Blockchain Trilemma là gì? Blockchain Trilemma hay còn gọi là bộ ba bất khả thi bao gồm Bảo mật, Phi tập trung và Bảo mật của tất cả những blockchain nền tảng đang hiện hữu. Có thể nói Blockchain Trilemma là một vấn đề của muôn thuở của crypto, tại sao Blockchain Trilemma luôn là vấn đề muôn thuở crypto thì cùng mình dõi theo bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về Blockchain Trilemma, mọi người có thể đọc thêm một số bài viết tham khảo như sau:
Blockchain Trilemma Là Gì?
Tổng quan về Blockchain Trilemma
Blockchain Trilemma hay còn gọi là Bộ Ba Bất Khả Thi trong Blockchain. Tại sao lại gọi là Bộ Ba Bất Khả Thi? Blockchain Trilemma cho rằng bất kì các blockchain nào cũng không thể cân bằng được 3 yếu tố bao gồm phi tập trung, bảo mật & khả năng mợ rộng. Điều đó đồng nghĩa là tất cả blockchain muốn gia tăng một trong ba yếu tố thì yếu tố còn lại sẽ bị giảm đi.
Ví dụ:
- Blockchain của Bitcoin hay Ethereum muốn cải thiện khả năng mở rộng (tăng tốc độ và giảm phí giao dịch) thì bắt buộc mạng lưới của Bitcoin phải giảm tính phi tập trung đồng hành với đó khả năng bảo mật của mạng lưới cũng bị giảm xuống.
- Blockchain muốn tập trung vào sự phi tập trung và bảo mật cho mạng lưới thì khả năng mở rộng của mạng lưới sẽ bị giảm xuống đáng kể.
Một ví dụ tổng quan hơn đó là để mạng lưới của Solana có thể đạt một tốc độ khủng khiếp đến vậy thì cấu hình của các node trên mạng lưới yêu cầu cực kì cao không những vậy các link kiện để chạy node phải order trước và không có sẵn trên thị trường. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể triển khai một node trên mạng lưới Solana nên mạng lưới Solana sẽ có thể mức đạt được mức độ phi tập trung.
Một ví dụ khác, khi Ethereum trên chặng đường tiến tới Ethereum 2.0 thì bắt buộc phải nâng cấp từ PoW lên PoS. Điều này vướng phải sự tranh cãi của cộng đồng bởi vì cộng đồng cho rằng PoS không thể phi tập trung nhưng PoW.
Các mảnh ghép tạo thành Blockchain Trilemma
Decentralized - Tính phi tập trung
Tính phi tập trung là yếu tố cốt lõi để đưa tới sự hình thành của blockchain và giúp công nghệ này phổ biến như vậy. Có thể thấy rằng trong cuộc sống quyền lực tập trung vào một số bên như ngân hàng, công ty, tập đoàn lớn,... tuy nhiên với blockchain thì quyền lực của tất cả những người tham gia vào mạng lưới là như nhau.
Các giao dịch trên blockchain sẽ được đảm bảo bởi một mạng lưới các node, mỗi node đều tham gia xác thực giao dịch và lưu trữ phiên bản đầy đủ của blockchain đó. Chính vì vậy, số lượng node càng nhiều thì mạng lưới blockchain càng phi tập trung. Mạng lưới càng phi tập trung thì tính bảo mật, minh bạch mạng lưới càng được tăng cường.
Scalbility - Khả năng mở rộng
Khi nhắc tới khả năng mở rộng của blockchain thì chúng ta nhắc tới tốc độ giao dịch và chi phí giao dịch trên mạng lưới đó. Thông thường, người dùng thường kì vọng khả năng mở rộng của các blockchain ít nhất phải bằng hoặc phải lớn hơn các nền tảng thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard, Paypal,... Có thể nói rằng người dùng kì vọng TPS của Blockchain phải từ 6 con số trở lên.
Nếu chúng ta so sánh nhỏ giữa blockchain và các công ty thanh toán truyền thống thấy rằng khả năng mở rộng của các blockchain phổ biến trên thị trường hiện nay còn thua rất xa. Khả năng mở rộng của Ethereum và Bitcoin chưa bằng 1/20 của Paypal chứ chưa nói tới Visa hay Mastercard.
Chính vì vậy, rất nhiều các blockchain ra đời với mục tiêu đạt hàng trăm ngàn TPS với phí giao dịch gần như bằng 0. Một số các giải pháp nổi bật như sau:
- Ethereum 2.0: Đây là chặng đường mở rộng trong dài hạn của Ethereum kết hợp với công nghệ Danksharding có thể giúp mạng lưới này đạt tới 100K TPS.
- Layer 2: Đây là các giải pháp ngắn và trung thậm chí song hành trong dài hạn cùng Ethereum khi mang lại khả năng mở rộng gấp từ 20 - 1000 lần so với mạng chính của Ethereum.
- Parallel Execution: Là giải pháp về các giao dịch được thự thi song song để giúp mạng lưới blockchain mở rộng theo hướng cấp số nhân. Dự án điển hình: Aptos, Sui, Monad, Fuel Labs, Linea,...
- Internet Of Blockchain: Thay vì mỗi blockchain thực thi quá nhiều nhiệm vì với mô hình IOB mỗi blockchain sẽ chọn các thể mạnh khác nhau để phát triển rồi kết nối lại với giao bằng một cây cầu duy nhất. Dự án điển hình: Cosmos, Polkadot và Avalanche.
- Modular Blockchain: Tách quá trình đồng thuận và thực thi giúp mạng lưới được tối ưu hơn. Dự án điển hình: Celestia, Ethereum 2.0,...
Có thể thấy rằng các nhà phát triển đang nghiên cứu và áp dụng rất nhiều các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề mở rộng và mỗi giải pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Security - Bảo mật
Yếu tố bảo mật có thể hiểu được rằng các nhà phát triển sẽ sử dụng các thuật toán, quy trình thực thi và đồng thuận các giao dịch,... để đảm bảo được tính toàn vẹn, an toàn, bảo mật của blockchain. Điều đó đảm bảo rằng
- Các giao dịch khi được đưa vào blockchain phải là những giao dịch không bị gian lận bởi những người dùng.
- Các giao dịch sau khi thêm vào block và block đó được nhập vào blockchain thì không thể được thay đổi. Đây chính là tính toàn vẹn của Blockchain.
Việc bảo mật cho mạng lưới blockchain cũng giống như nhà nước thiết lập nhìn luật pháp giúp các người dân sống và làm việc trên luật phát nhưng nếu luật pháp lại bị lách bởi một số cá nhân nào đó thì chắc chắn đất nước đó không an toàn và người dân sẽ rời bỏ đất nước của mình. Blockchain cũng tương tự như vậy. Có thể nói trong các yếu tố thì Bảo Mật là yếu tố được nhắc tới ít nhất trong bộ ba bất khả thi.
Liệu có thể cân bằng được Blockchain Trilemma
Theo góc nhìn của mình và dựa theo những dữ liệu mình thu thập thì việc cân bằng được cả 3 yếu tố trên có thể nói là điều không tưởng những minh chứng đã cho chúng ta thấy:
- Solana đạt được sự mở rộng lớn với TPS cao và chi phí giao dịch gần như bằng 0 tuy nhiên mạng lưới Solana đã bị shutdown rất nhiều lần và rất nhiều người đặt dấu chấm hỏi về tính phi tập trung của Solana.
- Để đạt được TPS cao thì mạng lưới BNB Chain cũng chỉ có vài chục validator. Rõ ràng, BNB Chain là một công ty dưới lớp áo Blockchain. Polygon cũng là một trường hợp tương tự.
- Ethereum Classic cũng bị tấn công 51% rất nhiều lần vì sự thiếu tập trung.
Theo góc nhìn của mình, một trong những cách khả quan nhất có thể đảm bảo được cả ba yếu tố đó chính là các giải pháp Layer 2 và Layer 3. Layer 1 sẽ là nơi đảm bảo về yếu tố phi tập trung và bảo mật trong khi đó các nền tảng Layer 2, Layer 3 sẽ tập trung vào yếu tố thực thi có thể nói khá giống với mô hình Modular Blockchain trong tương lai.
Theo mình, việc đánh đổi là cần thiết. Không cần thiết phải quá phi tập trung hay quá nhanh mà chúng ta phải lựa chọn một giải pháp cân bằng khi đó một blockchain có thể gọi là hoàn thiện khi trung hòa được cả ba yếu tố.
Tổng Kết
Blockchain Trilemma vẫn là một bài toán đau đầu với các nhà phát triển trong thị trường crypto. Tuy nhiên, mình tin rằng vào một thời điểm nào đó chúng ta sẽ có những giải pháp trung hòa được cả ba yếu tố trên. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu được Blockchain Trilemma là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024