Các nền tảng Layer 1 cũ đang dần bị lu mờ bởi những tên tuổi mới nổi như Aptos, Sui Network, Aleo, Monad,… Vậy trong bối các các nền tảng Layer 1 thế hệ tiếp theo đang có những bước tiến vững vàng trong việc xây dựng hệ sinh thái thì các nền tảng Layer 1 cũ như Near Protocol, Solana, Avalanche, Polkadot,… đang làm những gì để duy trì vị thế của mình thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số tài liệu dưới đây:
Những Layer 1 Cũ Đang Làm Gì?
Solana - Kiên định với mục tiêu ban đầu
Solana là một trong những Layer 1 nổi bật nhất trong giai đoạn 2020 - 2022, nổi bật ở nhiều khía cạnh khác nhau từ giá của SOL đến hệ sinh thái và những lùm xùm khi FTX sụp đổ hay Alameda Research gặp lao đao về tài chính. Nếu chỉ nói riêng về non EVM Blockchain thì có thể khẳng định rằng Solana là nền tảng non EVM Blockchain thành công nhất từ trước đến nay và có thể tiếp tục duy trì trong tương lai nếu như Sui hay Aptos không có những đột phá thực sự ở nhiều khía cạnh,
Khi mùa đông Crypto kéo đến cả thị trường đều bị ảnh hưởng trong đó có cả Solana nhưng không phải vì vậy mà Solana dừng lại, đội ngũ phát triển vẫn tiếp tục nâng cấp và cải tiến mạng lưới để giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại với Solana. Một số những vấn đề lớn mà Solana đang gặp phải
- Yếu tố tài chính: Vẫn có những “góc khuất” giữa Solana và FTX hay Alameda Research mà chúng ta chưa biết. FTX hoặc Alameda vẫn nắm một số lượng lớn SOL và nếu như số lượng SOL này bị đẩy ra ngoài thị trường thì đây là một thách thức cực kì lớn với đội ngũ phát triển. Có thể Solana cần kêu gọi thêm vốn để giữ an ninh tài chính cho mạng lưới.
- Hệ sinh thái Solana cũng gặp vấn đề khi mà các dự án DeFi ngày nào đang trong quá trình đào thải một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, một số bộ sưu tập NFT nổi tiếng lại đang rời bỏ Solana như DeGods, Y00ts,…
- Mạng lưới Solana vẫn gặp vấn đề khi số lượng người tăng vọt dẫn đến mạng lưới “sập”, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính phi tập trung của mạng lưới. Chính yếu tố này làm cho các Whales, tổ chức khá thận trọng trong việc tiếp cận Solana.
Bên cạnh hàng loạt những vấn đề thì với một vấn đề thì Solana Foundation đang có những giải pháp rõ ràng cho từng vấn đề xảy ra. Để tiếp tục phát triển hệ sinh thái Solana thì Solana Foundation đang đưa những giải pháp bao gồm:
- Tiếp tục tổ chức các sự kiện như Hackathon Online, Hackathon Global, Hacker House, Break Point,… để thu hút các nhà phát triển tới với hệ sinh thái Solana. Có thể nói rằng Solana là nền tảng Layer 1 hoạt động mạnh mẽ nhất trong việc thu hút các nhà phát triển thông qua các sự kiện.
- Thế hệ các dự án tiếp theo trên hệ sinh thái Solana bắt đầu nảy mầm với nhiều cái tên như Marginfi - dự án thuộc mảng Lending & Borrowing, JitoSOL - dự án thuộc mảng Liquid Staking Derivatives và một vài cái tên từ chu kì trước vẫn đang phát triển như Marinade Finance, Solend, UXD Protocol, Orca, Raydium,…
Để cải thiện mạng lưới Solana trở nên hiệu quả và tối ưu hơn nữa thì một số giải pháp đang được thực hiện bao gồm:
- Fire Dancer là một giải pháp được xây dựng và phát triển bởi Jump Crypto với sự hỗ trợ của Solana Foundation. Với Fire Dancer, Solana hướng đến hàng triệu TPS và cái đích cuối cùng Mass Adoption.
- Hàng loạt các giải pháp được đưa ra như QUIC, Fee Markets,… của Solana Foundation và đang được triển khai trên mạng lưới Testnet thậm chí là Beta Mainnet. Với những cập nhật này, mạng lưới Solana dự kiến sẽ trở nên ổn định và mở rộng tốt hơn trong tương lai.
- Không chỉ là VCs, không chỉ là Solana Foudantion mà các dự án trên hệ sinh thái Solana cũng xây dựng các sản phẩm để giúp mạng lưới trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ điển hình chính là Jito Labs.
Để cải thiện vấn đề tài chính và với tầm nhìn là ít phụ thuộc vào FTX hay Alameda Research. Có thể nói rằng Solana là một trong những Layer 1 cũ hoạt động tương đối tốt hiện nay.
Để hiểu sâu hơn và chi tiết hơn về hệ sinh thái Solana, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Avalanche - Đặt cược vào Gaming & Real World Assets (RWAs)
Avalanche là một trong những đội ngũ nắm bắt xu hướng tốt nhất trong chu kì vừa rồi với câu chuyện của Avalanche C Chain với xu hướng EVM Blockchain. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì Avalanche đang có những sự thay đổi đó chính là việc chuyển trọng tâm phát triển từ C Chain sang P Chain với Subnet.
Subnet là tầm nhìn chung của Avalanche khi hướng tới mô hình Internet of Blockchain tương tự như Cosmos, Polkadot, ZK Stack của zkSync hay Superchain của Optimism. Avalanche bắt đầu chuyển trọng tâm phát triển từ C Chain qua Subnet từ thời điểm khi thị trường Crypto bắt đầu đi xuống.
Hệ sinh thái Subnet của Avalanche có một thời kì đầu tương đối thành công khi DeFi Kingdoms - dự án DeFi kết hợp GameFi lớn nhất trên Harmony chính thức chuyển sang Avalanche, bên cạnh đó là một số các Subnet về Game nhưng tất cả mọi thứ đã bị lu mờ khi thị trường Crypto chính thức bước vào mùa đông.
Hiện tại, Avalanche Foundation vẫn tập trung vào P Chain và Subnet, C Chain không còn được quan tâm quá nhiều ngày cả nền tảng DEX lớn nhất trên Avalanche cũng đã phải đi theo hướng Multichain để tìm kiếm thêm người dùng và doanh thu. Thông qua việc, Avalanche kết hợp với nhiều đơn vị trong Web2 lớn để xây dựng các Subnet thì thấy rằng Avalanche đang đặt cước khá nhiều vào mảng Gaming cho chu kì kế tiếp. Một số các Subnet nổi bật trên Avalanche bao gồm:
- GUNZ: Subnet được xây dựng bởi Gunzilla Games - Studio chuyên về Game AAA.
- Blitz: Subnet được xây dựng bởi TSM - công ty về thể thao điện tử.
- Beam: Subnet được xây dựng bởi Mertit Circle DAO - Gaming DAOs với hơn 60 trò chơi.
- UPTN: Được xây dựng bởi SK Planet - bộ phận thương mại điện tử của tập đoàn SK (đứng sau đội thể thao điện từ SKT T1 bây giờ là T1).
- DOS: Được xây dựng bởi DOS Labs - một Studio Game với hơn 400K người chơi thường xuyên.
- IntainMARKETS: Được xây dựng bởi Intain - một công ty về mảng Structure Finance.
Có thể thấy rằng Avalanche đã đặt cược 100% vào Subnet để cạnh tranh với Layer 2, Layer 3 trên Ethereum và mũi nhọn là Gaming. Không chỉ dừng lại ở đó, Avalanche thể hiện sự nắm bắt xu hướng ở việc công bố quỹ VISTA trị giá $50M đầu tư vào Real World Asset (RWA).
Một số bài viết cập nhật về hệ sinh thái Avalanche bao gồm:
Near Protocol - Định hướng mơ hồ trong việc phát triển
Near Protocol là một trong những nền tảng Layer 1 nổi bật trong cuối giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh mẽ. Tại thời điểm 2021 - 2022, Near Protocol nổi lên với 2 đặc điểm đáng chú ý như:
- Là nền tảng Layer 1 kêu gọi thành công với số tiền lớn nhất thị trường với tổng số tiền kêu gọi được lên đến $533M với những VCs hàng đầu thị trường như A16Z, Tiger Global, Alameda Research, Dragonfly Capital, Mechanism Capital,…
- Near Protocol giải quyết bài toán mở rộng thông qua Sharding - một giải pháp tương tự như Ethereum hướng tới.
Chính vì hai yếu tố trên cùng một vài những mảnh ghép cơ bản của hệ sinh thái như Rainbow - nền tảng Bridge kết nổi giữa Ethereum và Near Protocol, Aurora - nền tảng EVM giúp các DApp, Protocol trên Ethereum dễ dàng chuyển qua hoạt động trên Near Protocol thông qua Aurora và một vài mảnh ghép DeFi như Burrow Cash, Bastion Protocol, Ref Finance, Trisolaris,… đã làm dòng tiền tiền nhiều hệ sinh thái khác đổ mạnh về Near Protocol.
Sau khi thị trường đi vào mùa đông, Near Protocol vẫn phát triển và nâng cấp mạng lưới theo lộ trình ban đầu đề ra nhưng đã có một số vấn đề xảy ra như việc nâng cấp mạng lưới trễ đến 9 tháng so với dự kiến. Thực tế việc triển khai Chunk-Only Producers được team Near dự kiến triển khai vào tháng 1/2022 vậy tính đến khoảng giữa tháng 7 mới triển khai Testnet chậm hơn 6.5 tháng so với lộ trình ban đầu.
Ngoài ra nếu so sánh về thời gian mainet thì đã châm đến 9 tháng so với roadmap ban đầu đề ra.
Còn 1 điều đã thay đổi đó chính là tại bài viết vào tháng 9/2021 thì số lượng validator dự kiến sau khi cập nhật Chunk-Only Producers rơi vào từ 200 - 400 validator nhưng tại bài viết mới nhất số lượng đã giảm xuống còn từ 200 - 300 Validator Node. Tuy vậy cũng có những lần Near Protocol đúng hẹn với Roadmap của mình khi ra mắt Phase 1 của Nightshade vào tháng 9/2022.
Vậy bây giờ nhìn lại thì Near Protocol đang như thế nào?
Nếu như nhìn lại quá khứ thì Phase 3 là Phase cuối cùng trong việc nâng cấp và mở rộng mạng lưới dự kiến sẽ diễn ra vào Q4/2022 nhưng theo cập nhật mới nhất thì Phase 3 là Dynamic Resharding sẽ được triển khai trong giai đoạn Q1/2024 - hết năm 2024. Hiện tại, chưa rõ Dynamic Resharding sẽ được chia nhỏ làm nhiều giai đoạn và bắt đầu triển khai từ cuối 2023 hay thời gian dự kiến là trong khoảng thời gian đó.
Nhưng dù kết quả có là gì thì hiện tại Dynamic Resharding cũng đang bị trễ khoảng 1 năm so với lộ trình ban đầu đề ra.
Bên cạnh đó, hiện tại Near Protocol đang hướng đến một tầm nhìn mới đó chính là NEAR Blockchain Operating System (BOS). Hình dung một cách đơn giản thì thì BOS hướng tới tầm nhìn trở thành một Hệ Điều Hành Blockchain tương tự như Linux, macOS hay Windows giúp máy tính trở nên thân thiện với người dùng thì Near Protocol cũng giới thiệu một loại hệ điều hành mới mang tên là NEAR Discovery.
Bài toán đặt ra của Near Foundation chính trong bối cách các hệ điều hành như macOS, Android, IOS, Windows,... đều rất tập trung thì thế giới cần một hệ điều hoàn phi tập trung. Với mình thì đây là một định hướng cực kì thách thức với đội ngũ phát triển bởi vì những cái tên như macOS, Android, IOS, Windows đều đã quá lớn để thất bại. Cơ hội để một dự án Web3 đả bại Web2 ở thời điểm hiện tại lại khá mù mịt.
Thực tế chỉ ra rằng DeFi vẫn còn quá nhiều rủi ro so với CeFi mặc dù CeFi có những vấn đề liên quan tới pháp lý.
Nhận Định Chung Về Các Nền Tảng Layer 1 Cũ
Sau thời gian dài Downtrend, các dự án hầu hết đều có những sự thay đổi nhất định về định hướng phát triển của mình theo những cách khác nhau:
- Solana vẫn kiên định đi theo con đường của mình. Điều mình thấy hay nhất ở Solana là họ vẫn giải quyết vấn đề mạng lưới và vẫn tiếp tục phát triển hệ sinh thái của mình bằng các sự kiện Hackathon, Hacker House,....
- Avalanche đã thôi tập trung vào C Chain để quay lại với định hướng chiến lược ngay từ ban đầu là Internet of Blockchain với Subnet. Hiện tại, Avalanche đặt cược vào các dự án về Game nhưng sự khác biệt họ có những Builder cực kì mạnh mẽ đến từ Web2.
- Near Protocol bên cạnh việc nâng cấp mạng lưới đã cho mình một tầm nhìn, sứ mệnh đầy khó khăn và thách thức phía trước với việc xây dựng một nền tảng Hệ Điều Hành phi tập trung.
Tổng Kết
Đây là chỉ bài viết đầu tiên nhằm nhìn lại các Layer 1 cũ và nổi bật trong chu kì trước. Trong những bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng đến với Mina Protocol, Fantom, BNB Chain, Polygon và nhiều tên tuổi lớn khác trong thị trường cũng như là các Layer 1 cũ trong chu kì trước.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024