Powerloom là gì? Powerloom là một giao thức dữ liệu phi tập trung được thiết kế chủ yếu để đáp ứng yêu cầu dữ liệu ngày càng tăng của các ứng dụng dựa trên hợp đồng thông minh. Powerloom đang dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, nhờ vào những ưu điểm nổi bật. Cùng khám phá những yếu tố làm nên thành công của Powerloom trong bài viết sau.
Tổng Quan Về Powerloom
Powerloom là gì?
Powerloom là một giao thức dữ liệu phi tập trung được thiết kế chủ yếu để đáp ứng yêu cầu dữ liệu ngày càng tăng của các Protocol, DApp trong các mảng như DeFi, SocialFi, GameFi, NFT,... hình dung một cách dễ hiểu thì Powerloom tương tự như một danh mục thư viện phi tập trung dành cho dữ liệu blockchain. Trong đó những Snapshotters đóng vai trò như một người thủ thư liên tục quan sát các kệ sách (chính là các Protocol, DApp) từ đó thực hiện nhiều hành động như bổ sung, xóa sổ, cập nhật,...
Một số những ứng dụng của Powerloom bao gồm:
- Các nhà phát triển có thể dựa trên dữ liệu phi tập trung của Powerloom để xây dựng các ứng dụng một cách minh bạch và có mức độ tin cậy cao.
- Các Snapshotters cung cấp cập nhật dữ liệu theo thời gian thực khi các giao dịch diễn ra trên blockchain, cho phép các ứng dụng yêu cầu dữ liệu trực tiếp.
- Các dự liệu được ghi trên Powerloom được ghi lại một cách chính xác theo các yếu tố như thời gian, kỉ nguyên, block,... từ đó có thể chọn lọc và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng.
- Powerloom có kiến trúc mô-đun giúp các nhà phát triển dễ dàng thêm hỗ trợ cho các nguồn dữ liệu mới, chuyển đổi dữ liệu và xây dựng dựa trên các đường dẫn dữ liệu hiện có.
Một số những vai trò trên Powerloom
Để duy trì Powerloom hoạt động một cách trơn tru thì cần sự tham gia của các vai trò như Snapshotters, Validator, Curator, Signaller, Sonsumer và Watchmen.
- Snapshotters: Vai trò này chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu từ Blockchain và lưu trữ dữ liệu đó theo cách phi tập trung. Để trở thành Snapshotters, người dùng phải đặt cược một lượng mã thông báo Powerloom nhất định.
- Validator: Chịu trách nhiệm trong việc xác thực các Block trên Prost Chain. Để trở thành Validator, người dùng phải đặt cược một lượng mã thông báo Powerloom nhất định.
- Curator: Chịu trách nhiệm xây dựng thêm các tính năng mới của dữ liệu trên Powerloom và giám sát hoạt động của mạng lưới một cách lành mành. Curator được khuyến khích làm việc thông qua các khoản tài trợ, tiền thưởng và sáng kiến khác nhau do Powerloom Foundation.
- Signaller: Đóng vai trò xác định tầm quan trọng của các thị trường dữ liệu khác nhau từ đó phân bổ Snapshotters phù hợp. Những nơi được coi là thị trường dữ liệu quan trọng sẽ tập trung nhiều Snapshotters hơn.
- Sonsumer: Chính là người dùng đóng vai trò sử dụng dữ liệu đó để xây dựng các ứng dụng như trang tổng quan, bot, trình tổng hợp và trình theo dõi thông tin chi tiết. Người dùng cần phải trả một khoản phí dưới dạng mã thông báo Powerloom để giữ cho thị trường dữ liệu của họ hoạt động và truy cập dữ liệu.
- Watchmen: Vai trò chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu. Họ đảm bảo rằng dữ liệu là chính xác và các nút chụp nhanh không độc hại. Watchmen có thể thách thức dữ liệu và nếu phát hiện thấy dữ liệu đó không chính xác, nút chụp nhanh cung cấp dữ liệu sẽ bị phạt và Watchmen sẽ được thưởng.
- Anomit lấy bằng Cử Nhân Khoa Học Máy Tính tại Viện công nghệ Manipal.
- Anomit từng làm huấn luyện viên MMA tại Cure.Fit.
- Sau khi kết thúc sự nghiệp thể thao, Anomit xây dựng BlockVigil - cổng API giúp các nhà phát triển xây dựng trên blockchain chỉ bằng một vài dòng mã.
- Anomit bắt đầu xây dựng Powerloom vào tháng 10/2020 tới nay.
Investor
- 06/09/2021: Powerloom kêu gọi thành công $3.1M tại vòng Seed được dẫn đầu bởi Blockchain Capital với sự tham gia của Protocol Labs, Fenbushi Capital, CMS Holding và Blockchain Capital.
Tokenomics
Update ...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://powerloom.io/
- Twitter: https://twitter.com/PowerloomHQ
Tổng Kết
Powerloom đang gây dựng sự chú ý nhờ vào cách tiếp cận độc đáo và giải pháp sáng tạo cho ngành. Dù tiềm năng lớn, nhưng sự thành công trong thực tiễn sẽ là bài toán lớn cho Powerloom. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về Powerloom là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024