Tiếp tục với Series Crypto Unlock, Series phân tích chuyên sâu về các dự án lớn và tiềm năng. Ở số thứ 6 này mình sẽ viết về dự án StarkNet, Layer 2 được cộng đồng Crypto đánh giá cao về tiềm năng phát triển cũng như Airdrop trong tương lai.
StarkNet là một trong "Tứ Trụ" Layer 2 trên Ethereum. Từ khi mọi thứ chỉ còn nằm trên trang giấy hay White Paper thì dự án đã được đánh giá cao nhất trong các Layer 2 đang phát triển trên thị trường. Nhưng sau một năm ra mắt thì StarkNet đang là dự án yếu kém nhất về nhiều mặt.
Vậy lý do nào mà StarkNet, từ một dự án được kỳ vọng cao nhất cho đến hiện thực là dự án chậm phát triển nhất. Để biết rõ về điều đó và tất cả mọi thứ về StarkNet thì hãy cùng mình đọc hết bài viết này nhé!
Lịch Sử Phát Triển Của StarkNet
StarkNet là một giải pháp mở rộng quy mô lớp 2 (Layer 2) cho Ethereum sử dụng công nghệ zk-Rollup. Nó được phát triển bởi công ty StarkWare, được thành lập bởi các nhà khoa học máy tính và kỹ sư từ các trường đại học hàng đầu như MIT và Stanford.
Lịch sử phát triển của StarkNet
- 2018: StarkWare được thành lập bởi các nhà khoa học máy tính và kỹ sư từ các trường đại học hàng đầu như MIT và Stanford.
- 2020: StarkWare phát hành phiên bản đầu tiên của StarkNet, là một mạng thử nghiệm.
- 2021: StarkNet phát hành phiên bản beta, cho phép người dùng tương tác với các dApp trên mạng.
- 2022: StarkNet ra mắt mainnet vào ngày 16 tháng 11 năm 2022.
Các cột mốc phát triển của StarkNet
- Tháng 7 năm 2022: StarkNet phát hành bản cập nhật Quantum Leap, tăng tốc độ giao dịch lên 100 lần và giảm phí giao dịch xuống 100 lần.
- Tháng 9 năm 2022: StarkNet giới thiệu về token quản trị STRK.
- Tháng 10 năm 2022: StarkNet ra mắt cầu nối giữa Ethereum và StarkNet.
- Tháng 11 năm 2022: StarkNet ra mắt chương trình hackathon để khuyến khích phát triển dApp trên mạng.
Tổng Quan Về StarkNet
StarkNet là gì?
StarkNet là một Layer 2 trên Ethereum được phát triển bởi công ty StarkWare, công ty huy động được hơn 280 triệu đô la với định giá 8 tỷ đô la. StarkNet tập trung vào việc giải quyết vấn đề khả năng mở rộng của Ethereum gồm tốc độ và phí giao dịch.
Layer 2 StarkNet sử dụng công nghệ zk-Rollup, có độ bảo mật rất cao. Cung cấp một môi trường phát triển và triển khai hợp đồng thông minh cho các dApp, với tốc độ xử lý cao và chi phí giao dịch thấp hơn so với việc sử dụng trực tiếp Ethereum mainnet.
Một số đặc điểm chính về Layer 2 StarkNet:
- Scalability (Khả năng mở rộng): StarkNet sử dụng kỹ thuật zk-rollup (Zero-Knowledge Rollup) để đóng gói và xác minh các giao dịch ngoài chuỗi trên Ethereum mainnet. Điều này cho phép xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây mà không làm tắc nghẽn mạng chính.
- Low Transaction Fees (Phí giao dịch thấp): Với việc thực hiện các giao dịch chính trong StarkNet Layer 2, người dùng tránh được việc trả phí gas đắt đỏ trên Ethereum mainnet. Tính khả dụng của phí giao dịch thấp giúp tăng tính khả thi và sự hấp dẫn của các ứng dụng.
- EVM Compatibility (Khả năng tương thích với EVM): StarkNet có ngôn ngữ chính là Cairo, chưa hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển phổ biến của Ethereum như Solidity. Điều này đang là rào cản đối với các nhà phát triển trên EVM, khó triển khai và chạy hợp đồng thông minh trên StarkNet. Nhưng nhóm Warp tại Nethermind đang phát triển bộ chuyển mã từ Solidity sang Cairo.
- Privacy (Riêng tư): Điểm mạnh của StarkNet là khả năng bảo vệ quyền riêng tư thông qua kỹ thuật Zero-Knowledge Proofs. Có thể xây dựng các dApp có sản phẩm Privacy và người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không tiết lộ chi tiết như số dư tài khoản hoặc dữ liệu nhạy cảm khác.
Layer 2 StarkNet là một sự lựa chọn hấp dẫn cho các dự án và nhà phát triển muốn tận dụng các ưu điểm của Ethereum và đồng thời giải quyết các vấn đề về scalability và chi phí giao dịch trên Ethereum mainnet.
Công nghệ
Hai thành phần chính chạy Starknet là Sequencer (tạo khối) và Full Node (đồng bộ hóa trên trạng thái của mạng). Cả hai đều được xây dựng bằng Rust, để đảm bảo an toàn và hiệu suất tốt. Điều này tối ưu hóa hiệu suất chứng minh của mỗi lần thực hiện giao dịch.
Tất cả các giao dịch StarkNet sẽ được phân nhóm định kỳ và tính hợp lệ của chúng sẽ được chứng minh bằng bằng chứng STARK, được xác minh trên Ethereum. Vì nỗ lực tính toán cần thiết để xác minh bằng chứng STARK nhỏ theo cấp số nhân so với tính toán đã được chứng minh, StarkNet sẽ mở rộng quy mô Ethereum theo cấp độ lớn.
Vì tất cả các chuyển đổi trạng thái StarkNet sẽ được STARK chứng minh nên chỉ những chuyển đổi hợp lệ mới được chấp nhận trên Ethereum. Tất cả dữ liệu cần thiết để xây dựng lại trạng thái StarkNet đầy đủ sẽ được xuất bản trực tuyến. Bất kỳ ai cũng có thể chạy nút StarkNet của riêng mình. Những thuộc tính này sẽ làm cho StarkNet an toàn và phi tập trung như Ethereum.
Ba thành phần chính tham gia mạng lưới StarkNet: Validators (các bộ xác minh), Gateways (cổng kết nối) và Clients (khách hàng). Dưới đây là mô tả chi tiết về cấu trúc mạng lưới StarkNet:
- Validators (Bộ xác minh): Validators là các thành phần quan trọng của mạng lưới Layer 2 StarkNet. Chúng xác minh tính chính xác của các giao dịch và trạng thái trên Layer 2. Validators tham gia vào tiến trình đánh giá và xác minh các proof (bằng chứng) được tạo ra bởi StarkNet khi giao dịch được xử lý. Các Validators này phải đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của mạng lưới StarkNet.
- Gateways (Cổng kết nối): Gateways là các thành phần cung cấp khả năng kết nối giữa Layer 2 StarkNet và Ethereum mainnet. Chúng xử lý giao dịch vào và ra giữa hai mạng lưới này. Gateways đảm bảo việc truyền tải thông tin giữa Layer 2 StarkNet và Ethereum mainnet, đồng bộ trạng thái và gửi các bằng chứng (proofs) lên mainnet để xác minh tính chính xác của trạng thái trên Layer 2.
- Clients (Khách hàng): Clients là các ứng dụng hoặc người dùng cuối truy cập và tương tác với Layer 2 StarkNet. Những người dùng này có thể gửi và nhận giao dịch, triển khai và sử dụng hợp đồng thông minh trên Layer 2 StarkNet theo cách giống như trên Ethereum mainnet. Clients giao tiếp với Gateways để thực hiện giao dịch và các hoạt động khác trên Layer 2.
Mạng lưới StarkNet được xây dựng với mục tiêu đảm bảo tính bảo mật, hiệu suất và mở rộng khi xử lý các giao dịch ngoài chuỗi trên Ethereum. Cấu trúc mạng lưới trên Layer 2 StarkNet cho phép tính toàn vẹn và hiệu suất cao trong việc xử lý giao dịch trong một môi trường an toàn và tin cậy.
Cơ chế hoạt động của Layer 2 StarkNet dựa trên kỹ thuật zk-rollup (Zero-Knowledge Rollup), cung cấp khả năng mở rộng và giảm chi phí giao dịch bằng cách đóng gói và xác minh các giao dịch ngoài chuỗi trên Ethereum mainnet. Dưới đây là quy trình hoạt động cơ bản của StarkNet:
- Aggregator Contracts: Người dùng nạp khoản vào các hợp đồng Aggregator Contracts trên Ethereum mainnet. Aggregator Contracts giữ quyền sở hữu và bảo vệ tài sản của người dùng khi giao dịch trên Layer 2 StarkNet.
- Computation and Data Availability: Các giao dịch và dữ liệu được xử lý và tính toán bên trong Layer 2 StarkNet, ngoài tầm nhìn của Ethereum mainnet. Layer 2 sẽ tính toán các giao dịch và tạo ra các bằng chứng (proofs) cho trạng thái mới của các tài khoản.
- Zk-proof Generation: Các bằng chứng (proofs) được tạo ra bằng kỹ thuật Zero-Knowledge Proofs, giúp chứng minh tính chính xác và hợp lệ của các giao dịch và trạng thái mới. Thông tin cần thiết để xác minh bằng chứng này được cung cấp cho Ethereum mainnet.
- Ethereum Mainnet Submission: Các bằng chứng (proofs) và thông tin cần thiết được gửi lên Ethereum mainnet và được chứng minh là hợp lệ bằng cách sử dụng các smart contract như Verifier Contracts.
- Verification and Finality: Ethereum mainnet sẽ xác minh và kiểm tra tính chính xác của bằng chứng (proofs). Khi bằng chứng được chấp thuận, trạng thái mới của Layer 2 StarkNet được thừa nhận và có hiệu lực trên Ethereum mainnet.
Người dùng gửi các giao dịch trên Lớp 2 (StarkEx hoặc StarkNet), các giao dịch này được phân nhóm và gửi đến bộ chứng minh STARK. Người chứng minh STARK này biết trạng thái của sổ cái trước và sau khi các giao dịch này được xử lý. Người chứng minh đưa ra bằng chứng STARK chứng thực tính hợp lệ của trạng thái mới của sổ cái sau khi các giao dịch này được thực hiện. Trạng thái mới và bằng chứng STARK được gửi đến trình xác minh STARK trên chuỗi. Việc xác minh bằng chứng này diễn ra tự động thông qua hợp đồng thông minh bất biến trên Ethereum.
Quá trình này cho phép Layer 2 StarkNet hoạt động độc lập với Ethereum mainnet, tiết kiệm chi phí và tăng cường tốc độ xử lý giao dịch. Trạng thái các tài khoản trên Layer 2 được cập nhật thông qua các bằng chứng (proofs) được gửi lên Ethereum mainnet định kỳ.
Thông tin Onchain
StarkNet là một Layer 2 có TVL 120 triệu đô la, con số này là được thống kê từ tất cả tài sản có trên mạng lưới. Còn riêng về TVL trong DeFi StarkNet chỉ có khoảng 34 triệu đô la. Con số này là quá khiêm tốn đối với một Layer 2 phát triển từ năm 2021.
StarkNet đang xếp vị trí thứ 37 theo TVL đối với các nền tảng Smart Contract. Vị trí này kém xa so với đối thủ là zkSync Era vị trí 18 và xếp sau các Layer 2 như Arbitrum, Optimism, Base, zkSync Era. Kết quả này là do StarkNet đang phát triển một hệ sinh thái riêng, không tương thích với EVM nên không có dự án Multichain ở các EVM chuyển sang.
Với thông tin ở phần trên thì chúng ta thấy được TVL của cầu nối có trên StarkNet là khoảng 86 triệu đô la. Lượng tài sản này được phân bố trên các cầu nối như StarkGate, Orbiter, Layerswap,... Cầu nối đến StarkNet cũng hạn chế rất nhiều do không tương thích với EVM.
Tổng lượng tài sản được chuyển qua lại giữa StarkNet và các chuỗi khác (Ethereum) đạt khoảng 158 triệu đô la. Các tài sản được lưu chuyển như ETH, USDC, USDT, DAI, WBTC. Trong đó, ETH là tài sản được sử dụng để di chuyển nhiều nhất.
Có gần 800 nghìn địa chỉ ví trên mạng lưới StarkNet, lượng địa chỉ này được tạo từ ví Argent và Braavos. Con số này đã tăng trưởng hơn 100 nghìn địa chỉ so với một tháng trước nhờ vào bản nâng cấp V0.12.0 gần đây giúp mạng lưới StarkNet mượt mà hơn.
Con số này tuy có tăng trưởng mạnh ở giao đoạn gần đây nhưng nó chỉ bằng khoảng một nữa so với số địa chỉ trên mạng zkSync Era. Do zkSync Era tương thích với EVM và được tích hợp vào Metamask nên người dùng dễ tiếp cận và sử dụng.
Kể từ tháng 4 năm 2023, lượng người dùng hoạt động hằng ngày bắt đầu có sự tăng trưởng vượt bật. Nhờ vào việc nâng cấp công nghệ và thị trường Fomo đi làm Retroactive. Lúc đạt đỉnh thì mạng lưới StarkNet có hơn 350 nghìn địa chỉ hoạt động nhưng hiện tại lượng người dùng đã bắt đầu giảm do sự ảm đạm của thị trường và không còn Fomo nữa.
Một phần là hệ sinh thái StarkNet không có các dự án, sản phẩm tốt và không thu hút được người dùng. Nền người dùng cũng không có lý do gì để sử dụng mạng lưới StarkNet ngoài việc săn Airdrop. Lý do khác là một Layer 2 mới nổi do Coinbase xây dựng đang chiếm hết mọi ánh nhìn đến từ thị trường.
Nhờ bản nâng cấp gần đây mà StarkNet đang có khoảng 8 TPS. So với đối thủ zkSync Era thì StarkNet có phần kém cạnh hơn nhưng nó tỏ ra vượt bật hơn các Layer 2 sử dụng Optimistic Rollup. Nhưng đây chưa phải là Endgame, các Layer 2 có thể tăng tốc độ nhanh hơn nữa, vấn đề chỉ là thời gian.
Sự Liên Kết Của StarkWare, StarkEX Và Starknet Foundation
StarkWare
StarkWare là một công ty công nghệ Blockchain có trụ sở tại Tel Aviv, Israel. Công ty được thành lập vào năm 2018 bởi Eli Ben-Sasson, Alessandro Chiesa, Uri Kolodny và Michael Riabzevych. StarkWare phát triển các giải pháp mở rộng quy mô cho Ethereum, sử dụng công nghệ STARK, một phương pháp mã hóa mới cho phép thực hiện các giao dịch trên blockchain một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các sản phẩm của StarkWare bao gồm:
- Cairo: Một ngôn ngữ lập trình dành riêng cho StarkNet, được thiết kế để tối ưu hóa cho các giao dịch trên nền tảng.
- StarkEx: Một giải pháp mở rộng quy mô cho Ethereum, dựa trên công nghệ STARK.
- StarkNet: Một mạng lưới Rollup phi tập trung trên Ethereum.
Starkware đã nhận được sự đầu tư từ nhiều quỹ đầu tư lớn, bao gồm Paradigm, Sequoia Capital, Intel Capital và Atomico. Công ty đã huy động được tổng cộng hơn 280 triệu USD với định giá hiện tại là 8 tỷ đô la. Đây là một mức định giá vô cùng lớn đối với một công ty Blockchain.
StarkEx
StarkEx là công cụ mở rộng L2 của chúng tôi. Nó đã phục vụ khách hàng của DeversiFi trên Mainnet kể từ tháng 6 năm 2020. Nó sẽ cung cấp năng lượng cho cả dYdX và ImmutableX bắt đầu sau vài tuần ngắn ngủi. StarkEx có thể xử lý logic giao dịch phức tạp (giao dịch giao ngay, phái sinh, NFT) cũng như thanh toán.
Phát triển StarkEx là cách chúng tôi thử nghiệm chuỗi công cụ của mình theo nhu cầu thực tế. Không có gì giống như nhu cầu của các ứng dụng thực tế và người dùng trực tiếp để giúp các công cụ hoàn thiện và phát triển. Nó cũng giúp chúng tôi hiểu những yếu tố nào cần được giải quyết để phục vụ hệ sinh thái tốt hơn.
StarkEx là một ví dụ trực tiếp về khả năng mở rộng quy mô ứng dụng bằng cách sử dụng ZK-Rollup dựa trên STARK và là ứng dụng đầu tiên được sản xuất trên Mainnet được viết ở Cairo. Như vậy, nó cũng sẽ là một trong những ứng dụng chạy trên StarkNet.
Starknet Foundation
Starknet là một Bản tổng hợp tính hợp lệ lớp 2 (L2) phi tập trung, không cần cấp phép nhằm mục đích mở rộng quy mô Ethereum trong khi vẫn duy trì tính bảo mật và phân cấp của Ethereum. Để phù hợp với sứ mệnh đó, tổ chức được thành lập như một thực thể độc lập nhằm thúc đẩy công nghệ dùng chung là Starknet. Ngoài ra, với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh đưa StarkNet như một hàng hóa công cộng cho tất cả mọi người và duy trì nó trong nhiều năm tới.
Quỹ ra mắt với 50,1% nguồn cung cấp Token ban đầu để đảm bảo tài nguyên của mạng được triển khai hiệu quả hướng tới các mục tiêu sau: duy trì và bảo mật Starknet như một hàng hóa công cộng; sự phát triển và mở rộng liên tục của mạng lưới; và hỗ trợ văn hóa hợp tác mang tính xây dựng giữa các nhà phát triển.
Hệ Sinh Thái StarkNet
Có khoảng 161 dApp đang phát triển và hoạt động trên Layer 2 StarkNet. Trong đó có đến 85 dApp đã chính thức Mainnet nhưng chỉ có 11 dApp thuộc lĩnh vực DeFi. Hệ sinh thái của StarkNet có đủ mọi mảng và rất đa dạng về sản phẩm nhưng lượng sản phẩm hỗ trợ cho DeFi như thế là quá ít.
Trong khi DeFi là xương sống và có tính ứng dụng mạnh mẽ nhất trong thị trường Crypto thì lượng dApp DeFi ít ỏi trên StarkNet là do không tương thích với EVM, trong khi phần lớn dApp đang hoạt động là trên môi trường EVM. Tuy hướng đi này có phần khó khăn nhưng các dự án đang phát triển trong hệ sinh thái StarkNet đều là Native và mang lại người dùng thật cho StarkNet.
Các Dự Án Nổi Bật Trong Hệ Sinh Thái StarkNet
JediSwap
JediSwap là một AMM được xây dựng và phát triển trên StarkNet. Giao thức được phát triển bởi cộng đồng có tên gọi là Mesh. Jedi mang đến sản phẩm hỗ trợ người dùng trao đổi các Token có trên mạng lưới StarkNet. Nó cũng giúp các nhà cung cấp thanh khoản kiếm thu nhập thụ động khi cung cấp thanh khoản cho Pool giao dịch của JediSwap.
Khi thêm thanh khoản vào Pool các nhà cung cấp cần lưu ý cung cấp theo tỉ lệ của Pool hiện có để không tác động đến giá và giao thức cũng chỉ chấp nhận thanh khoản ở tỉ lệ đó. Ví dụ Pool WETH-USDC đang có tỉ lệ 1:3 thì nhà cung cấp cũng thêm với tỉ lệ này để không ảnh hưởng đến giá.
JediSwap đã hoạt động trên mạng chính Starknet kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2022. Trong một khoảng thời gian ngắn, JediSwap đã trở thành giao thức số 1 trên Starknet theo TVL, khối lượng giao dịch và nhiều số liệu Onchain khác.
SithSwap
SithSwap là một AMM DEX được xây dựng trên StarkNet và đang có TVL khoảng 2.7 triệu đô. AMM của SithSwap kết hợp cả mô hình hỗ trợ tài sản dễ bay hơi của Uniswap V2 và cho cặp ổn định của Curve Finance. Do đó, SithSwap hỗ trợ tốt cho tất cả các loại tài sản có mặt trên StarkNet.
Trong SithSwap, nhà cung cấp thanh khoản nhận được nhiều ưu đãi, dựa trên cam kết mà họ có thể kiếm được: 100% phí do giao thức tạo ra, lượng phát thải SITH/xSITH, hối lộ của bên thứ 3,... Và với mô hình của veToken tạo ra một thị trường hối lộ rất sôi động.
SithSwap nhận được sự đầu tư từ các quỹ lớn như Lemniscap, GSR, DWEB3,... Chứng tỏ đây là một dự án chất lượng và quan trọng đối với hệ sinh thái StarkNet.
zkLend
zkLend là một giao thức Lending Pool có TVL gần 4.5 triệu và đang trên đà tiếp tục phát triển. Vì là giao thức Lending Pool nên người cho vay sẽ cung cấp thanh khoản cho Pool và người vay gửi tài sản thế chấp để vay tài sản từ Pool.
zkLend còn phát hành riêng sản phẩm cho người dùng DeFi và sản phẩm cho doanh nghiệp. Và zkLend sử dụng nguồn cấp giá (Oracle) của Pragma hỗ trợ theo dõi các vị thế vay để thanh lý. Dự án nhận được sự đầu tư khủng từ Delphi, StarkWare, Amber Group, CMS, DWEB 3,...
Kakarot zkEVM
Kakarot là một (zk)-Ethereum Virtual Machine (zk-EVM) được viết ở Cairo. Kakarot tương thích với Ethereum, tức là tất cả các hợp đồng thông minh, công cụ dành cho nhà phát triển và ví ở EVM Chain hiện có đều hoạt động tốt trên Kakarot.
Kakarot đang phát triển zk-EVM loại 2.5, loại này ít tương thích với EVM gốc hơn nhưng nó lại có ưu điểm ít ảnh hưởng bởi công nghệ của Ethereum. Do đó, zk-EVM này có khả năng mở rộng tốt về tốc độ giao dịch cũng như phí giao dịch.
Kakarot là dự án có vai trò tương tự Aurora trên Near Protocol. Kakarot cho phép các dApp được phát triển bằng Solidity, hoạt động trên môi trường EVM nhưng vẫn thừa hưởng công nghệ Rollup của StarkNet. Tuy cách phát triển này sẽ không liên mạch với StarkNet như một lớp zk-EVM xây trực tiếp trên Layer 2 StarkNet (giống zk-EVM của zkSync Era) nhưng vì định hướng của StarkNet là phát triển theo kiểu non-EVM và ngôn ngữ cải tiến Cairo.
Kakarot là dự án được đánh giá là có tiềm năng rất lớn và là mảnh ghép quan trọng trên StarkNet. Dự án còn được đầu tư từ StarkWare, nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin vào ngày 02 tháng 06 năm 2023.
Appchains
StarkNet phát triển StarkNet Stack
Starknet Stack là bộ framework để phát triển các Appchain sử dụng công nghệ zk của Starknet, xây dựng với Starknet Stack thì các Appchain có thể tinh chỉnh để phù hợp với như cầu và mục đích của Appchain. Cairo là ngôn ngữ gốc được bộ framework cung cấp để xây dựng Appchain.
Lợi ích từ việc phát triển StarkNet Stack là tăng hiệu suất cho mạng lưới StarkNet, đã là giải pháp lớp 2 hiệu quả nhất. Bằng cách tạo Starknet Appchain, các ứng dụng có thể cung cấp cho người dùng thông lượng tốt hơn và trải nghiệm người dùng nâng cao. Đặc biệt Appchains sẽ giải quyết được vấn đề tắc nghẽn mạng lưới cho thị trường Mass Adoption.
Lợi ích của việc xây dựng Appchain là có tốc độ nhanh hơn, phí rẻ hơn nhưng vẫn thừa hưởng được tính bảo mật từ Ethereum. Appchain sẽ giảm được áp lực hay tắc nghẽn mạng lưới cho Starknet. Đặc biệt là các Appchain có thể tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu riêng.
Tuy Starknet không tương thích với EVM nhưng các Appchain có thể tinh chỉnh để tương thích. Đây là điểm khá hay, vẫn giúp Starknet thu hút được con người và dòng tiền từ các EVM Chain.
Appchains là gì?
Appchains là chuỗi ứng dụng được xây dựng và phát bằng bộ công cụ StarkNet Stack. Appchains có thể là một dApp duy nhất muốn trở thành một mạng riêng hoặc một chuỗi ứng dụng dành riêng cho một mang như Game, DeFi,... hoặc là chuỗi cho một hệ sinh thái gồm một dự án chính và các dự án phụ khác hỗ trợ như GMX và các dự án tận dụng thanh khoản từ GMX. Và Appchains cũng có thể là nền tảng cho tất cả các dApp như Layer 1 hay Layer 2 StarkNet.
Các Appchain được xây dựng bằng StarkNet Stack ban đầu sẽ là Layer 2, nhưng sau khi Starknet hoàn thành công nghệ và cơ sở hạ tầng của Layer 3 thì các Appchain này sẽ được chuyển thành Layer 3 chạy trên StarkNet Layer 2. Không chỉ Appchain mà các Layer 2 sử dụng công nghệ StarkEx cũng chuyển thành Layer 3 trên Layer 2 Starknet. Trên các Layer 3 này tương lai cũng có thể xây dựng các Layer 4.
Với công nghệ phân tầng và một mạng lưới kết nối chặt chẽ với nhau sẽ tạo thành một hệ sinh thái vô cùng lớn. Nó sẽ thu hút các dự án với các mục đích phát triển khác nhau. Và cuối cùng chúng sẽ mang lại nhiều giá trị cho mạng lưới Layer 2 StarkNet.
Công nghệ
Công nghệ Starknet Stack hiện cũng có sẵn cho các ứng dụng muốn hưởng lợi từ bằng chứng STARK, Account Abstraction và bước đột phá trong việc mở rộng quy mô Ethereum. Appchains sử dụng Rollup để tăng khả năng mở rộng, đặc biệt là khi được chuyển lên Layer 3 nó sẽ có tốc độ nhanh hơn gấp hàng trăm lần so với mạng lưới Layer 2 StarkNet.
Phát triển với Starknet Stack và hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Cairo, một ngôn ngữ tiện dụng và giống Rust, cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh mang tính biểu cảm hơn và thu hút nhân tài trong cộng đồng nhà phát triển.
Khả năng tùy chỉnh Appchains có thể triển khai các tính năng chưa có trên chuỗi công khai của Starknet, chẳng hạn như logic thị trường phí của riêng họ, cơ chế đồng thuận và các cải tiến khác. Các Appchain có thể sử dụng Sequencer từ StarkWare và dự liệu được lưu trữ trên đó.
Tại Sao StarkNet Lại Ra Mắt Appchains?
Trong bối cảnh các Layer 2 trên Ethereum đang cạnh tranh nhau rất gay gắt, các Layer 2 cố gắng phát triển và nâng cấp cũng như tối ưu công nghệ. Nhờ vậy mà chúng ta cũng đang thấy được bức tranh Layer 2 đang dần rõ ràng hơn.
Optimism và Zksync đang đua nhau cho ra các bộ framework để tối ưu hóa xây dựng cho các nhà phát triển. OP Stack thì tập trung vào xây dựng Layer 2 với khả năng tinh chỉnh độ mở rộng cao, hỗ trợ nhiều loại bằng chứng và gửi bằng chứng về các Layer 1 chứ không chỉ mỗi Ethereum. Còn ZK Stack thì tập trung vào cơ sở cho Layer 2 và Layer 3 để đem lại tính mở rộng cao và đặc biệt cấu trúc rất linh hoạt từ Layer 2 có thể chuyển thành Layer 3 hoặc ngược lại, đặc biệt là ZK Stack có công nghệ cầu nối đi đầu thị trường và tùy chỉnh Token trả phí Gas.
Không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, Starknet cũng cho ra mắt Starknet Stack chuyên để phát triển Appchain. Điểm nổi bật của Starknet Stack là tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng cho Layer 3 và Layer 4. Với việc phát triển Layer 3 và Layer 4 trên nền của Starknet thì nó mang lại cho Layer 2 Starknet rất nhiều giá trị. Ngoài ra, công nghệ này tập trung vào sự tinh chỉnh cho các Appchain, phù hợp với các đặc tính riêng của các ứng dụng hơn làm một nền tảng chung.
Appchain còn là tầm nhìn cho một thị trường Mass Adoption với Layer 3, Layer 4 hoặc Layer 5, Layer 6,... Ban đầu mình nghĩ vấn đề của việc phát triển quá nhiều Layer là việc chuyển tài sản dễ bị tấn công khi chuỗi gốc như Ethereum nhận được thông tin rất lâu. Nhưng với công nghệ và cơ sở hạ tầng cầu nối hiện tại người dùng có thể chuyển trực tiếp từ Layer 1 sang một Layer nào bất kỳ hoặc chuyển trực tiếp từ sàn Cex.
Còn về bào mật thì còn tùy vào đặc tính của mỗi ứng dụng hoặc giao thức. Nếu một dApp cần bảo mật cao thì có thể xây dựng trên Ethereum và chịu một số hạn chế khác. Còn nếu dApp cần tốc độ và khả năng mở rộng hơn thì có thể xây trên các Layer cao hơn. Càng là lớp cao thì tốc độ và khả năng mở rộng rất tốt nhưng bảo mật thì chắc chắn không như Layer 1.
Vậy tại sao phải phát triển StarkNet Stack? Thật ra điểm nổi bật nhất là tính tiện ích, các bộ công cụ này giúp các nhà phát triển xây dựng nhanh chóng và dễ dàng. Đi kèm là công nghệ được tích hợp sẵn rất nhất quán và đồng bộ.
Hệ Sinh Thái Appchains
Khái niệm Appchains chỉ được giới thiệu vào ngày 19 tháng 07 năm 2023, sau khi bộ công cụ phát triển StarkNet Stack được ra mắt. Do đó, chưa có nhiều dự án tiếp cận được công nghệ này để thực hiện xây dựng.
Appchain đầu tiên cũng là duy nhất ở thời điểm hiện tại đang phát triển với StarkNet Stack là Paradex. Paradex là một sàn giao dịch phái sinh tiền điện tử mang lại hiệu suất cao. Dự án tối ưu hóa sản phẩm để mang lại trải nghiệm tốt nhất về UX rõ ràng, tính thanh khoản sâu, hiệu quả sử dụng vốn, phí thấp và tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng.
Paradex sử dụng sổ lệnh Orderbook để tạo thanh khoản giao dịch như các sàn CEX. Các giao dịch của người dùng sẽ được xử lý Offchain và bằng chứng giao dịch được lưu trữ trên đám mây của StarkWare. Bản chất Paradex cũng là một zk-Rollup nên có độ mở rộng cao và thừa hưởng bảo mật từ Ethereum.
Sự Thất Bại Của StarkNet Ở Thời Điểm Hiện Tại So Với Các Layer 2 Khác
Sự thất bại của StarkNet ở thời điểm hiện tại được thể hiện qua lượng dApp, người dùng và lượng tài sản trên mang lưới của StarkNet đều xếp sau ba Layer 2 trong tứ trụ Layer 2. Thực tế đã phản ánh rằng rằng StarkNet đang hoạt động không hiệu quả. Vậy lí do đó là gì thì chúng ta đọc tiếp nhé!
Vấn đề lớn nhất chính là công nghệ của StarkNet vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Qua thời gian sử dụng thực tế thì mình nhận thấy mạng lưới của StarkNet sau khi cập nhật bản nâng cấp V0.12.0 thì mới có được tốc độ vài TPS như hiện tại. Còn trước đó, mạng lưới có tốc độ rất thấp nên không có người dùng sử dụng.
Với rào cản về tốc độ, người dùng sẽ không tha thiết với nền tảng. Công nghệ chưa hoàn thiện cũng không thu hút được các dự án phát triển trên đó. Mà dự án hay dApp là điểm quan trọng nhất của hệ sinh thái. Một hệ sinh thái phát triển, có nhiều sản phẩm tốt sẽ thu hút được người dùng.
Hướng phát triển non-EVM cũng là một khó khăn đối với StarkNet trong giai đoạn đầu. Khi hầu hết các nhà phát triển hay dApp đều thân thuộc với môi trường EVM. Nên để StarkNet tiếp cận với nhà phát triển thì dự án cần tổ chức nhiều chương trình thu hút Dev, như cách mà Solana đã từng làm và thành công.
Nhưng những thất bại này sẽ không tiếp diễn ở trong tương lai. Vì StarkNet vẫn đang trong giai đoạn phát triển công nghệ, sắp tới có nhiều bản cập nhật hứa hẹn tăng tốc độ và khả năng mở rộng hơn nữa. StarkNet cũng cải thiện độ tương thích với EVM thông qua Kakarot zkEVM, StarkNet Stack sẽ thu hút nhiều dự án lớn đến phát triển.
Tại Sao StarkNet Là Layer 2 Được Thị Trường Kỳ Vọng Cao Nhất
Sự kỳ vọng nhiều nhất của thị trường đối với StarkNet chính là công nghệ. Công nghệ mà StarkNet đang phát triển chính là công nghệ cho tương lai, có bảo mật cao và mạng lưới nó sẽ càng nhanh nếu càng có nhiều người dùng.
Sự kỳ vọng công nghệ này cũng được chính nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin thừa nhận. Ông và Ethereum Foundation còn đầu tư trực tiếp vào công ty mẹ là StarkWare, cho thấy tiềm năng cực kỳ lớn của công nghệ này. theo một nguồn tin cho biết công nghệ này cũng có thể chóng lại sự phá hủy của máy tính lượng tử.
Kỳ vọng khác chính là con người hay còn được gọi là đội ngũ phát triển. Đội ngũ này là những giáo sự, thạc sĩ đến từ nhiều nơi trên thế giới. Họ có kinh nghiệm trong thị trường Crypto và đã từng làm trong các viện nghiên cứu hay công ty lớn như Intel, Facebook, Microsoft, Nasdaq, J.P. Morgan,...
Đội ngũ phát triển chính là mấu chốt quan trọng của một dự án Crypto. Với đội ngũ có nhiều kinh nghiệm và năng lực như vậy thì họ sẽ đưa dự án phát triển theo hướng tốt nhất với những sản phẩm hay công nghệ đỉnh cao.
Ngoài ra, hướng phát triển của StarkNet cũng được cho là một tiềm năng lớn. Dự án chưa có kế hoạch cụ thể nhưng với cách mà StarkNet đang phát triển thì họ có thể chuyển thành một Layer 1. Với cơ sở hạ tầng mà StarkWare đã có sẵn như Validator, lớp dữ liệu. thị trường cũng thường đánh giá một Layer 1 cao hơn Layer 2 vì nó có thể thu về nhiều nguồn lợi hơn.
Những tiềm năng trên cho thấy StarkNet là một dự án có nhiều triển vọng để đầu tư. Trong khi thời điểm hiện tại cho thấy dự án đang kém phát triển hơn so với Layer 2 khác.
StarkNet Token (STRK)
Tại sao lại cần StarkNet Token (STRK)
Công nghệ STARK đã hoàn thiện, nhưng Starknet vẫn chưa đạt được vị thế của một hàng hóa công cộng như Ethereum. Để Starknet đạt được mục tiêu này, việc quản trị, vận hành và phát triển của nó phải tiếp tục phi tập trung hóa. Điều này sẽ được tạo điều kiện thuận lợi thông qua hai cơ chế: Quỹ Starknet và mã thông báo Starknet.
StarkNet sẽ không dựa vào một công ty duy nhất làm nhà điều hành. Các công ty có thể ngừng tồn tại hoặc có thể quyết định ngừng phục vụ mạng. Sau khi phân quyền, những tình huống như vậy sẽ không xẩy ra đối với StarkNet.
StarkNet phải cho phép bất kỳ nhà phát triển nào tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng cốt lõi của mình, để ngăn chặn sự độc quyền và tăng cường sử dụng Blockchain một cách sáng tạo và có lợi cho xã hội trên quy mô lớn.
StarkNet luôn được hình dung là một giao thức được điều hành bởi cộng đồng, tuy nhiên vẫn chưa có cách nào rõ ràng để xác định chính xác ai là người tạo nên cộng đồng này. Nhưng với mã thông báo sẽ cho phép những người ủng hộ cộng đồng thực hiện công việc góp phần vào sự thành công của hệ sinh thái đóng vai trò quản lý hệ sinh thái.
Do đó, việc đưa token vào như một phần của công nghệ mạng như StarkNet là cần thiết. Và mặc dù có thể đạt được khả năng chống kiểm duyệt thanh toán bằng cách sử dụng mã thông báo khác như Bitcoin hoặc Ether (ETH). Nhưng cách tiếp cận như vậy sẽ thất bại theo thời gian trong việc cung cấp cho người dùng mạng một cộng đồng riêng biệt và tiếng nói trong các quyết định.
Tổng quan về StarkNet Token( STRK)
Token quản trị của Layer 2 StarkNet được giới thiệu vào cuối năm 2022. Mã thông báo chính thức là STRK đã được phát hành trên Ethereum với tổng cung 10 tỉ Token. Tuy đã được công bố về Token nhưng STRK vẫn chưa được giao dịch hay phát hành trên thị trường.
Token STRK sẽ được sử dụng để quản trị mạng lưới Layer 2 StarkNet. Token cũng được dùng để trả phí mạng, Stake trong các Sequencer (Sequencer có nhiều Token hơn có xác suất được chọn để sắp xếp thứ tự và đề xuất một khối cao hơn).
Phía StarkNet cũng cho biết là nguồn cung của STRK sẽ không cố định là 10 tỉ mà nó sẽ tăng theo thời gian. Nguồn cung cấp mã thông báo lưu hành sẽ tăng theo thời gian với việc tạo ra các mã thông báo mới theo giao thức. Thông tin chi tiết về tỷ lệ và cơ chế đúc tiền vẫn chưa được xác định.
Phân bổ Token STRK
Mười tỷ Token STRK đã được StarkWare đúc ngoài chuỗi. Các Mã thông báo Starknet này không đại diện cho vốn chủ sở hữu trong StarkWare cũng như không cung cấp bất kỳ quyền tham gia nào vào StarkWare hoặc cấp bất kỳ quyền yêu cầu nào từ StarkWare. Nguồn cung Token lưu hành sẽ tăng theo thời gian với việc tạo ra các token mới theo giao thức, theo lịch trình sẽ được cộng đồng xác định sau này.
Phân bổ Token như sau:
- 17% dành cho các nhà đầu tư vào StarkWare thông qua các vòng gọi vốn.
- 32,9% dành cho những người đóng góp cốt lõi: StarkWare cùng các nhân viên và chuyên gia tư vấn của StarkWare cũng như các đối tác phát triển phần mềm của Starknet.
- 50,1% phân bổ cho StarkNet Foundation, quỹ phát triển StarkNet và hệ sinh thái StarkNet.
Với 50,1% nguồn cung Token mà StarkNet Foundation quan sẽ được phân bổ như sau:
- 9% - Community Provisions: Dành cho cộng đồng hỗ trợ hoặc phát triển công nghệ cơ bản của nó (xem như phần dành cho Airdrop), ví dụ như thông qua việc sử dụng hệ thống StarkEx L2 trước đây. Điều quan trọng là tất cả các Điều khoản cộng đồng sẽ dựa trên công việc có thể kiểm chứng được đã được thực hiện trong quá khứ.
- 9% - Community Rebates: Bán giảm giá Token StarkNet cho cộng đồng để trang trải một phần chi phí tham gia StarkNet từ Ethereum.
- 12% - Grants: Tài trợ cho nghiên cứu và công việc được thực hiện để phát triển, thử nghiệm, triển khai và duy trì giao thức SStarknet
- 10% - Strategic Reserve: khoản dự trữ chiến lược, để tài trợ cho các hoạt động của hệ sinh thái phù hợp với sứ mệnh của tổ chức.
- 2% - Donations: Đóng góp cho các tổ chức được đánh giá cao, chẳng hạn như trường đại học, tổ chức phi chính phủ,... theo quyết định của chủ sở hữu mã thông báo Starknet và quỹ.
- 8,1% - Unallocated: Chưa được phân bổ, kho bạc chưa được phân bổ của tổ chức, sử dụng để hỗ trợ thêm cho cộng đồng Starknet theo cách do cộng đồng quyết định.
Token được phân bổ cho các cổ đông, nhân viên và nhà phát triển phần mềm độc lập sẽ bị khóa trong bốn năm, với lịch phát hành dần dần bắt đầu sau một năm. Mã thông báo bị khóa có thể được sử dụng để bỏ phiếu và đặt cược, nhưng không thể chuyển nhượng hoặc giao dịch.
Một số mã thông báo bị khóa thông qua hợp đồng thông minh chuyên dụng trên Ethereum trong khi các mã thông báo khác bị khóa thông qua người giám sát. Nhưng các mã thông báo dành cho StarkNet Foundation sẽ không bị khóa mà được phân phối dựa trên DAO.
Tiềm năng nhận Airdrop StarkNet Token (STRK)
Như dự án đã công bố ở phần Token Allocation phía trên, 9% nguồn cung sẽ dành cho cộng đồng theo dạng Airdrop. Có lẽ dự án sẽ có yêu cầu sử dụng StarkNet và StarkEx. Với phân bổ này, StarkNet Airdrop sẽ không nhiều bằ ng Arbitrum vì phân bổ cho phần Airdrop ít hơn và khả năng cao là định giá của StarkNet cũng thấp hơn lúc Token ARB lít sản. Nhưng chênh lệch này sẽ không quá nhiều.
Ngoài ra, phân bổ 9% với Community Rebates, theo kế hoạch ban đầu là bán Public. Nếu trường hợp này xảy ra thì chúng ta sẽ thấy lại các chiến lược bán như Sui đã làm hoặc Launchpad trên Binance hoặc là Coinlist. Nhưng với tầm cỡ của StarkNet thì khả năng cao là Launchpad trên các sàn Cex.
Để có cơ hội nhận được Airdrop thì bạn cần trải nghiệm các dự án, sản phẩm trên hệ sinh thái StarkNet và các dự án phát triển trên StarkEX như Immutable, Brine Finance,... Bạn nên trải nghiệm như một người dùng thật, không nên Spam giao dịch hay khối lượng giao dịch. Vì không dự án nào muốn Airdrop cho những người sử dụng chỉ với mục đích Airdrop. Dự án làm ra sản phẩm cho mình chơi nên chắc chắn nó khôn hơn mình, nếu nó muốn chặn Cheat Airdrop thì nó sẽ chặn được.
Dự Phóng Cá Nhân Về StarkNet
Hệ sinh thái StarkNet đang kém phát triển hơn so với các Layer 1, Layer 2 khác. Nhưng vì không tương thích với EVM nên các dự án trên StarkNet phần lớn đều là Native và được hỗ trợ nhiều bởi StarkNet và StarkWare. StarkNet đi theo hướng này có thể do tầm nhìn hay những kế hoạch cho sau này.
Mạng lưới StarkNet vẫn tiếp tục phát triển, khi nó trở nên hoàn hảo hơn thì sẽ có nhiều nhà phát triển cũng như cộng đồng đến với hệ sinh thái. Đặc biệt là StarkNet hỗ trợ ngôn ngữ Rust và xây dựng hệ thống Sequencer mở sẽ mang lại nhiều sức hút cho cộng đồng.
Sự phát triển của Appchains cũng sẽ là chất xúc tác để làm hệ sinh thái StarkNet bùn nổ. Tuy ở thời điểm hiện tại các Appchain đều là Layer 2 nhưng khi chúng kết nối với nhau sẽ giúp nhau phát triển. Tương lai các Appchain hay các giao thức phát triển trên nền tảng của StarkEx chuyển thành Layer 3 thì lúc đó chúng đều thuộc hệ sinh thái StarkNet. Từ đó tạo ra một hệ sinh thái vô cùng lớn và mạnh mẽ.
Sắp tới là sự xuất hiện của Kakarot zkEVM là một zkEVM được viết ở Cairo. Nó nhằm mục đích cho phép người dùng tận dụng lợi ích mở rộng của việc tổng hợp của StarkNet trong khi vẫn duy trì khả năng tương thích với hệ sinh thái Ethereum. Do đó, Kakarot có thể được sử dụng để chạy các hợp đồng thông minh Ethereum trên Starknet.
Bước đi này sẽ làm cho StarkNet bùn nổ vì các dApp trên EVM có thể chuyển sang StarkNet như cách mà Aurora đã hỗ trợ Near. Dù gì đi chăng nữa thì EVM vẫn là nơi có nhiều dự án phát triển nhất trong không gian Blockchain.
Với hướng phát triển và tiềm lực của dự án Layer 2 StarkNet thì chúng ta nên dành sự quan tâm đặc biệt vào theo sát dự án cũng như hệ sinh thái của nó. Tuy việc công ty mẹ StarkWare được định giá 8 tỷ đo sẽ ảnh hưởng đến định giá của StarkNet ở giai đoạn đầu và chúng ta khó để đầu tư StarkNet. Nhưng hệ sinh thái của nó thì có nhiều tiềm năng để đầu tư.
Tổng Kết
StarkNet đang phát triển công nghệ theo hướng riêng và hệ sinh thái nonEVM. Hương đi này sẽ gặp khó khăn ở giai đoạn đầu nhưng sẽ không phụ thuộc nhiều vào các dApp trên EVM. Nếu là người yêu công nghệ thì bạn sẽ tin tưởng vào StarkNet.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024