Modular Blockchain là gì? Modular Blockchain được coi là Blockchain 2.0 trong thị trường crypto và được coi là xu hướng trong tương lai của Blockchain nói chung. Vậy tại sao Modular Blockchain lại được cho là xu hướng trong tương lai thì mình người cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Các Yếu Tố Hình Thành Nên 1 Giao Dịch Trong Blockchain
Execution (Thực thi)
Đây là quá trình thực thi thể hiện bằng cách người dùng tương tác với các Smart Contract như Swap, Lending, Borrowing, Staking, Trading, Farming,... Bên cạnh đó có thể là việc di chuyển các loại token giữa các ví khác nhau.
Settlement (Xác minh & Xử lý tranh chấp)
Settlement là quá trình xác nhận và hoàn tất một giao dịch. Quá trình này bao gồm việc xác minh các thông tin của giao dịch, xác nhận quyền sở hữu của các tài sản liên quan, cập nhật trạng thái của Blockchain và giải quyết những tranh chấp phát sinh trong giao dịch.
Trong các hệ thống Public Blockchain, Settlement được thực hiện bởi các nút trong mạng. Các node sẽ xác minh các thông tin của giao dịch, bao gồm địa chỉ của người gửi, địa chỉ của người nhận, số lượng tài sản được giao dịch, và chữ ký của người gửi. Nếu giao dịch hợp lệ, nó sẽ được thêm vào một Block mới. Block này sẽ được thêm vào Blockchain và giao dịch sẽ được coi là hoàn tất.
Thông thường Settlement Layer không tồn tại ở Monolithic Blokchain và là lớp tùy chọn ở Modular Blockchain.
Consensus (Cơ chế đồng thuận)
Consensus là một cơ chế để đảm bảo rằng các nút trong mạng đồng ý với trạng thái của Blockchain. Cơ chế này cần phải đảm bảo rằng Blockchain không bị thay đổi một cách bất hợp pháp và rằng các giao dịch được thực hiện một cách chính xác.
Một số những cơ chế đồng thuận có thể kể đến như Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) hay Delegated Proof of Stake (DPoS),...
Data Availability (Tính khả dụng dữ liệu)
Data Availability là khả năng đảm bảo rằng tất cả các nút trong mạng có thể truy cập vào tất cả dữ liệu được lưu trữ trên Blockchain. Điều này rất quan trọng để đảm bảo tính bảo mật và đáng tin cậy của Blockchain, vì nó ngăn chặn các bên độc hại cố gắng thay đổi hoặc xóa dữ liệu.
Sự Khác Biệt Giữa Modular Blockchain và Monolithic Blockchain
Monolithic Blockchain là gì?
Monolithic Blockchain hay được gọi là Blockchain nguyên khối và định nghĩa vô cùng đơn giản là tất cả các yếu tố xung quanh 1 giao dịch như Thực Thi, Đồng Thuận và Tính Khả Dụng Dữ Liệu đều diễn ra trên diễn ra trên Blockchain.
Đại diện cho Monolithic Blockchain chính là Ethereum, Near Protocol, Solana, Aptos,...
Modular Blockchain Là Gì?
Modular Blockchain thì đi theo một hướng khác khi nó chia các công việc xung quanh diễn ra một giao dịch được xử lý tại những nơi khác nhau.
Một ví dụ đơn giản:
Trong quá trình làm ra một chiếc ô tô thì có rất nhiều các giai đoạn khác nhau nếu như 1 nhóm công nhân phụ trách phải làm tất cả các đầu công việc để rạo ra một chiếc ô tô thì công ty đó được coi là Monolithic Blockchain nhưng nếu công ty đó chia thành nhiều phòng ban khác nhau mỗi một phòng ban phụ trách một giai đoạn sản xuất ô tô thì công ty đó được gọi là Modular Blockchain.
Đại diện cho Modular Blockchain chính là Ethereum sau khi hoàn thiện Sharding, Celestia - người đặt nền móng cho định nghĩa Modular Blockchain,...
Vì sao cần phải tiến lên Modular Blockchain
Các vấn đề trên các Monolithic Blockchain chúng ta đã thấy thường xuyên như là:
- Solana mới chỉ chạy với tốc độ khoảng 3.000 TPS thì sập nguồn thường xuyên trong khi đó Master Card hay Visa đang có TPS trung bnình khoảng 25.000 TPS.
- Near Protocol vẫn trong quá trình build tốc độ cũng không phải là quá nhanh.
- Các mô hình Internet Of Blockchain gặp khá nhiều khó khăn về UI UX trong việc tương tác giữa các Layer 1 với nhau.
Thế nên Blockchain vẫn liên tục phát triển và nâng cấp có 2 xu hướng rõ ràng là cải thiện, cập nhật các Monolithic cũ bằng việc tạo ra các Monolithic Blockchain mới như Aptos hay chọn 1 con đường hoàn toàn mới như Modular Blockchain như Celestia.
Các Monolithic Blockchain càng muốn đẩy nhanh tốc độ thì cần phải yêu cầu phần cứng của node càng cao mà phần cứng yêu cầu càng cao thì chi phí xây dựng lại càng cao điều đó lại làm cho ít người dám bỏ tiền để xây dựng node nên làm cho mạng mất đi tính phi tập trung của mình.
Việc Modular Blockchain tách các khâu ra như vậy thì yêu cầu phần cứng thấp hơn nhưng tốc độ giao dịch thì chưa có gì để đảm bảo nó liệu có thể nhanh như Monolithic Blockchain hay không?
Các Hình Mẫu Tiêu Biểu Cho Modular Blockchain
Ethereum 2.0 với Sharding và Layer 2
Với mô hình giữa Ethereum và Layer 2
Các giao dịch sẽ diễn ra và Thực Thi ở trên các Layer 2 sau đó các giao dịch sẽ được đóng gói lại thành 1 Block và đi kèm với 1 bằng chứng giao dịch sau đó được gửi về Ethereum được Đồng Thuận và Lưu trữ Dữ Liệu.
Tại đây bạn thấy rõ ràng là Thực Thi đã diễn ra trên Layer 2 còn các yếu tố còn lại như Xử lý Tranh Chấp, Đồng Thuận hay Lưu Trữ Dữ Liệu ở trên Layer 1 thì đây chính là cách hoạt động của 1 Modular Blockchain.
Ethereum 2.0 với DankSharding
Khi Ethereum hoàn thành roadmap của nó thì Ethereum sẽ tích hợp Sharding thành công để giải quyết vấn đề liên quan đến mở rộng. Sharding sẽ có nhiều cách ứng dụng khác nhau với Ethereum thì Ethereum sẽ có nhiều các shard chain mỗi shard chain sẽ được phụ trách bởi 1 nhóm validator khác nhau.
Hình dung một cách đơn giản thông thường trong 1 khoảng thời gian nhất định 1 blockchain chỉ xử lý được 1 giao dịch nhưng với shard chain thì các chain này sẽ độc lập xử lý các giao dịch nên càng nhiều shard chain thì số lượng giao dịch được xử lý trong cùng 1 thời điểm lại càng cao.
Cách thức hoạt động của các Shard Chain khá tương đồng với các Layer 2 khi mà Thực Thi sẽ diễn ra trên Shard Chain còn Đồng Thuận và Lưu Trữ Dữ Liệu sẽ diễn ra tại main chain.
Có thể nói trong tương lai Ethereum sẽ trở thành 1 Modular Blockchain toàn diện thay vì như hiện tại 1 phần Monolithic và 1 phần Modular.
Celestia - Dẫn Đầu Phong Trao Modular Blockchain
Mô hình của Celestia khá giống với mô hình của Ethereum và các Layer 2. Celestia sẽ chia các yếu tố xung quanh 1 giao dịch thành 2 layer 2 khác nhau là Execution Layer và Consensus & Data Layer.
Execution Layer là nơi các giao dịch được Thực Thi.
Consensus & Data Layer là nơi Đồng Thuận và Lưu Trữ Dữ Liệu.
Celestia hướng tới một tương lai lớn hơn khi bất kì nền tảng blockchain nào cũng có thể tích hợp và sử dụng Celesia như một Consensus & Data Layer nên hướng đi của Celestia vừa là B2B vừa là B2C. Mình cũng rất hào hứng với những gì Celestia sẽ triển khai trong thời gian sắp tới.
Thách Thức của các mô hình Modular Blockchain
- Đây là mô hình đã được chứng mình là hiệu quả đối với mô hình đang hoạt động giữa Ethereum và các Layer 2 nhưng hiện tại chưa có bất kì 1 blockchain nào được modular hóa 1 cách hoàn toàn nên vẫn có những rủi ro trong thời gian triển khai và thời gian đầu vận hành.
- Rõ ràng các Modular Blockchain sẽ gặp nhiều những thách thức trong kĩ thuật hơn rất nhiều so với các Monolithic Blockchain thông thường.
- Bởi vì chưa chính thức triển khai nên chưa thể đảm bảo 100% đây sẽ là các giải quyết các vấn đề tồn đọng với Monolithic Blockchain một cách hiệu quả.
- Đối với Celestia nếu họ xác định hướng đi theo B2B thì lượng data lưu trữ trên Celestia ngày càng lớn liệu nó có đẩy mức giá lưu trữ trên Celestia từ đó làm tăng mức phí giao dịch trên Celestia hay không?
Tổng Kết
Modular Blockchain vẫn còn rất mới mẻ với thị trường crypto nhưng nó được coi là làn gió mới trong thị trường crypto nói riêng và toàn ngành blockchain nói chung. Thách thức vẫn còn đó những các dự án dặc biệt là Celestia đang rất tập trung để xây dựng nên 1 Modular Blockchain toàn phần đầu tiên trong thị trường crypto.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Soon Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Soon - September 19, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop B3dotFun - September 18, 2024
- Phân Tích Friend.tech: Thấy Gì Từ Sự Thất Bại Của Friend.tech - September 18, 2024