Thuỵ Sĩ nổi tiếng được biết đến là một quốc gia trung lập chính điều này đã giúp Thuỵ Sĩ luôn an toàn trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, để có thể trở nên thành công với chính sách của mình thì đất nước này đã phải trải qua rất nhiều thách thức khác nhau.
Tương tự với Thuỵ Sĩ, Bitcoin cũng có tính trung lập khi mà nó không hề liên minh với bất kì quốc gia, tổ chức nào trên thế giới. Bên cạnh đó, Bitcoin còn có nhiều nét tương đồng so với Thuỵ Sĩ về khía cạnh tài chính. Vậy các nét tương đồng đó chi tiết như thế nào thì mọi người cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
4 Yếu Tố Giúp Thuỵ Sĩ Không Bao Giờ Bị Xâm Lược
Để trở thành một quốc gia trung lập và chưa bao giờ bị xâm lược thì có 4 yếu tố dưới đây:
- Vị trí địa lý
- Chiến lược ngoại giao
- Cách làm kinh tế
- Chuẩn bị chiến tranh
Vị trí địa lý tuyệt vời của đất nước Thuỵ Sĩ
Thuỵ Sĩ là một quốc gia với diện tích nhỏ rơi vào khoảng 41.000 km2 với khoảng 8.5 triệu người dân. Địa lý của đất nước Thuỵ Sĩ có một số các đặc điểm nổi chội như:
- Phía Nam: là dãy núi Anper (là dãy nũi hủng vĩ nhất châu Âu) với độ cau khoảng 2.5Km so với mực nước biển, chỉ thấp hơn một chút so với núi Fanxinpan tại Việt Nam nhưng địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt hơn rất nhiều. Đây cũng là ngọn núi ngăn cách giữa Thuỵ Sĩ, Áo và Italia. Với phái Nam thì Áo và Ialia không thể tấn cấn công Thuỵ Sĩ theo hướng này.
- Phía Bắc: là dãy núi Jura ngăn cách giữa Thuỵ Sĩ và Pháp. Với dãy núi Jura thì cũng rất khó để Pháp tấn công vào Thuỵ Sĩ.
- Phía Tây: là khoảng không gian bình địa hẹp có những nơi chỉ khoảng 6km nên rất dễ phòng thủ Pháp từ hướng này. Bên cạnh khoảng không gian hẹp là hồ nước rộng lớn Lac Lerman cũng góp phần không cho quân lính Pháp dễ dàng tiến vào lãnh thổ Thuỵ Sĩ.
- Phía Đông: cũng là một khoảng không gian hẹp nhưng là biên giới giữa Thuỵ Sĩ và Đức. Bên cạnh đó, Thuỵ Sĩ là thượng nguồn của sông Rhine là nguồn nước nuôi dưỡng cho 1/2 dân cư của Đức và Hà Lan. Bên cạnh đó, hồ lớn mang tên Orbersee cũng góp phần cản quân phái xít Đức tiến vào lãnh thổ của Thuỵ Sĩ.
Có thể thấy về vị trí địa lí đất nước Thuỵ Sĩ là có vị trí thế "dễ thủ khó công" nên đó cũng là lí do sau bao cuộc chiến mà đất nước này chưa từng bị xâm lược.
Chiến lược ngoại giao trung lập
Nguyên nhân cho việc xác định ngoại giao theo hướng trung lập là vào thời kì năm 1515 khi Liên Bang Thuỵ Sĩ thua Pháp trong trận chiến Marigano khiến đất nước này phải bồi thường chiến tranh với khoản chi phí lớn. Sau cuộc chiến này, Liên Bang Thuỵ Sĩ bắt đầu bỏ chiến lược phát triển bành tránh mà tập trung phát triển kinh kế.
Đến năm 1815 thì Thuỵ Sĩ mới chính thức bắt đầu đi theo định hướng ngoại giao trung lập. Cựu Tổng Thống Liên Bang Thuỵ Sĩ Hans Rudolf Mers nhiệm kì 2009 - 2019 đã từng phát biểu như sau: "Thuỵ Sĩ là một nước trung lập (neutral) và sẽ không tham gia bất kì một liên minh nào trên thế giới cả. Đó là truyền thống của đất nước chúng tôi."
Thật vậy, Thuỵ Sĩ đã trải qua 200 năm mà không tham gia bất kì một cuộc chiến tranh nào. Không gia nhập bất kì một tổ chức, liên minh nào kể cả xung quanh họ là Liên Minh Châu Âu EU hay Liên Minh Quân Sự NATO với sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, Thuỵ Sĩ đã phải vượt qua rất nhiều gian nan thử thách khác nhau bởi vì trên thế giới có rất nhiều các quốc gia tuyên bố trung lập như Iceland, Áo, Costa Rica, Phần Lan nhưng tới nay thì Thuỵ Sĩ là đất nước lâu đời và uy tín nhất.
Xuất khẩu sự tin cậy cho thế giới
Vị thế trung lập của Thuỵ Sĩ bắt đầu phát Thế Chiến thứ nhất khi mà một số nước thắng trận trong giai đoạn đầu là Đức và một số đất nước phát xít đặc biệt là các quan chức vơ vét tài sản, vàng bạc của các nước thua cuộc nhưng không biết để ở đâu thì Thuỵ Sĩ nổi lên như một ứng cử viên sáng giá là nơi lưu trữ tài sản an toàn.
Một cách vui vẻ thì Thuỵ Sĩ nói rằng: "Tôi sẽ không tham gia bất kì một cuộc chiến tranh nào cả, bên cạnh đó tôi cũng không tham gia hay thuộc bất kì phe phái nào nhưng nếu các ông nhiều tiền quá mà không biết để đâu thì hãy đưa chúng tôi nắm giữ. Kể cả các ông có bị bắt hay bị bắn thì tài sản của các ông vẫn an toàn."
Chính vì vậy, Thuỵ Sĩ dần trở thành nơi lữu trữ tài sản, tiền bạc cho giới tinh hoa và tài phiệt của thế giới, bất kì đất nước, cá nhân hay tổ chức nào tấn công Thuỵ Sĩ thì đồng nghĩa đang tuyên chiến với những người đang gửi hàng đống tài sản tại ngân hàng Thuỵ Sĩ.
Bên cạnh đó cũng có nhiều điều luật giúp giới tinh hoa lưu trữ tài sản tại ngân hàng Thuỵ Sĩ an toàn như:
- Chỉ có quản lý cấp cao mới xem được thông tin chi tiết về chủ tài khoản còn với các nhân viên giao dịch thì họ không có quyền xem được những thông tin của giao dịch.
- Luật Pháp Thuỵ Sĩ cấm tiết lộ thông tin khách hàng cho bất kì bên thứ 3 nào dù là Cục Thuế, Chính Phủ hay Cơ Quan Điều Tra của bất kì quốc gia nào thậm chí chính là Thuỵ Sĩ.
Động lực phát triển đất nước trung lập một phần nào đó cũng đến từ việc Thuỵ Sĩ không có bất kì điểm mạnh nào về địa lý khi mà:
- Đất nước Thuỵ Sĩ không giáp biển.
- Địa hình đồi núi cản trở sự phát triển của công nghiệp nặng và giao thông vận tải.
- Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
- Dân cư ít, phân bố không đồng đều.
Chính vì vậy mà Thuỵ Sĩ đã lựa chọn mặt hàng ít nơi trên thế giới có chính là SỰ TIN CẬY để xuất khẩu cho toàn thế giới.
Sự Tương Đồng Giữa Thuỵ Sĩ & Bitcoin
Vị trí địa lý của Bitcoin
Nếu như bốn bề của đất nước Thuỵ Sĩ được bao phủ bởi các dãy nũi cao, những hồ nước lớn thì điểm mạnh về vị trí địa lý của Bitcoin đó chính là một mạng lưới các máy đào trên toàn thế giới và sức mạnh của công nghệ Blockchain.
Với hệ thống mạng lưới số máy đào phân bổ trên toàn thế giới khiến Bitcoin trở thành một quốc gia không có biên giới, không có thủ phủ và cũng không có trung tâm.
Có lẽ trong quá khứ, trung tâm phát triển Bitcoin nằm tại Trung Quốc thì Trung Quốc đã đánh mạnh tương tự một cuộc chiến tranh với Bitcoin khi ra lệnh cấm đào Bitcoin. Việc tấn công rõ ràng có ảnh hưởng đến mạng lưới tuy nhiên sau đó một khoảng thời gian ngắn mạng lưới đã trở lại mức trước cuộc chiến và chinh phục các đỉnh cao mới.
Công nghệ Blockchain cũng mang lại một sức mạnh giúp mạng lưới Bitcoin chưa lần nào bị tấn công thành công bởi các bên thứ ba.
Với hai điều trên thì rất khó để có thể chiếm đánh được mạng lưới của Bitcoin dựa trên cả yếu tố tốc độ đào hay tấn công trực tiếp để thay đổi các thông số trên mạng lưới.
Bitcoin cũng trung lập
Bitcoin đã ẩn danh ngay từ thời điểm ra đời và người sáng lập ra Bitcoin cũng đã mất tích từ thời điểm khi Bitcoin ra đời. Bitcoin cũng không nằm trong bất kì một liên minh nào trên thế giới dù là liên mạnh nhỏ hay các liên minh lớn mạnh.
Tương tự như Thuỵ Sĩ, Bitcoin không phải là đồng coin đầu tiên trung lập nhưng tính đến thời điểm hiện tại Bitcoin có tuổi đời lớn nhất, thành công nhất và phổ biến nhất. Chính yếu tố lâu đời nhất trong thị trường tiền điện tử giúp Bitcoin vẫn mãi ngự trị ngôi vương từ thời điểm khi nó ra đời.
Bitcoin cũng xuất khẩu sự tin cậy cho thế giới
Với công nghệ Blockchain thì Bitcoin mang lại cho thế giới đặc biệt là giới tinh hoa và tài phiệt một số yếu tố như:
- Minh bạch nhưng cũng rất riêng tư: Mọi người chỉ có thể theo dõi các địa chỉ ví nhưng đằng sau địa chỉ đó là ai, giao dịch với mục đích gì, giao dịch từ đâu đến đâu thì rất khó để tìm hiểu chi tiết.
- Giao dịch toàn cầu an toàn với chi phí rẻ và với sự bảo mật cực kì cao.
- Blockchain của Bitcoin cực kì khó tấn công tương tự với đất nước Thuỵ Sĩ nên tài sản của người dùng gần như an toàn.
- Không ai có thể can thiệp vào mạng lưới Bitcoin dù đó là bất kì một cá nhân, tổ chức hay một đất nước nào cả.
- Với công nghệ Blockchain thì Bitcoin mang lại sự bảo mật, an toàn cho khách hàng của nó.
- Bạn gần như là người duy nhất nắm giữ tài sản của mình và không ai có thể lấy đi tài sản của bạn nếu bạn không chia sẻ Private Key của mình.
Các mối quan hệ giữa Thuỵ Sĩ & Bitcoin trong thực tế
29/01/2020: Thành phố Zermatt của Thụy Sĩ chấp nhận thanh toán thuế bằng Bitcoin.
01/09/2020: Công ty bảo hiểm y tế lớn của Thụy Sĩ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và Ethereum.
04/03/2022: Thành phố Lugano của Thụy Sĩ công nhận Bitcoin và Tether là tiền tệ hợp pháp.
Có thể nói ở thời điểm hiện tịa Thuỵ Sĩ đang là thiên đường của Blockchain, Crypto & Bitcoin. Một quốc gia trung lập tiếp nhận thêm những sản phẩm trung lập mà họ nghĩ rằng sẽ rất mạnh mẽ trong tương lai và chắc chắn không phải tự nhiên một quốc gia trung lập lại chấp nhập một tài sản trung lập.
Sự thật cần chấp nhận về Thuỵ Sĩ và Bitcoin
Nếu bạn đã mang trong mình dòng máu trung lập thì bạn sẽ không được phân biệt đúng sai, đen trắng hay trái phải. Thuỵ Sĩ là một trong những nơi mà hoạt động rửa tiền mạnh mẽ nhất trên thế giới, những khoản tiền bẩn được luân chuyển tới đất nước này của những chính trị gia nổi tiếng, những khoản tiền được cung cấp cho các hoạt động chiến tranh và rất rất nhiều các mặt trái khác.
Tương tự với Thuỵ Sĩ, Bitcoin sẽ không thể tránh khỏi những cáo buộc liên quan đến rửa tiền, lừa đảo, chính trị,... Đây là điều chúng ta phải chấp nhận khi nó là trung lập.
Tổng Kết
Để có được vị thế như ngày hôm nay thì Thuỵ Sĩ đã mất đến hàng trăm năm thì Bitcoin có thể phải cần thêm nhiều thời gian để có thể chứng minh được mình với thế giới. Tuy nhiên với sự phổ biến của Internet thì mình tin chắc chặng đường của Bitcoin tiến đến mass adoption sẽ nhanh hơn so với những gì Thuỵ Sĩ đã từng làm được.
Mong rằng qua bài viết này Hak Research có thể cung cấp thêm cho bạn một số những góc nhìn mới lạ về Bitcoin.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024