Defichain là gì? Defichain là một nền tảng blockchain được tạo ra nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính phi tập trung cho người dùng như là Lending & Borrowing và Staking tối ưu hoá lợi nhuận.
Để hiểu hơn về Defichain, mọi người có thể đọc một số bài viết dưới đây:
Defichain Là Gì?
Tổng quan về Defichain
Defichain là một nền tảng blockchain được tạo ra nhằm cung cấp dịch vụ tài chính trong không gian phi tập trung cho người dùng như là vay và cho vay cũng như thế chấp tài sản để tối ưu lợi nhuận. Tương tư như các các dự án khác Defichain không nắm giữ tài sản của người dùng hay hoàn toàn bị kiểm soát bởi tổ chức nào.
Ngoài ra DeFiChain còn hoạt động dựa trên sự kết hợp của cả hai cơ chế đồng thuận Proof of Work (POW) và Proof of Stake (POS) đồng thời tận dụng tính bảo mật và sự dụng Non-Turing Complete giúp các giao dịch của người dùng diễn ra nhanh chóng với phí gas thấp, giảm nguy cơ xảy ra lỗi của hợp đồng thông minh.
Cơ chế hoạt động của Defichain
Cơ chế hoạt động của Defichain được bao gồm các sản phẩm như sau:
- Decentralized Assets (Tài sản phi tập trung): là một sản phẩm quan trọng của blockchain DeFiChain được gọi dưới tên dTokens. Khác với các sản phẩm và cổ phiếu khác dTokens không được bất kỳ công ty hay dự án nào liên kết phát hành mà chỉ tồn tại trên nền tảng Defichain nhằm cung cấp đổi 1:1 thông qua hình thức cho vay để ra dTokens. Điều kiện để tạo ra dTokens người dùng cần thế chấp tài sản của họ và khoá lại ( hành động này được gọi là mint stablecoin ), khi đó đã nhận được dTokens cho phép người dùng sử dụng để giao dịch kiếm lợi nhuận thông qua giao thức trên Defichain.
- Decentralized Exchange: là nơi cho phép người dùng có thể giao dịch hoán đổi những tài sản Coin/Token thông qua các cặp giao dịch, sản phẩm này đảm bảo người dùng luôn có quyền kiểm soát tài sản một cách tốt nhất và không cần phụ thuộc vào bên thứ ba nào để hỗ trợ giao dịch của người dùng. Ngoài ra trên Decentralized Exchange còn có tính năng cung cấp thanh khoản với Liquidity Mining và Staking cho phép người dùng kiếm lợi nhuận với phần thưởng là token chính của hệ DFI.
- Defichain Wallet: là sản phẩm ví của DeFiChain với giao diện thân thiện dễ dùng cùng các tính năng cơ bản về độ bảo mật cho phép người dùng dễ dàng quản lý tài sản và tham gia vào các hoạt động giao dịch hoán đổi hay cung cấp thanh khoản với Liquidity Mining & Staking trên Decentralized Exchange. Hiện tại, DeFiChain Wallet đã có sẵn phiên bản tải xuống trên những thiết bị iOS, Android và Desktop.
- Masternodes: là nơi cho phép người dùng tham gia vào giao thức đồng thuận và nhận phần thưởng đặt cược trên Defichain. Đặc biệt các node có vai trò trong việc phân bổ phần thưởng và phí giao dịch cũng như cho trao quyền đề xuất quản trị cho các người tham gia node trong mạng lưới DeFichain.
- DefiScan: là một website hiển thị những dữ liệu về mạng lưới DeFiChain như thông tin giao dịch, block, địa chỉ ví, hợp đồng thông minh và dữ liệu on-chain tương tự như Etherscan,BSCscan...
Sự khác biệt của Defichain
- Defichain sử dụng tính bảo mật và quyền riêng tư cao của Bitcoin nhưng thêm vào các tính năng mới để hỗ trợ người dùng có thể giao dịch một cách nhanh hơn và toàn quyền nắm giữ quản lý tài sản của họ.
- Defichain sử dụng kết hợp giữa Proof of Work (POW) và Proof of Stake (POS) là hai cơ chế đồng thuận quen thuộc trong không gian DeFi trở thành một cơ chế riêng biệt cùng các tính năng giải pháp cho người dùng như là khả năng khởi tạo dApp, ,mở rộng quy mô - tăng cường tính bảo mật - tốc độ xử lý giao dịch tốt hơn, Quản trị phi tập trung và hỗ trợ nhiều token khác nhau.
- Masternodes là một phần quan trọng của DeFiChain giúp duy trì và hoạt động mạng lưới. Người dùng có thể tham gia vào node và có thể kiếm lợi nhuận cùng với biểu quyết ý kiến quản trị cho team dự án
Lộ trình phát triển Defichain
Update ...
Investors
Update ...
Core Team
- Julian Hosp: Hiện là nhà sáng lập đồng thời là CEO của DeFiChain và Cake DeFi. Ông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực blockchain tại các công ty như TenX, I-Unlimited.
- U-Zyn Chua: Hiện là nhà sáng lập đồng thời là CTO của DeFiChain và Cake DeFi. Ông đã có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là nhà lập trình blockchain tại các công ty như TenX, Zynesis, Sparrow Exchange
Tokenomics
Thông tin về token của Defichain
- Token Name: DeFiChain
- Ticker: DFI
- Blockchain: BNB Chain, Ethereum
- Contract:
- BNB Chain: 0x361c60b7c2828fcab80988d00d1d542c83387b50
- Ethereum: 0x8fc8f8269ebca376d046ce292dc7eac40c8d358a
- Token Type: Utility
- Total Supply: 1,200,000,000 DFI
Defichain Token Allocation
- Foundation: 36.6%
- Masternodes: 21%
- Burned DFI: 20.8%
- Other addresses: 13.4%
- Liquidity Pool: 5.65%
- Community fund: 1.74%
- DFI token: 0.704%
- ERC-20 Collateral: 0.106%
Token Release
Update ...
Token Use Case
- Dùng làm phí giao dịch cho các hoạt động Defi
- Làm phần thưởng cho những dùng tham gia vào giao thức Lending & Borrowing và Staking
- Dùng làm tài sản thế chấp để vay hoặc mint những tài sản crypto trên DeFiChain.
- Khoá DFI để tham gia quản trị Defichain Dao
- Trong thời gian khóa DFI, người dùng được hưởng một phần phí từ giao thức.
Sàn Giao Dịch
Người dùng có thể mua token DFI thông qua các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung như: Kucoin, Gate, Uniswap
Kênh Thông Tin Dự Án
- Twitter: https://twitter.com/defichain
- Telegram: https://t.me/defiblockchain
- Youtube: https://www.youtube.com/DeFiChain
- Reddit: https://www.reddit.com/r/defiblockchain/
- Github: https://github.com/DeFiCh/ain
Tổng kết
Thị trường Defi từ khi ra mắt được phát triển vô cùng mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Tuy nhiên, tồn tại song song với những ưu điểm của DeFi chúng ta có thể thấy một số hạn chế liên quan đến phí, khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch. Vì vậy Defichain là giải pháp khắc phục cho những điều đó.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Defichain để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình, cùng để lại bình luận góp ý cho mình trong các bài viết tiếp theo nhé!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024