EigenLayer là gì? EigenLayer là nền tảng ReStaking, mở khóa thanh khoản cho các tài sản ETH ở dưới dạng LP hoặc LST (mã thông báo đặt cược thanh khoản) và tạo thêm thu nhập cho người nắm giữ tài sản đó. Vậy EigenLayer là gì? Nó có gì đặc biệt và hoạt động như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Tổng Quan Về EigenLayer
EigenLayer là gì?
EigenLayer là nền tảng đầu tiên giới thiệu về Restaking, cho phép tái sử dụng ETH trên lớp đồng thuận. Người dùng đặt cược ETH nguyên bản hoặc bằng mã thông báo đặt cược thanh khoản (LST) có thể chọn tham gia hợp đồng thông minh EigenLayer để đặt lại ETH hoặc LST để mở rộng bảo mật cho kinh tế tiền điện tử và các ứng dụng bổ sung trên mạng để kiếm thêm phần thưởng.
Người nắm giữ các tài sản như stETH, rETH, cETH, LP-ETH, LP-stETH,... có thể Stake và ủy quyền cho các Validator để kiếm thêm thu nhập. Nhưng cần phải chọn lựa Validator uy tín. Bởi vì nếu các Validator mà bạn ủy quyền tài sản có hành vị sai trái sẽ bị nền tảng phạt. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản của bạn sẽ bị mất một phần tùy vào mức độ nghiêm trọng.
Cũng vì thế mà người dùng khi Stake tài sản vào EigenLayer sẽ không nhận lại một Token đại diện cho tài sản của họ trên nền tảng. Tức là khi bạn gửi 100 stETH vào nền tảng thì sẽ không nhận về một loại tài sản nào khác đại diện cho vị thế.
Các AVS (actively validated services), chính là dịch vụ xác thực ở đây là Validators được gắn trên lớp EigenLayer để tấn công thì cần phải chiếm khoảng 50% cổ phần trong tổng tài sản Stake trên nền tảng. Còn với các giao thức Staking khác hay mạng lưới Ethereum, để tấn công một AVS thì chỉ cần chiếm khoảng 50% cổ phần của 1 AVS. Ngoài ra, Restaking ra đời mang lại mức lợi nhuận cao làm tăng như cầu Stake ETH khiến mạng lưới Ethereum được bảo mật và phí tập trung hơn.
Mặt khác các Validator trên mạng lưới Ethereum có thể tự cài đặt để xác thực cho mạng lưới EigenLayer. Và các Validator trên EigenLayer có thể vận hành, xác thực cùng lúc cho nhiều giao thức, nền tảng xây dựng trên EigenLayer.
Các trường hợp ứng dụng cho EigenLayer:
- Hyperscale Data Availability Layer (Hyperscale AVS): Có thể xây dựng lớp của dữ liệu siêu quy mô (DA) cung cấp tỷ lệ DA cao và chi phí thấp bằng cách sử dụng việc đặt lại EigenLayer và một số ý tưởng tiên tiến trong DA được phát triển trong cộng đồng Ethereum, bao gồm cả Danksharding.
- Decentralized Sequencers (Lightweight / hyperscale AVS): Nhiều Rollup yêu cầu trình sắp xếp phi tập trung để quản lý MEV của riêng chúng và khả năng chống kiểm duyệt. Các trình sắp xếp thứ tự này có thể được xây dựng trên EigenLayer với một số lượng tối đa những người đặt cược ETH, có thể có một số lượng tối thiểu những người sắp xếp thứ tự phi tập trung duy nhất thực hiện dịch vụ cho nhiều lần tổng hợp.
- Light-Node Bridges (Lightweight AVS): Có thể dễ dàng xây dựng các light-node bridge tới Ethereum bằng cách sử dụng EigenLayer. Ví dụ: Rainbow Bridge giữa NEAR và Ethereum dựa trên mô hình Optimistic nhưng có độ trễ cao do chi phí gas xác minh cao.
- Fast-Mode Bridges For Rollups (Lightweight AVS): Đối với các bản tổng hợp ZK, do chi phí xác minh bằng chứng trên Ethereum vẫn còn cao, các trình tự tổng hợp ghi vào Ethereum không thường xuyên, ảnh hưởng đến khả năng kết hợp và trì hoãn đảm bảo xác nhận. Có thể cho một nhóm tối thiểu các nhà khai thác trên EigenLayer với một lượng lớn ETH được đặt lại để tham gia xác minh bằng chứng ZK ngoại tuyến và xác nhận rằng bằng chứng chính xác trên chuỗi.
- Oracles (Lightweight AVS): Đã có đề xuất lưu trữ nguồn cấp giá vào Ethereum hoặc sử dụng đại biểu số Token Uniswap để cung cấp nguồn cấp giá. Kiểu Oracle như vậy có thể được xây dựng thông qua Eigenlayer.
- Opt-in Event-Driven Activation (Lightweight AVS): Các kích hoạt theo sự kiện như thanh lý và chuyển khoản thế chấp hiện không khả dụng trên Ethereum. Mặc dù chúng có thể được xây dựng trên một lớp riêng biệt nhưng các Node không quản lý được không gian khối, không thể đảm bảo chắc chắn về việc bao gồm các hành động hướng sự kiện.
- Opt-In MEV Management: Lấy một ví dụ đơn giản, MEV có thể được xây dựng trên EigenLayer bởi một nhóm người phục hồi quyết định chia đều MEV giữa các thành viên của mình. Bất kỳ người phục hồi nào đi chệch khỏi hành vi làm mịn MEV là quy định đều có thể bị chém.
- Settlement Chains with Ultra-Low Latency: Ethereum có độ trễ cao để có được kết quả cuối cùng (tối đa 12 phút). EigenLayer cho phép tạo các chuỗi bên được đặt lại trong đó những người đặt lại ETH có thể tham gia vào các giao thức đồng thuận mới, một số trong đó có độ trễ rất thấp và thông lượng rất cao.
- Single-Slot Finality (Lightweight AVS): Có thể tưởng tượng các nút ký vào tính hữu hạn của một khối thông qua cơ chế chọn tham gia trên EigenLayer. Ý tưởng cốt lõi sẽ là các nút đã đặt lại bây giờ có thể chứng thực rằng chúng sẽ không xây dựng trên một chuỗi không bao gồm khối đã được chứng thực, do đó tạo ra một lộ trình cuối cùng tiềm năng.
Với các giao thức hay nền tảng cần bảo mật cao, họ có thể yêu cầu các Validator chỉ được Stake bằng ETH mới có thể tham gia xác thực. Và họ có thể thuê 1 hoặc 1 nhóm Validator tùy ý hay phù hợp với như cầu. Và các giao thức có thể phát hành mã thông báo, các mã thông báo này có thể sử dụng để Staking trong các AVS vận hành chính giao thức đó. Và phí dịch vụ do những bên sử dụng AVS trả, sẽ được phân phối cho các những người đặc cược và những người xác thưc.
EigenLayer có thành lập DAO nhằm quản trị nền tảng và quản lý các Validator. Vì DAO sẽ là xương sống quyết định mọi hoạt động liên quan đến giao thức nên ban đầu hội đồng quản trị DAO ban đầu sẽ bao gồm các thành viên của Team EigenLayer và những người có tiếng nói trên Ethereum.
Sự khác biệt của EigenLayer
- Mở khóa thanh khoản, tạo thêm tính ứng dụng cho các tài sản LST, LP của ETH giúp tăng thu nhập cho người nắm giữ.
- Tăng thu nhập cho các Validator Node trên Ethereum hoặc cho phép các Validator chạy cho nhiều giao thức, nền tảng để nâng cao thu nhập.
- Tăng cường bảo mật cho các giao thức, nền tảng khác và đặc biệt giúp Ethereum được bảo mật hơn với tăng nhu cầu Staking để kiếm lợi nhuận cho người nắm giữ ETH.
Cơ chế hoạt động
Các phương thức Restaking trên EigenLayer:
- Native Restaking: Người xác thực có thể đặt lại số ETH đã đặt cược của họ một cách tự nhiên bằng cách chỉ thông tin xác thực rút tiền của họ cho các hợp đồng EigenLayer. Điều này tương đương với xếp chồng năng suất L1 EigenLayer.
- LST Restaking: Người xác thực có thể đặt lại bằng cách đặt cược LST của họ, ETH đã được đặt lại thông qua các giao thức như Lido và Rocket Pool, bằng cách chuyển LST của họ vào hợp đồng thông minh EigenLayer. Điều này tương đương với xếp chồng năng suất DeFi Eigen.
- ETH LP Restaking: Trình xác nhận đặt mã thông báo LP của một cặp bao gồm ETH. Điều này tương đương với xếp chồng lợi nhuận DeFi.
- LST LP Restaking: Người xác thực đặt cược mã thông báo LP của một cặp bao gồm mã thông báo ETH đặt cược thanh khoản, chẳng hạn như mã thông báo stETH-ETH LP của Curve, do đó sử dụng lộ trình xếp chồng lợi nhuận L1.
Lộ Trình Phát Triển
Update...
Core Team
- Năm 1993, Chris tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Michigan State University, sau đó ông tiếp tục tốt nghiệp Thạc sĩ Quản rị kinh doanh tại NYU Stern School of Business.
- Công việc đầu tiên của Chris là Analyst tại Intel, một tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Làm việc tại Intel được 4 năm thì ông chuyển sang làm Investment Banking Associate tại SoundView Technology Group.
- Năm 2003, Chris khởi nghiệp với UniFone, nhà điều hành mạng di động ảo được hỗ trợ bởi liên doanh đầu tiên, sử dụng WiFi trong nhà và di động khi đi xa.
- Năm 2008, Chris là Chief Executive Officer tại GetJar Inc, cửa hàng ứng dụng di động độc lập lớn nhất. Bắt đầu với vị trí Phó Giám đốc Sản phẩm vào năm 2008, sau đó được thăng chức lên COO vào năm 2010 và Giám đốc điều hành vào năm 2012.
- Năm 2014, Chris làm Director tain Amazon, dẫn dắt các nhóm hơn 100 kỹ sư, giám đốc sản phẩm, nhà thiết kế và nhà tiếp thị cho ba dịch vụ AWS. Đồng thời tạo Merch bởi Amazon và thành lập nhóm Twitch tập trung vào các nhà phát triển trò chơi.
- Năm 2020, Chris là SVP Product tại Domino Data Lab.
- Hiện tại, Chris là Chief Operating Officer tại EigenLayer, công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ bảo mật kinh tế tiền điện tử dưới dạng dịch vụ tổng hợp, cầu nối và các ứng dụng chuỗi khối khác.
- Năm 2009, Calvin tốt nghiệp Cử nhân ngành Triết học và Kinh tế tại Cornell University.
- Năm 2009, Calvin là Analyst của Houlihan Lokey, từng thực hiện các thương vụ M&A công nghệ với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD, bao gồm các thương vụ mua lại của Arrow Electronics, Microchip và Flextronics.
- Năm 2014, Calvin tham gia sáng lập Outpour, đã tạo một ứng dụng iOS cho phép người dùng viết ẩn danh những thông điệp đánh giá cao về bạn bè của họ. Ra mắt với vùng phủ sóng WIRED vào ngày 14 tháng 12.
- Năm 2018, Ông trở thành Strategy Lead tại Compound Labs, tạo thị trường tiền thuật toán cho tài sản tiền điện tử Ethereum. Được hỗ trợ bởi A16Z, Bain, Polychain, Paradigm, Dragonfly và Coinbase.
- Hiện tại ông là Chief Strategy Officer tại EigenLayer và là Investor của Divergence Ventures.
- Sid Sanyal đã làm tại vị trí Architect cho các công ty như SAP Labs, Ericsson Australia, HBOS Australia, Barclays Bank Plc, Zurich Financial Services Australia, ANZ Bank.
- Năm 2015, Sid Sanyal vào làm việc tại Amazon Web Services (AWS), ở đây ông đã trải qua các vị trí như Senior Technical Program Manager, Principal Technical Program Manager, Engineering Manager.
- Năm 2020, ông là Group Technical Program Manager - Privacy & Data Infrastructure tại Facebook.
- Năm 2021, ông làm Engineering Manager & Product Lead (Web3 Infra) tại Protocol Labs.
- Hiện tại, Sid Sanyal là Vice President of Engineering tại EigenLayer.
- Năm 2005, Liz tốt nghiệp Cử nhân ngành Tâm lý học tại Sonoma State University.
- Năm 2020, Liz trở thành Recruiting Consultant tại Robinhood.
- Năm 2021, Liz làm Group Recruiting Manager, Technical Recruiting tại LegalZoom. Quản lý tuyển dụng qua kỹ thuật, dữ liệu, hỗ trợ CNTT và Sản phẩm, thiết kế xây dựng và giám sát điều phối tuyển dụng trong khoảng 6 tháng.
- Năm 2022, Liz làm Senior Recruiting Manager tại Domino Data Lab, quản lý tuyển dụng cho sản phẩm và thiết kế.
- Hiện tại, Liz đang làm Recruiting Director tại EigenLayer, cô bắt đầu làm cho dự án vào tháng 03 năm 2023.
Investors
- 22/08/2022: Vòng Seed huy động thành công $14.5M được dẫn đầu bởi Polychain Capital, Ethereal Ventures và sự tham gia của các quỹ khác như Figment Capital, Robot Ventures, dao5, P2P Validator.
- 28/03/2023: Vòng Series A huy động thành công $50M được dẫn đầu bởi Blockchain Capital và có sự góp mặt của các quỹ Coinbase Ventures, Polychain Capital, Electric Capital, Hack VC.
- 22/02/2024: A16Z đầu tư $100M vào EigenLayer với mức định giá $3B.
Tokenomics
Token Allocation
- Stakedrops: 15%
- Future community initiatives: 15%
- R&D and ecosystem development: 15%
- Investors: 29.5%
- Early Contributors: 25.5%
Token Use Case
Các trường hợp sử dụng chính của token EIGEN bao gồm:
- Cơ Chế Xử Lý Lỗi Intersubjective: EIGEN giúp xử lý các lỗi intersubjective bằng cách cho phép người dùng chọn phiên bản của token mà họ cho là hợp lệ thông qua quá trình "intersubjective forking", diễn ra hoàn toàn trong EigenLayer trên blockchain của Ethereum.
- Staking Cho Dịch Vụ AVS: Người dùng có thể đặt cược EIGEN để bảo mật các AVS, như sắp xếp giao dịch, dịch vụ dự đoán, dịch vụ lưu trữ và nhiều hơn nữa, tạo điều kiện cho việc thực hiện các cam kết đáng tin cậy hơn.
- Phát Triển và Ứng Dụng Mới: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của giao thức EigenLayer, cũng như hỗ trợ tài chính cho các dự án và sáng kiến cộng đồng thông qua chương trình cấp vốn và hỗ trợ.
Sàn Giao Dịch
Update...
Kênh Thông Tin Của EigenLayer
- Website: https://www.eigenlayer.xyz/
- Twitter: https://twitter.com/eigenlayer
- Discord: https://discord.gg/eigenlayer
Tổng Kết
EigenLayer là dự án đầu tiên giới thiệu khái niệm Restaking, sự mới mẻ này giúp mở khóa các tài sản LSD và LP của ETH. Ngoài ra còn giúp tăng bảo mật cho Etrhereum các giao thức được xây dựng trên nền tảng. Đây sẽ là một mô hình và giải pháp hay giúp thị trường DeFi ngày càng phát triển, bùn nổ trong tương lai.
Như vậy mình đã làm rõ EigenLayer là gì? Tổng quan về tiền điện tử EigenLayer. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024