Cập nhật Layer 1 với nhiều dự án đặc biệt trong thị trường như Monad, Berachain, Babylon,... đang tích cực xây dựng hệ sinh thái song song với quá trình hướng tới mainnet. Vậy trong thời gian qua những Blockchain Layer 1 này đã có nhiều sự thay đổi, lột xác nào đặc biệt nào thì mọi người cùng theo mình trong bài viết cập nhật Layer 1 dưới đây nhé.
Babylon Chuẩn Bị Mainnet & Làn Sóng FOMO Staking Bitcoin
Thông tin chi tiết về Phase 1 của Babylon
Thực tế cuộc chiến Babylon (Babylon Wars) đã được chuẩn bị rất lâu bởi chính các dự án được xây dựng phía trên Babylon như Lombard Finance, Lorenzo Protocol, PumpBTC, pStake Finance,... Tất cả những dự án đều đang chờ đợi thông tin chính thức từ phía Babylon. Bản thân các quỹ đầu tư cũng đã đầu tư rất nhiều cho cuộc chiến như này Lombard Finance kêu gọi thành công $16M hay Binance Labs đầu tư trực tiếp vào dự án Lorenzo Protocol.
Không để người dùng và các đối tác trong hệ sinh thái phải chờ đợi lâu thì Babylon đã chính thức tung ra lộ trình phát trình phát triển trong thời gian sắp tới với tổng cộng 3 giai đoạn:
- Phase 1: Khóa Bitcoin. Giai đoạn này những người nắm giữ Bitcoin sẽ bắt đầu quá trình staking bằng cách gửi các giao dịch staking Bitcoin tới Bitcoin.
- Phase 2: Staking Bitcoin.Giai đoạn này Babylon sẽ chính thức triển khai Mainnet.
- Phase-3: Bitcoin Multi-Staking Activation. Tại giai đoạn này Babylon chính thức sử dụng bảo mật từ Bitcoin để cung cấp cho các nền tảng khác. Người nắm giữ Bitcoin có khả năng Stake Bitcoin trên nhiều Blockchain PoS cùng lúc, cho phép người dùng kiếm được nhiều phần thưởng staking.
Trong thời gian sắp tới Babylon sẽ chính thức tiến tới Phase 1 với các thông tin xoay quanh giới hạn giao dịch Staking, mô hình Earn Point & thiết lập Covenant Committee. Đầu tiên chúng ta sẽ tiến đến với giới hạn giao dịch Staking bao gồm một số thông tin cơ bản bao gồm:
- Tổng số lượng BTC giai đoạn đầu: 1.000 BTC.
- Số lượng tối thiểu tham gia stake: 0.005 BTC.
- Số lượng tối đa: 0.005 BTC.
Hệ thống phần thưởng cho những người tham gia Stake Bitcoin trên Babylon giai đoạn đầu có một số thông tin bao gồm:
- Sẽ không có phần thưởng Staking trực tiếp nào được triển khai trong Giai đoạn 1 vì chưa có Blockchain PoS nào hoạt động trên Babylon.
- Point (Điểm) Allocation: Trong giới hạn 1.000 bitcoins ban đầu, 3.125 điểm Babylon sẽ được phân bổ mỗi Block Bitcoin, chia tỷ lệ cho tất cả các Staking hoạt động trong block đó. Các trạng thái khác như Overflow, Unbonding, Unbonded, và Withdrawn sẽ không nhận được điểm.
- Hoa hồng: Mỗi Staking hoạt động sẽ nhận điểm, trong đó Staker và Finality Provider đều nhận điểm, với Finality Provider lấy một phần dựa trên tỷ lệ hoa hồng của họ.
Để dễ hiểu chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể: Giả sử Quang Trưởng tham gia staking trong Phase 1 của Babylon với số tiền 0.05 BTC. Dưới đây là cách hệ thống tính điểm hoạt động:
- Giới hạn tổng Staking: Trong Phase 1, có tổng cộng 1.000 BTC được stake trên toàn hệ thống. Điều này có nghĩa là có tổng cộng 1.000 BTC đang được staking cùng lúc.
- Phân bổ điểm: Mỗi Block Bitcoin, Babylon sẽ thưởng 3.125 điểm Babylon. Các điểm này sẽ được phân chia tỷ lệ cho tất cả các Stake đang hoạt động trong Block đó.
Tính điểm của Quang Trưởng:
- Quang Trưởng stake 0.05 BTC trong số tổng 1.000 BTC.
- Điểm Quang Trưởng nhận được từ mỗi block Bitcoin sẽ là (0.05 / 1.000) *3.125 = 0.15626 Point.
- Nếu Finality Provider (nhà cung cấp tính cuối) của Quang Trưởng tính 5% hoa hồng, số điểm bạn thực nhận sẽ là 0.1484375 điểm và Finality Provider sẽ nhận 0.0078125 điểm. Nếu tiếp tục tích lũy thì trong một tháng Quang Trưởng sẽ nhận được khoảng 593.75 điểm.
Cuối cùng chính là Covenant Committee. Covenant Committee là một nhóm các thực thể có uy tín trong ngành Crypto, chịu trách nhiệm thực hiện quá trình xác minh và ký kết các giao dịch Unbonding (rút tiền staking) trong Phase 1 của Babylon. Cụ thể, committee này sử dụng một mô hình đa chữ ký (Multi-signature) với tỷ lệ 6/9, nghĩa là cần ít nhất 6 trên 9 chữ ký để xác nhận một giao dịch Unbonding.
Những tác động của Babylon tới giá Bitcoin
Rõ ràng, Babylon đang có những hướng đi tương tự với EigenLayer trong quá khứ nhưng có vẻ như 2 dự án này đã chia nhau 2 khoảng thời gian khác nhau để trở thành Spotlight của thị trường thay vì tranh nhau Spotlight của thị trường. Babylon triển khai chắc chắn sẽ tạo nên làn sóng Airdrop tương tự như những gì EigenLayer đã làm được trên Ethereum, tuy nhiên mình tin rằng cuộc chơi của Babylon còn có thể lớn hơn EigenLayer rất nhiều, bởi:
- EigenLayer ra đời trong bối cảnh một số lượng lớn các ETH và LST ETH nhàn rỗi quá nhiều tuy nhiên nếu có nhiều cũng không thể bằng lượng BTC nhàn rỗi trên mạng Bitcoin.
- Vốn hóa của Ethereum chỉ bằng 1/4 so với Bitcoin điều này làm cho thị trường hướng tới của Babylon gấp khoảng 4 lần so với EigenLayer.
- Nếu như những người nắm giữ Ethereum trong nhiều năm qua không có suy nghĩ quá nhiều về cách tối ưu lợi nhuận dựa trên ETH mình nắm giữ thì bối cảnh này ngược lại so với những người nắm giữ Bitcoin. Có thể nói rằng, những người nắm giữ Bitcoin đang cực kì kì vọng vào Babylon sẽ làm nên kì tích.
Động lực tăng trưởng của Bitcoin tiếp tục rõ ràng hơn bao giờ hết với Babylon & làn sóng Airdrop bao gồm:
- Những người sở hữu Bitcoin ở PoS Blockchain, trên mạng Bitcoin hay trên sàn giao dịch sẽ rút tiền để tham gia Staking trực tiếp trên Babylon hoặc thông qua các giao thức Liquid Staking Bitcoin như Lombard Finance, Lorenzo Protocol hay pStake Finance, từ đó làm giảm nguồn cung của Bitcoin trên thị trường.
- Nhu cầu mua Bitcoin tăng cao khi người dùng muốn săn Airdrop kết hợp với nguồn cung Bitcoin trên thị trường bị giảm dần làm cho giá Bitcoin có thể tăng trưởng.
- Kết hợp với các quỹ truyền thống đang tích cực thu mua Bitcoin thông qua Bitcoin ETF Spot tiếp tục sẽ tạo nên động lực tăng trưởng. Việc dễ dàng thấy được Bitcoin sẽ ngày càng phổ biến trong thời gian sắp tới thông qua Restaking, Staking, Bitcoin Layer 2,... làm cho các quỹ truyền thống tích cực hơn thu mua Bitcoin, điều này góp phần lớn làm giảm nguồn cung của Bitcoin trên thị trường.
Hệ sinh thái Liquid Staking Bitcoin cũng sẽ phát triển mạnh mẽ với nhiều dự án tiêu biển như Lombard Finance, pumpBTC, Lorenzo Protocol hay pStake Finance. Việc săn Airdrop của các dự án này cũng sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực cho Bitcoin.
Tuy nhiên, việc tác động giá sẽ thiên hướng từ trung tới dài hạn bởi vì khi mở đầu chỉ có khoảng 1.000 BTC được gửi vào Babylon, tuy nhiên kì vọng vào việc nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bắt đầu tích trữ Bitcoin để tham gia vào nhiều hoạt động của Bitcoin trong tương lai.
Monad: Tập Trung Vào Xây Dựng Cộng Đồng
Monad hiện đang là một trong những Blockchain Layer 1 được săn đón nhiều nhất sau đợt Airdrop khổng lồ của Wormhole dành cho cộng đồng này và những thông tin về việc tiếp tục kêu gọi thành công hàng trăm triệu đô đến từ nhiều quỹ đầu tư khác nhau. Ở thời điểm hiện tại chiến lược phát triển của Monad đang khá rõ ràng với:
- Xây dựng hệ sinh thái với nhiều Native Protocol và cả các Multichain Protocol. Đây là một điểm rất hay của Monad khi mà vừa phát triển hệ sinh thái song song với phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện tại, các mảnh ghép hệ sinh thái Monad đã khá lớn so với mặt bằng chung của các Layer 1 chưa triển khai mainnet.
- Monad cũng hướng đến việc xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ, tích cực, hoạt động tương tác thường xuyên với nhau.
- Monad xây dựng cộng đồng của mình xoanh quanh Meme như sáng tạo, chia sẻ, tương tác,...
Monad thể hiện quyết tâm mạnh mẽ xây dựng một hệ sinh thái vững mạnh trước cả giai đoạn Mainnet khi triển khai chương trình Monad Madness dành cho các đội ngũ phát triển đang mong muốn xây dựng trên Monad nhưng mong muốn tiếp cận với các quỹ đầu tư hàng đầu trong thị trường Crypto như Pantera Capital, Dragonfly Capital, Electric Capital, CMS Capital, Castle Island Ventures,...
Tổng giải thưởng bao gồm $1M từ nhiều quỹ đầu tư khác nhau và $60M đến từ Monad Ecosystem, đây cũng được coi là một bước đột biến của Monad. Thông thường các hệ sinh thái sau khi ra mắt TGE mới chính thức triển khai quỹ Ecosystem nhưng Monad đang sử dụng trước để ưu tiên phát triển hệ sinh thái của mình.
Bên cạnh việc thu hút các nhà phát triển bằng một Mini Hackathon thì Monad cũng đã cho ra mắt Mach là một sự kiện giúp các nhà phát triển có thể nhận được hỗ trợ trực tiếp từ Monad bao gồm tư vấn, hướng dẫn, Grant và có thể là các cuộc kêu gọi vốn trong tương lai.
Từ hai điểm trên có thể thấy rằng Monad biết rằng điểm cốt lõi của một Blockchain nền tảng chính là việc làm sao để thu hút các nhà phát triển mới về với hệ sinh thái của mình thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các Multichain Protocol. Multichain Protocol về dài hạn sẽ không thực sự đóng góp quá nhiều trong việc tạo ra các xu hướng bùng nổ trên hệ sinh thái Monad.
Trong thời gian qua cũng đã chứng kiến các dự án trong hệ sinh thái Monad kêu gọi vốn thành công như:
- Kuru - nền tảng DEX sử dụng mô hình Orderbook đã kêu gọi thành công $2M từ Electric Capital và nhiều quỹ đầu tư khác.
- aPriori - nền tảng Liquid Staking đã kêu gọi thành công $10M từ Pantera Capital và nhiều quỹ đầu tư khác.
- Kintsu - nền tảng Liquid Staking đã kêu gọi thành công $4M từ Castle Island Ventures và nhiều quỹ đầu tư khác.
Trong những thông tin gần nhất thì Monad cũng đã chia sẻ một số ngành mà họ sẽ tập trung đầu tư nhiều bao gồm:
- DeFi
- Payments
- Prediction Markets
- Sport Betting
- SocialFi
- Web3 Games
Từ thông tin trên thì thiên hướng của Monad vẫn sẽ lấy DeFi làm trọng tâm phát triển dài hạn tuy nhiên sẽ phát triển thêm các mảnh ghép có tính Social như SocialFi, Web3 Games, Prediction Markets hay Sport Betting, chính điểm này sẽ giúp cho Monad có thể tận dụng được một cộng đồng to lớn của mình sẵn có. Tuy nhiên có một điểm hơi khó hiểu chính là Monad bỏ ngỏ mảnh ghép NFT & Memecoin, mặc dù sở hữu những lợi thế cạnh tranh lớn tại mảng này. Bản thân Monad cũng đang xây dựng rất thành công văn hóa Meme Sticker trên toàn bộ các kênh truyền thông.
Có thể thấy rằng ở thời điểm hiện tại mặc dù chưa Mainnet nhưng Monad đã sở hữu một cộng đồng mà nhiều Blockchain Layer 1 khác trong thị trường ao ước. Rất có thể hệ sinh thái sẽ phát triển rất nhanh nhờ phần lớn cộng đồng này. Có thể nói rằng Monad có thể chọn bất kì một thị trường ngách nào để phát triển với tỷ lệ thành công cực kì cao.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại mặc dù có thể nói rằng Monad sở hữu một cộng đồng mạnh mẽ, tích cực nhưng hầu hết những người dùng đó là những Airdrop Farmer. Và điều gì sẽ xảy ra sau khi Monad triển khai Airdrop hoặc thậm chí tệ hơn nữa là một sự kiện Airdrop không hài lòng phần đông thì chắc chắn khi đó chúng ta mới thực sự biết được cộng đồng của Monad có thật sự mạnh mẽ và tích cực như hiện tại hay không?
Sui Network Tiếp Tục Phát Triển Mạnh Mẽ
Trước khi đi vào tin tức mới nhất về Sui & GrayScale thì cần phải nhắc lại những thông tin quan trọng tại sự kiện Sui BaseCamp được diễn ra vào quý 2/2024 đã có một số những cập nhật mới như:
- Sui chính thức giới thiệu Mysticeti trên Testnet, cải thiện hiệu suất bằng cách giảm thời gian đồng thuận xuống chỉ còn 390 mili giây.
- Sui giới thiệu về Pilotfish. Pilotfish là một hệ thống thực thi hợp đồng thông minh đa máy đầu tiên, giúp các validator trên mạng Sui sử dụng nhiều máy và tự động mở rộng khi tải tăng mà không làm giảm độ tin cậy hay tính đầy đủ của tính năng.
Đây là 2 điểm quan trọng cần nhắc lại để thấy rằng Sui đã có những dự phóng về tương lai của hệ sinh thái gặp các vấn đề khi số lượng người dùng tăng vọt như Solana nên họ đã có sự chuẩn bị rất rõ ràng cho các sự kiện bùng nổ mạng lưới trong tương lai.
Trong ngày 07/08/2024, GrayScale đã công bố hai quỹ tín thác mới dành cho TAO của Bittensor và SUI của Sui Network. Hai quỹ này của GrayScale chỉnh cung cấp cho các nhà đầu tư được công nhận (Accredited Investors) và được đặt bên cạnh nhiều quỹ tín thác khác bao gồm Chainlink, Solana, Bitcoin Cash, Decentraland, Ethereum Classic,...
Trong tháng 7 qua cũng chứng kiến Sui Foundation tiếp tục rót tiền vào hệ sinh thái thông qua các Grant cho các dự án, tham vọng này của Sui Foundation là mông muốn xây dựng một hệ sinh thái Sui Network bền vững, nhiều sáng tạo mới,... Một số các dự án đã nhận được Grant từ phía Sui Foundation bao gồm:
- Belong.net: Cung cấp giải pháp quản lý truy cập cho cộng đồng và sự kiện, tận dụng sự khác biệt của NFTs trên nền tảng Sui.
- Gamifly: Nền tảng trò chơi thể thao tương tác, phát triển trò chơi Cricket Fly với hơn một triệu người dùng.
- Gifted.art: Nâng cao trải nghiệm tặng quà kỹ thuật số cao cấp với các hộp quà NFT có thể chứa nhiều tài sản khác nhau.
- Goldsky: Cung cấp hạ tầng dữ liệu Web3 hiệu suất cao cho các ứng dụng và phân tích Blockchain.
- Pandora Finance: Giới thiệu thị trường dự đoán phi tập trung trên Sui.
- Polymedia: Tập hợp 17 dự án mã nguồn mở trên Sui để hỗ trợ cộng đồng nhà phát triển.
- Thaw Digital: Phát triển tính năng khóa giá cho NFT, giúp cải thiện trải nghiệm giao dịch.
- THORwallet: Ví DeFi phi tập trung tiên phong, hỗ trợ hoán đổi chuỗi chéo và tài khoản tiết kiệm DeFi.
- Var Meta: Phát triển SDK Rust cho hệ sinh thái GameFi trên Sui, hỗ trợ các nhà phát triển Unity và Unreal Engine.
- Verichains: Tăng cường minh bạch với công cụ giải mã Move bytecode thành mã nguồn dễ đọc.
Một số những thông tin nổi bật về hệ sinh thái Sui gần đây bao gồm:
- Sui Foundation tích cực tham gia vào nhiều sự kiện Crypto như Blockchain Week hay Istanbul Blockchain Week để thu hút người dùng, nhà phát triển có thể biết và tiếp cận hệ sinh thái của Sui.
- Sui Bridge sẽ chính thức được triển khai vào tháng 10/2024 tới đây sau khoảng thời gian dài thử nghiệm. Sui Bridge là Native Bridge kết nối giữa Sui & Ethereum và trong thời gian qua giải pháp Bridge người dùng sử dụng là của các bên thứ ba. Rõ ràng về lâu dài để đảm bảo về yếu tố bảo mật cho cả hệ sinh thái thì Sui Network cần một Native Bridge của riêng mình.
- Sui Foundation khởi động sáng kiến Sui Guardians là một giải pháp để bảo vệ hệ sinh thái khỏi các hoạt động lừa đảo và tấn công phishing. Sui Guardians, được phát triển và duy trì bởi Suiet, cung cấp các nguồn tài nguyên bảo mật quan trọng cho các nhà phát triển và người dùng Sui.
- Amazon AWS đã tích hợp hỗ trợ cho Sui Network trên mã nguồn mở Node Runners, tạo điều kiện cho các nhà phát triển dễ dàng triển khai các Node trên Sui. Sui Foundation cũng tham gia vào Chương trình Web3 Activate của AWS, cung cấp các công cụ, tài nguyên, nội dung và tín dụng cho các nhà phát triển. Nhờ tích hợp này, các nhà phát triển trên Sui có thể dễ dàng thiết lập và triển khai các Full node của Sui trong môi trường AWS, hưởng lợi từ hạ tầng đám mây mạnh mẽ của AWS với tính khả dụng cao, khả năng mở rộng và độ tin cậy.
- Sui Foundation vẫn tiếp tục triển khai chương trình Request for Proposals (RFP) để đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong hệ sinh thái Sui, hỗ trợ các dự án phù hợp với các mục tiêu chiến lược.
Có thể thấy rằng Sui Network đang có những bước tiến thật sự mạnh mẽ để gầy dựng một hệ sinh thái vững mạnh trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên khi nhìn về hệ sinh thái của Sui Network thì chúng ta cũng có môt số những quan ngại nhất định như:
- TVL của hệ sinh thái Sui Network đã có dấu hiệu giảm mạnh trong thời gian qua từ $751M về $342M do lợi nhuận từ Incentives cũng dang dần cạn kiệt. Sự tăng trưởng của TVL thời gian gần đây chủ yếu đến từ việc giá SUI đã tăng mạnh trong thời gian qua.
- Số lượng các DApp, Protocol về DeFi cũng không có dấu hiệu tăng trưởng quá nhiều vẫn là những dự án quen thuộc.
- Các mảnh ghép về hệ sinh thái Sui thì vẫn rất cơ bản với Lending & Borrowing, AMM, Liquid Staking, Yield Aggregator,... mà chưa thật sự có những dự án với những mô hình đột phá.
- Các mảnh ghép về NFT, GameFi,... cũng không nhận được sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng.
Có lẽ chúng ta sẽ cần thêm thời gian để chứng kiến những xu hướng mới bùng nổ trên Sui Network.
Aptos Tăng Tốc Mở Rộng Hệ Sinh Thái
Để nhìn vào hệ sinh thái Aptos chúng ta hãy nhìn lại những thông tin tích cực về hệ sinh thái trong 3 tháng vừa qua. Vào tháng 4 trên Aptos có một số những thông tin nổi bật bao gồm:
- Aptos Ascend: Tại hội nghị DeFi Days, Aptos Labs công bố Aptos Ascend - một dịch vụ mới dành cho các tổ chức tài chính, hợp tác với Microsoft, SK Telecom, Brevan Howard và BCG. Aptos Ascend kết nối các dịch vụ tài chính truyền thống với các tiến bộ kỹ thuật trên Aptos.
- Nền tảng phát triển: Shinami mang bộ sản phẩm đầy đủ của mình lên Aptos, cung cấp công cụ cho các nhà phát triển xây dựng dApps. Shinami cùng Aptos Foundation ra mắt chương trình tín dụng gas để nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Aptos Wallet Standard: Nightly Wallet và Aptos Labs giới thiệu tiêu chuẩn ví mới cho phép tích hợp ví vào dApps mà không cần thay đổi mã nguồn.
- Aptos Learn: Nền tảng học tập Aptos Learn có giao diện mới và các hướng dẫn mới dành cho các nhà phát triển Move và Solana muốn xây dựng trên Aptos.
- Hợp tác với MON Protocol: Aptos Foundation hợp tác với MON Protocol để phát triển hệ sinh thái game On-chain, hỗ trợ các nhà phát triển game trên Aptos.
- Hợp tác với Toymak3r: Aptos Labs hợp tác với Toymak3r để phát triển các sản phẩm sưu tầm kết hợp giữa kỹ thuật số và vật lý, bắt đầu với tour kỷ niệm 25 năm của deadmau5.
📜 Recapping a record-breaking weekend for Aptos, driven by the cute felines @taposcat:
— Aptos (@Aptos) June 1, 2024
→ ~325M transactions over 4 days
→ Sustained 2,000+ TPS for >24 hours, peaking at ~5,000 TPS
→ Gas costs averaged 0.000001 APT
Here's the story of the "tickles" heard around the world 🧵 https://t.co/nFEmKepOxN
Vào tháng 5 trên Aptos có một số những thông tin nổi bật bao gồm:
- Aptos Experience: Sự kiện "Aptos Experience" sẽ diễn ra tại Seoul vào ngày 5-6 tháng 9 năm 2024. Đây là hội nghị đầu tiên của Aptos với sự tham gia của nhiều diễn giả nổi tiếng như Arthur Hayes, Jacquelyn Melinek, Meltem Demirors, Santiago R. Santos, và đại diện từ các công ty lớn như NBCUniversal, Google Cloud, và SK Telecom.
- Kỷ lục giao dịch: Aptos đã lập kỷ lục mới trong ngành Blockchain với 325 triệu giao dịch trong vòng 4 ngày, nhờ vào trò chơi clicker mang tên Tapos. Tốc độ giao dịch của Aptos đã duy trì ở mức trên 2.000 TPS trong hơn 24 giờ, và đạt đỉnh ở mức khoảng 5.000 TPS.
- Cải tiến kỹ thuật: Aptos Labs đã cải tiến hiệu suất và độ trễ của mạng, giúp Aptos trở thành blockchain đầu tiên đạt được độ trễ dưới một giây cho tất cả các loại giao dịch.
Về hợp tác chiến lược, trong tháng 6 Aptos cũng hợp tác với nhiều đội ngũ bao gồm:
- Aptos đã tích hợp với Chainlink, mang đến các công cụ dữ liệu và giao thức tương tác chuỗi chéo.
- Elliptic đã cung cấp giải pháp tuân thủ tiền điện tử cho toàn bộ hệ sinh thái Aptos.
- TruFin ra mắt sản phẩm TruStake trên Aptos, mang lại DeFi cấp độ tổ chức cho mạng lưới này.
- Hashkey Cloud hợp tác với Aptos Foundation để phát triển hạ tầng và ứng dụng phi tập trung (dApp).
- Cripco và Aptos Labs đã hợp tác để cung cấp nền tảng WARP3, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận, sở hữu và kiếm tiền từ tài sản trí tuệ.
5 deep-dive tracks. 3 level-up bounties. Dozens of events. A $500K prize pool.
— Aptos (@Aptos) July 2, 2024
Introducing #CodeCollision, Aptos Foundation's first-ever online global hackathon.
Collide ideas. Spark solutions.
Register now: https://t.co/oWwYg3yxRr pic.twitter.com/8gkymq3OUz
Vào tháng 6 trên Aptos có một số những thông tin nổi bật bao gồm:
- Hackathon Code Collision: Aptos Foundation đã công bố cuộc thi hackathon trực tuyến toàn cầu đầu tiên với giải thưởng trị giá 500.000 USD. Sự kiện này bao gồm 5 đường đua chuyên sâu và ba cuộc thi CodeJam tại Seoul và New York.
- Hệ sinh thái và Giao dịch Kỷ lục: Aptos đã chào đón gần 10 triệu người dùng mới vào năm 2024. Đặc biệt, vào ngày 25 tháng 5, họ đã đạt đến 160 triệu giao dịch trong một ngày, là số lượng giao dịch hàng ngày cao nhất trên blockchain Lớp 1.
- Hợp tác với NBCUniversal: Aptos Labs và NBCUniversal đã ký kết quan hệ đối tác lâu dài, nhằm mang lại trải nghiệm người hâm mộ Web3 và các chương trình khách hàng thân thiết dựa trên blockchain.
- Đề xuất Aave V3 trên Aptos: Aptos Foundation đã đưa ra đề xuất triển khai Aave V3 trên Aptos Mainnet, đánh dấu mạng không phải EVM đầu tiên được Aave hỗ trợ.
- Tiến bộ kỹ thuật: Aptos Labs đã công bố Shoal++, một hệ thống DAG BFT thế hệ tiếp theo, đạt được độ trễ dưới một giây với thông lượng 100k TPS trên mạng thử nghiệm. Đồng thời, Aptos Connect, một ví tự lưu trữ, đã được ra mắt, cung cấp trải nghiệm Web3 an toàn và không cần chìa khóa.
Nhìn vào 3 tháng gần nhất trên Aptos thì chúng ta thấy nổi bật lên trên hết đó chính là sự hợp tác giữa Aptos và các đối tác trong, ngoài trành và đi kèm với đó chính là nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đầu tiên về các mối quan hệ hợp tác thì thấy rõ mục tiêu của Aptos trong các mối quan hệ đối tác liên quan đến việc tăng cường tình phi tập trung & bảo mật cho mạng lưới thông qua các đối tác ở Web2.
Về cơ sở hạ tầng, Aptos trong tháng 5 đã có một sự nâng cấp mạng lưới giúp cho Aptos đã trở thành blockchain đầu tiên đạt được độ trễ end-to-end dưới một giây cho tất cả các loại giao dịch. Điều này có nghĩa là các giao dịch trên mạng Aptos được xác nhận gần như ngay lập tức, cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho mạng lưới trở nên hiệu quả hơn. Để đạt được hiệu suất này, đội ngũ phát triển của Aptos đã thực hiện nâng cấp các mục như:
- Mempool: Được tối ưu hóa để đảm bảo việc truyền tải giao dịch nhanh chóng từ các nút mạng đến bộ xác nhận.
- Đồng thuận BFT nhanh chóng: Aptos sử dụng phiên bản AptosBFT v4, giảm độ trễ đồng thuận từ 5 xuống còn 3 bước, giúp đạt được độ trễ lý thuyết tối thiểu.
- Khả năng xử lý song song và quản lý tài nguyên: Được cải tiến để duy trì hiệu suất cao ngay cả khi có tải trọng lớn, với throughput lên đến 30,000 TPS (giao dịch mỗi giây).
- Đồng bộ trạng thái qua streaming: Tính năng này giúp giảm thiểu độ trễ mà người dùng cảm nhận được bằng cách truyền tải kết quả giao dịch nhanh chóng.
1\10
— Alexander Spiegelman (@SashaSpiegelman) June 12, 2024
Happy to share Shoal++, our Next Generation DAG BFT system.
TL;DR: Shoal++ supercharges Shoal to achieve near-optimal theoretical latency while preserving the high throughput and robustness of state-of-the-art DAG BFT protocols.
Check out the post or keep reading the 🧵…
Điểm đặc biệt tiếp theo chính là Shoal++. Shoal++ là một hệ thống DAG BFT (Directed Acyclic Graph Byzantine Fault Tolerance) thế hệ tiếp theo, được phát triển nhằm cải thiện độ trễ và hiệu suất của các giao thức DAG BFT hiện có. Shoal++ mang đến một loạt các cải tiến, giúp nó trở thành một trong những giải pháp cho việc xử lý giao dịch nhanh chóng và hiệu quả trên các mạng lưới phi tập trung.
Một số những đặc điểm nổi bật của Shoal++ bao gồm:
- Độ trễ tối ưu: Shoal++ giúp đạt được độ trễ lý thuyết gần như tối ưu, ngay cả khi hệ thống đang xử lý lượng giao dịch lớn. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh các ứng dụng phi tập trung yêu cầu thời gian xử lý nhanh chóng.
- Hiệu suất cao: Shoal++ được thiết kế để duy trì hiệu suất cao ngay cả khi hệ thống phải đối mặt với các điều kiện khắc nghiệt như số lượng giao dịch lớn hoặc các vấn đề về độ trễ mạng.
- Cải tiến so với các giao thức khác: Shoal++ đã được so sánh với các giao thức DAG BFT tiên tiến khác như Bullshark và Mysticeti. Kết quả cho thấy Shoal++ vượt trội hơn, giảm đáng kể độ trễ trong các tình huống không có lỗi và đạt được độ trễ dưới một giây ngay cả khi xử lý 100.000 giao dịch mỗi giây.
Bên cạnh việc nâng cấp mạng lưới thì Aptos cũng đang thúc đẩy nhiều hoạt động khác nhau để giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng các DApp, Protocol trên hệ sinh thái của mình như Aptos Lear, Mon Protocol,... Đặc biệt đã có một chương trình Hackathon Global đầu tiên của Aptos là Hackathon Code Collision với tổng giải thưởng lên tới $500.000.
Có thể nói rằng so với Sui thì Aptos cũng đang rất bận rộn trong việc xây dựng phần nền móng, cơ sở hạ tầng vững chắc để tạo bệ phóng cho hệ sinh thái Aptos trong tương lai gần.
Tương tự với Sui về hệ sinh thái thì các mảnh ghép trên Aptos còn tương đối cơ bản và chưa có nhiều các mảnh ghép, dự án nổi bật, điểm khác biệt chỉ ở chỗ là TVL của Aptos thua khá xa Sui Network do không có chương trình về Incentives. Nhưng chính vì không sử dụng Incentives nên dòng tiền trong Aptos khá lành mạnh và không bị hao hụt khi thị trường giảm mạnh trong thời gian qua.
Điểm khác biệt nữa là mảnh ghép NFT trên Aptos có phần hoạt động tích cực hơn so với Sui Network. Tuy nhiên, làn sóng NFT trên Aptos thường có xu hướng nóng lạnh phụ thuộc vào giá cả của Aptos nên vẫn chưa thể nói mảnh ghép NFT trên Aptos thật sự lớn mạnh và có văn hóa như trên Ethereum hay Solana.
Tổng Kết
Thông qua bài viết cập nhật Layer 1 chúng ta thấy rằng các Blockchain nền tảng ngày nay đã hoạt động tích cực và có định hướng hơn rất nhiều so với giai đoạn 2020 - 2021.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024