tiên xây dựng các AMM đó chính là Balancer, tuy nhiên để nói về dự án thành công nhất thì chúng ta phải gọi tên Uniswap khi liên tục cải tiến nền tảng của mình qua các phiên bản như:
- Uniswap v1: Cho phép cung cấp một cặp token ERC-20 và ETH.
- Uniswap v2: Cho phép một pool được ghép bởi một cặp token ERC-20.
- Uniswap v3: Cho phép người dùng giới hạn khoảng giá cung cấp thanh khoản.
- Uniswap v4: Cho phép các Liquidity Pool được quản lý bởi một smartcontract duy nhất.
Lending & Borrowing
Cơ chế hoạt động của các Liquidity Pool trên các nền tảng Lending không giống như các nền tảng DEX khi bắt buộc người dùng sẽ phải kết hợp việc thế chấp tài sản từ đó vay ra các token mong muốn. Cơ chế này cũng cho phép người dùng sử dụng các nền tảng Lending như một công cụ đòn bẩy khi lặp lại quá trình vay và cho vay.
Dự án nổi bật nhất trong mảng Lending & Borrowing này có lẽ là AAVE khi vượt mặt được Compound nhờ việc triển khai chiến dịch multichain của mình.
Derivatives
Trong Derivatives thì các Liquidity Pool được sử dụng với mục đích khá giống như DEX khi cần các Liqudity Provider cung cấp thanh khoản và các Trader sẽ giao dịch dựa trên nguồn thanh khoản đó. Hiện tại thị trường Derivatives trong DeFi đang được chia làm 2 thành phần chính như sau:
- Perpetual: Với các dự án nổi bật như GMX, dYdX, Synthetix,..
- Options: Với các dự án nổi bật như Opyn, Dopex,..
Những Rủi Ro Của Các Liquidity Pool
3 rủi ro chính khi sử dụng các Liquidity Pool đó chính là:
- Rủi ro Rug Pull: Đây là rủi ro do các dự án cố tình tạo ra khi cài các mã độc vào smartcontract của dùng từ đó đánh cắp tài sản và bỏ trốn.
- Rủi ro bị hack: Đây là rủi ro từ bên ngoài khi hacker khai thác các lỗ hỏng trong quá trình tạo ra smartcontract từ đó đánh cắp tài sản người dùng.
- Rủi ro Impermanent Loss: Rủi ro này xảy ra khi người dùng cung cấp thanh khoản cho các Liquidity Pool có ít nhất từ 2 token trở lên.
Tổng Kết
Trên đây là những gì mọi người cần biết để hiểu về Liquidity Pool là gì và tại sao đây lại chính là mạch máu của thị trường DeFi. Hy vọng thông qua bài viết này Hak Research đã mang lại những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình research của mọi người.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024