DePIN là một keyword được nhắc đến rất nhiều bởi cộng đồng đầu tư crypto trong năm 2024, với câu chuyện về những dự án cơ sở hạ tầng có thể vươn tới hàng chục tỷ đô vốn hóa, hay những mạng lưới tham vọng phủ sóng của mạng không dây trên toàn cầu, cạnh tranh sòng phẳng với những ông lớn trong thị trường truyền thống.
Vậy DePIN liệu có thực sự mang trong mình tiềm năng khổng lồ đến như vậy hay không? Mọi người hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tổng Quan Về Ngành DePIN Hiện Nay
DePIN là những dự án cơ sở hạ tầng, tận dụng khả năng của blockchain và nền kinh tế crypto để thu hút những cá nhân đơn lẻ dư thừa tài nguyên dưới dạng vật lý hoặc các tài nguyên kỹ thuật số khác, có thể đóng góp những tài nguyên này vào một mạng lưới cơ sở hạ tầng chung một cách minh bạch, phi tập trung và dễ dàng kiểm soát.
DePIN có tệp người dùng tiềm năng vừa đa dạng lại vừa đông đảo. DePIN không phải chỉ là một ngành đơn lẻ, mà tập hợp của nhiều lĩnh vực thành phần, nhưng tựu chung đều hướng về cấu trúc phân tán trong việc quản lý một khối tài nguyên cơ sở hạ tầng mà tính sở hữu của nó thuộc về tập thể.
Để một dự án DePIN được vận hành, có thể diễn tả các bên liên quan và quy trình hoạt động một cách cơ bản như sau:
- Loại tài nguyên được cung cấp: Các tài nguyên cụ thể như sức mạnh máy tính hoặc khả năng lưu trữ dữ liệu sẽ là mục tiêu mà các dự án DePIN muốn thu thập, tích góp.
- Phần cứng: Các thiết bị cần thiết được sử dụng bởi những người tham gia vào mạng lưới, phục vụ cho việc tạo ra và cung cấp tài nguyên kể trên. Có thể đơn giản như là CPU, GPU hoặc các thiết bị đặc biệt khác.
- Cơ chế trả thưởng: Thường chỉ có hai dạng là token trả thưởng hoặc chia sẻ doanh thu, hoặc cả hai. Bên cạnh cơ chế trả thưởng thì cũng có cơ chế hình phạt để ngăn chặn sự phá hoại mạng lưới.
- Những người đóng góp vào mạng lưới: Các dự án DePIN có thể nhắm vào những người đóng góp cá nhân, hoặc các tổ chức, thu hút tài nguyên từ họ cũng như trả thưởng đầy đủ để mạng lưới được duy trì.
- Khách hàng của dự án: Là những người dùng cuối, những đơn vị đối tác của các dự án DePIN, trả tiền để có thể tận dụng các tài nguyên mà mạng lưới của dự án sẵn sàng cung cấp.
Một dự án DePIN cần xác định được đủ những yếu tố trên. Việc ban đầu là thu hút người tham gia mạng lưới, tất nhiên là bằng những lời hứa về token và doanh thu, sau đó là kết nối với các khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, dự án buộc khách hàng phải sở hữu hay stake một lượng native token, điều này có nghĩa là nhu cầu token sẽ tăng theo khách hàng của dự án. Từ đó, các dự án DePIN sẽ có thể xác định một Flywheel tăng trưởng như sau.
Lưu ý rằng, một Flywheel sẽ phát huy trong điều kiện thị trường thực sự tốt. Trong trường hợp này, nếu bất cứ bánh răng nào trong chu trình 4 bước phát triển được mô tả trên gặp trục trặc, ví dụ như sự sụt giảm nhu cầu tài nguyên từ các khách hàng, sẽ gây ra suy thoái của toàn bộ mô hình.
Về cách phân loại, có thể phân làm hai nhóm chính bao gồm các dự án sử dụng nguồn tài nguyên vật lý (Physical Resource Network) và các dự án sử dụng nguồn tài nguyên kỹ thuật số (Digital Resource Network). Mặt khác, cũng có thể phân loại DePIN theo các nhóm ngành thành phần. Trên thị trường hiện nay, các lĩnh vực thành phần trong mảng DePIN có thể được phân biệt như sau:
- Decentralized Compute Networks: Là các dự án có thể cung cấp sức mạnh máy tính dưới dạng GPU, CPU và bộ nhớ máy tính, giúp khách hàng có thể tận dụng nguồn tài nguyên này để giải quyết các tác vụ mang nặng khả năng tính toán. Các tác vụ đòi hỏi sức mạnh máy tính có thể kể đến như xử lý video và đồ họa, training machine learning hay nặng hơn là training AI.
- Decentralized Wireless Networks: Là các dự án thu hút tài nguyên mạng từ những người cung cấp nhỏ lẻ, sau đó phân phối tài nguyên cho khách hàng của mình. Các dịch vụ mạng đang được cung cấp chủ yếu bao gồm 5G, WiFi, LoRaWAN và Bluetooth.
- Decentralized Storage Systems: Là các dự án được vận hành trên các mạng lưới phi tập trung, mà những người tham gia sẽ đóng vai trò là cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu. Khả năng lưu trữ dữ liệu của mạng lưới sẽ được đáp ứng cho các vấn đề như lưu trữ dữ liệu blockchain, website hosting hay nhu cầu về lưu trữ dữ liệu cá nhân.
- Decentralized sensor networks: Đây là một mạng lưới được cấu thành từ nhiều thiết bị vật lý, thu thập thông tin từ sự biến đổi của môi trường, sự chuyển động của các luồng giao thông trong một khu vực nhất định và đưa thông tin về một trung tâm xử lý duy nhất và từ đó có thể hình thành nên các sản phẩm như bản đồ, các dự báo về mặt thời tiết, về giao thông trong khu vực đó.
Với những lĩnh vực được trình bày ở trên, dễ thấy nhiều dự án thuộc loại DePIN đã từng xuất hiện rất lâu, tuy nhiên gây được tiếng vang lớn đối với cộng đồng đầu tư, ít nhất là so với thế hệ DePIN hiện tại.
Vậy thì liệu rằng với những sự khác biệt, ngành DePIN hiện nay có thể trở thành xu hướng và thu hút được dòng tiền hay không? Theo quan điểm của mình thì hoàn toàn có thể, nhưng không phải đối với tất cả các lĩnh vực thành phần của DePIN hau đối với tất cả dự án. Ví dụ, các dự án Wireless Network hay Sensor Network có thể sẽ ít được quan tâm hơn hẳn do những trở ngại về nhiều mặt.
Decentralized Compute Networks
Do nhu cầu thực tế về sức mạnh tính toán của máy tính, Decentralized Compute Networks có thể được đánh giá là nhóm ngành phát triển mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực DePIN. Yếu tố quan trọng nhất đối với các nền tảng này là họ được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu cụ thể như thế nào. Với các tác vụ có thể kể đến như:
- Render hình ảnh, video đồ họa cao của các sản phẩm nghệ thuật, điện ảnh, gaming.
- Xây dựng các sản phẩm AR/VR.
- Mô phỏng giải phẫu trong y học.
- Huấn luyện machine learning cho các trình duyệt mạng, mạng xã hội.
- Huấn luyện cho AI của các công ty công nghệ.
Render Network (RNDR)
Trường hợp tiêu biểu nhất cho một dự án thuộc nhóm này là Render Network. Render Network là một nền tảng cho phép người dùng (trên góc độ là bên cung cấp tài nguyên) chia sẻ sức mạnh GPU nhàn rỗi trong máy tính của mình để những khách hàng của Render (cũng là người dùng, trên góc độ là bên thuê tài nguyên) có thể tận dụng nó để phục vụ mục đích ở cấp độ cá nhân hoặc tổ chức.
Người dùng của Render Network bao gồm hai bên là User Requested Jobs (hay Creators) là những người yêu cầu tài nguyên, và User Processing Jobs (hay Node Operators) là những người cung cấp tài nguyên. Render Network hoạt động dựa trên quy trình có thể được đơn giản hóa thành các bước lần lượt như sau:
- Bước 1: Creators gửi sản phẩm cần render và gửi yêu cầu tới Render Network.
- Bước 2: Creators chuẩn bị sẵn $RNDR để gửi vào smartcontract do Render. Network cung cấp sau khi nhận báo giá từ Render Network.
- Bước 3: Render Network sẽ tìm kiếm nguồn GPU phù hợp.
- Bước 4: Sau khi công việc hoàn thành, Creators sẽ đánh giá kết quả render của Node Operators dựa trên nhu cầu ban đầu?
- Bước 5: Creators nhận về sản phẩm cuối và Node Operators nhận về $RNDR.
Render Network không phải một dự án mới, đây là sản phẩm được đứng sau bởi công ty OTOY, inc. với Founder kiêm CEO là Jules Urbach. Render Network được bắt đầu xây dựng kể từ 2017 và cho đến năm 2020 thì chính thức mainnet, đây cũng là lúc mà nhà đầu tư Private của dự án nhận được token sau 3 năm chờ đợi.
Bull run 2021 đã không khiến các nhà đầu tư thất vọng khi đưa vốn hóa của $RNDR từ $13M lên đến mức cao kỷ lục là $1.34B, tương ứng mức độ tăng trưởng xấp xỉ 10000%. Tại thời điểm bài viết được thực hiện, vốn hóa của RNDR đã đạt con số $5.9B, có thể coi là đồng coin DePIN có Market Cap cao nhất.
Akash Network (AKT)
Trường hợp thứ hai có thể kế đến là Akash Network, đây là một nền tảng Layer 1 App-chains, một Decentralized Compute Network cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, bằng cách tạo ra Akash Compute Marketplace, nơi kết nối người yêu cầu dịch vụ (Tenant) và người bán tài nguyên (Cloud Providers) với nhau.
Tại đây Akash Compute Marketplace, Tenant dựa trên giá ask và cấu hình GPU để lựa chọn cho mình dịch vụ phù hợp, mức giá được tính theo giờ, đơn vị thanh toán được tính bằng $AKT hay $USDC tùy chỉnh.
Nếu như không tìm ra được một phương án thích hợp, Tenant có thể deploy một yêu cầu dịch vụ bao gồm các tiêu chuẩn thông số về GPU, CPU, Memory,... để chờ Provider nào đó tiếp nhận.
Akash cũng là một dự án lead nhóm Decentralized Compute Network và gây được nhiều ấn tượng khi có một nhịp tăng trưởng mạnh kể từ Q4 2023. Tại lúc đó, trung bình chỉ có khoảng 300-400 hợp đồng thuê mượn mỗi ngày, con số dần tăng lên đến đến hơn 2000 Active Lease vào tháng 2/2024, sau đó lại tiếp tục tăng đến hơn 5000 Active Lease vào tháng 4/2024.
Tuy rằng đây không phải một dự án mới, Akash mainnet từ 2020, nhưng hiệu quả trên phương diện business và phương diện đầu tư của Akash đều có sự ấn tượng nhất định. Vốn hóa của $AKT đang nằm ở ngưỡng $2.2B tại thời điểm viết bài, tại mức vốn hóa này thì $AKT cũng đã ghi nhận mức tăng gần 30 lần kể từ mức đáy vào tháng 11 năm 2022.
Các dự án nổi bật khác
Nhóm các dự án Decentralized Compute Networks còn có sự góp mặt của một số dự án nổi khác bật như:
- Io.net (IO): Io.net là một dự án được xây dựng trên Solana, phát triển theo hướng cung cấp tài nguyên GPU, nhắm đến đối tượng khách hàng là những công ty phát triển AI & Machine Learning. Dự án đã gọi vốn $30M tại Series A từ các quỹ lớn như Hack VC và Multicoin Capital.
- Golem Network (GLM): Mainnet từ năm 2018, Golem Network cũng là hàng cây đa cây đề trong concept phi tập trung hóa việc cho thuê dịch vụ điện toán đám mây thông qua blockchain.
- Flux Cloud - FluxNodes (FLUX): Flux Ecosystem là một hệ sinh thái các module khác nhau, tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho những khách hàng ở cấp độ tổ chức khác. FluxNodes là một sản phẩm của Flux mà có thể được coi là một Decentralized Compute Networks.
- Cudos (CUDOS): Được thành lập từ năm 2017, Cudos cung cấp dữ liệu điện toán đám mây, kết nối những người sở hữu dư thừa tài nguyên GPU, CPU có thể cung cấp cho các khách hàng của Cudos.
Decentralized Storage Systems
Arweave (AR)
Có thể đánh giá Arweave là dự án lead của mảng Decentralized Storage Systems. Đây là một dự án cơ sở hạ tầng uy tín và được Solana Foundation lựa chọn làm đơn vị lưu trữ dữ liệu của blockchain Solana.
Arweave cung cấp hai giải pháp đặc biệt:
- Permanent File Storage: Khả năng lưu trữ bất kỳ loại tệp nào lên Arweave Network (tài liệu, mp3, pdf, phim, nghệ thuật kỹ thuật số và nhiều hơn nữa).
- Permaweb: Khả năng lưu trữ vĩnh viễn các trang web và ứng dụng, để có thể tiếp tục hoạt động như thiết kế ban đầu và có thể lập chỉ mục dữ liệu, trích xuất dữ liệu v.v một cách vĩnh viễn.
Người dùng muốn lưu trữ dữ liệu phải mua token AR để trả tiền cho việc lưu trữ dữ liệu phân tán, mặt còn lại là những người cung cấp dịch vụ lưu trữ phải chấp nhận được trả thưởng bằng token AR. Tuy nhiên phần thưởng không được phân phối trực tiếp theo từng deal mà Arweave sẽ gộp tất cả doanh thu lại và phân phối đều đặn theo thời gian cho những người cung cấp tài nguyên theo trọng số.
Mức độ active onchain của Arweave đã lập đỉnh cao mới vào tháng 3/2024 và đã có sự điều chỉnh. Xu hướng này cho thấy mức độ nhu cầu thực tế đối với việc sử dụng các sản phẩm trên Arweave đã tăng lên rất nhiều so với giai đoạn 2021-2022.
Vốn hóa của token AR được ghi nhận tại mức $2.7B vào tháng 5/2024 và cung lưu hành gần như 100%. AR cũng đã x hơn 10 lần kể từ tháng 10/2023. Trên những dấu hiệu về hiệu quả của nền tảng, cũng như hiệu suất đầu tư cao thì mình đánh giá Arweave vẫn sẽ tiếp tục lead mảng Decentralized Storage Systems trong thời gian tiếp theo.
Filecoin (FIL)
Dự án xuất hiện đầu tiên trong nhóm này được xác định là Filecoin. Filecoin là một Blockchain được xây dựng bởi Protocol Labs. Các node trong mạng lưới, hay còn được gọi là các nhà cung cấp có vai trò cung cấp bộ nhớ tại ổ cứng để lưu trữ dữ liệu từ khách hàng của Filecoin. Đồng coin FIL của Filecoin là đơn vị thanh toán cho mọi hoạt động trên mạng này.
Mặc dù có thâm niên trong lĩnh vực lưu trữ phi tập trung, Filecoin không tạo được nhiều dấu ấn trong quá trình phát triển và ghi nhận xu hướng giảm của hầu hết các chỉ số của nền tảng.
Hiệu quả của Filecoin là không có ấn tượng, doanh thu không tăng trưởng và xu hướng rời bỏ nền tảng của các Miner đã diễn ra trong hai năm nay. Xét về hiệu suất đầu tư thì FIL cũng không hấp dẫn vì có tổng cung không giới hạn. Vốn hóa của FIL đã quay trở về gần mức đỉnh trong chu kỳ tăng trước nhưng giá của token thì không, điều này cho thấy một cách rõ ràng hiệu suất đầu tư vào FIL là khá kém.
Các dự án nổi bật khác
Nhóm các dự án Decentralized Compute Networks còn có sự góp mặt của một số dự án nổi khác bật như:
- Siacoin (SC): Sia là nền tảng cung cấp các dịch vụ lưu trữ đám mây, được thành lập bởi các nhà phát triển là David Vorick và Luke Champine vào năm 2013. Sia cũng được xây dựng dưới dạng một Blockchain. Cách mà Sia kết nối bên cung cấp với khách hàng là sử dụng các “file contract”, công cụ giúp thiết lập các thông số máy móc, chi phí, hiệu quả, v.v giữa người cho thuê và người thuê máy chủ lưu trữ.
- BitTorrent (BTT): BitTorrent ban đầu được Brad Cohen và David Harrison xây dựng vào năm. Tron Foundation, đứng sau bởi ông chủ Justin Sun, đã mua lại BitTorrent Foundation vào năm 2018 và biến nó thành một sản phẩm Crypto. Các nhà cung cấp tài nguyên trên BitTorrent có thể cung cấp băng thông để nhận nội dung hoặc dung lượng để lưu trữ tập tin sao lưu từ xa, phần thưởng cho việc tham gia mạng lưới này là BTT.
- Storj (STORJ): Storj ban đầu được xây dựng với ý tưởng là một giải pháp về lưu trữ dữ liệu trên Bitcoin, sau đó đã chuyển hướng build trên Ethereum vào năm 2017. Cũng giống như concept của các nền tảng trên, STORJ được sử dụng để trả thưởng cho những người tham gia cung cấp tài nguyên lưu trữ trên mạng lưới.
Decentralized Wireless Networks
Helium (HNT)
Helium là dự án thành công nhất trong việc thực hiện hóa tầm nhìn xây dựng một mạng lưới các thiết bị phát sóng mạng không dây Helium. Các sản phẩm chính của Helium bao gồm:
- Helium IoT Network: Helium bắt đầu với ý tưởng là một mạng lưới các node LoRaWan giúp kết nối các thiết bị IoT (Internet of Things). Để tham gia vào mạng lưới, người dùng cần sở hữu Helium Hotspot. Helium Hotspot là thiết bị phần cứng giúp cho người sở hữu có thể phát mạng và đồng thời thu thập được token IOT của người sử dụng mạng.
- Helium 5G: Để tham gia vào mạng lưới Helium 5G, người dùng cần sở hữu FreedomFi Gateway, một thiết bị đóng vai trò như một node trong mạng, phát sóng và giúp thu về token MOBILE của những người sử dụng mạng.
Mạng lưới của Helium được phân bổ trên toàn thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các khu vực như Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á với tổng cộng 382.6K IOT active hotspot và 16.4K MOBILE active hospot.
Số lượng các node được gia tăng thêm đáng kể bắt đầu từ tháng 12/2023 với khoảng hơn 5000 thiết bị mới active mỗi ngày. Tại thời điểm bài viết được thực hiện, HNT ghi nhận mức vốn hóa $1B, vẫn thấp so với những dự án DePIN khác nhưng là lead trong nhóm các dự án Wireless Network.
Wifi Map (WIFI)
Wifi vốn là một ứng dụng truyền thống đã có hơn 150 triệu điểm phát sóng trên thế giới. Sau khi gọi vốn từ DWR Labs, Wifi Map nhúng tay vào thị trường crypto với cơ chế cho phép người dùng khai thác token $WIFI bằng cách phát mạng free. Về cơ bản, ai có wifi đều có thể đăng ký để trở thành node của Wifi Map, phát mạng miễn phí cho người dùng của Wifi Map và nhận về token $WIFI.
Người dùng cũng có thể khai thác $WIFI bằng cách mua gói data eSIM của họ. eSIM đơn giản là một gói dữ liệu giúp người dùng có thể truy cập Internet, nhưng điểm đặc biệt là 15% giá trị gói cước sẽ được hoàn lại dưới dạng $WIFI.
Người dùng có thể sử dụng $WIFI vào các dịch vụ khác của Wifi Map, khi sử dụng chúng đồng nghĩa với việc số lượng token đó bị burn đi. Hoặc không thì người dùng cũng có thể đem lên CEX để bán.
Tựu chung lại thì $WIFI có một động lực tăng trưởng ở cơ chế giảm thiểu tổng cung, nhưng nó không đồng nghĩa với giảm phát vì ở thời điểm hiện tại WIFI mới chỉ unlock 30% tổng cung. Với cơ chế không có quá nhiều tiện ích đối với token native, WIFI đang dừng lại ở mức vốn hóa khoảng $80M - $100M.
Các dự án nổi bật khác
Nhóm các dự án Decentralized Wireless Networks còn có sự góp mặt của một số dự án nổi khác bật như:
- Karrier One (KONE): Đây là một dự án DePIN thế hệ mới. Karrier One là một mạng 5G cộng đồng, Karrier One incentive tới người cung cấp mạng bằng token KONE (chưa ra mắt).
- XNET (XNET): XNET cũng là một dự án DeWi thế hệ mới. XNET là một đơn vị có concept tương tự với Helium khi cung cấp các phần cứng có thương hiệu riêng để giúp phát mạng 4G/5G và incentive tới người dùng bằng XNET.
Decentralized Sensor Networks
Hivemapper (HONEY)
Hivemapper là một dự án có tham vọng xây dựng một nền tảng mô phỏng bản đồ trên quy mô toàn cầu. Thoạt nghe đã thấy chiếc áo này là quá rộng đối với một dự án Crypto, tuy nhiên chúng ta hãy cùng xem xét những vấn đề cốt lõi cũng nhưng hiệu quả thực tế của Hivemapper.
Hivemapper cho phép người dùng thu thập dữ liệu dưới dạng hình ảnh về đường phố tại khu vực của họ, từ đó thu thập dữ liệu về đường phố và cung cấp tới Hivemapper. Sau đó, một nhóm thành phần sẽ làm việc với công cụ AI bản đồ của Hivemapper để phân tích hình ảnh và biến những dữ liệu này thành thông tin có giá trị mà khách hàng của Hivemapper yêu cầu.
Hiện tại thì Hivemapper đang được người dùng tại các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc sử dụng và cung cấp dữ liệu nhiều nhất. Dự án ghi nhận dữ liệu đến từ hơn 1.920 khu vực trên toàn thế giới, hơn 112 triệu km đường và lập bản đồ cho hơn 7,2 triệu km đường bởi khoảng 38.500 người đóng góp.
Hướng đi này có đôi chút giống với Google Street View - phiên bản phi tập trung. Hivemapper sẽ incentive tới những người cung cấp dữ liệu bằng token HONEY. Điều quan trọng là dự án đã thực sự thu hút được người dùng và mức độ tăng trưởng là tương đối đáng kể.
Giá của HONEY đã ghi nhận mức tăng trưởng cao khoảng 20 lần trong hơn 1 tháng từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023, đạt mức vốn hóa kỷ lục khoảng $1.6B. Q1 2024 là thời gian unlock lượng lớn HONEY dẫn đến việc HONEY chia 4 lần nhưng vốn hóa vẫn giữ được tại mức $800M.
Mình đánh giá Hivemapper ở mức đáng quan tâm vì đây là dự án làm được việc thật, tuy nhiên nhìn vào chart thì có thể thấy rằng đầu tư vào HONEY sẽ rất khó để timing vì token tăng giá rất nhanh, không điều chỉnh và sau đó suy thoái hoặc sideway cực kỳ lâu.
Các dự án nổi bật khác
- Silencio: Silencio là một dự án cung cấp các giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ mức âm thanh xung quanh (dBA) và kiếm phần thưởng khi làm như vậy. Vấn đề của Silencio là sử dụng các dữ liệu như vậy để làm gì? Trước mắt thì họ hướng tới việc cung cấp thông tin cho các chính phủ, nhà quy hoạch thành phố,... để họ có thể đưa ra các quyết định ở cấp độ chính trị cho việc giải quyết ô nhiễm tiếng ồn. Mình cho rằng ý tưởng này không có vẻ như sẽ tạo ra nhiều giá trị thực tế cho việc đầu tư cho lắm.
- Natix: Concept của Natix tương tự với Hivemapper, đó là một nền tảng xây dựng bản đồ của các khu vực ngoài thế giới thực bằng dữ liệu từ cộng đồng. Natix và Hivemapper đều có ý tưởng có khả năng nhận diện cao khi vẽ một mô hình với keyword về AI. Natix sử dụng dữ liệu dưới dạng hình ảnh, được cung cấp bởi bất cứ ai có điện thoại, hình ảnh sau đó được xử lý bởi AI để cho ra kết quả cuối cùng về bản đồ khu vực.
Đánh Giá Cá Nhân Về Xu Hướng DePIN
Động Lực Phát Triển Của DePIN
Thuật ngữ DePIN được đề xuất bởi founder của Messari và chỉ mới được phổ cập dần tới cộng đồng kể từ đầu năm 2023. Khi tổng hợp các dự án DePIN, mình thấy rằng đa số các dự án cơ sở hạ tầng DePIN đều được xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên tới giai đoạn Q4 2023 trở đi thì narrative DePIN mới thực sự được để ý tới nhiều. Điều này cho thấy DePIN không phải một cái gì đó mới mẻ.
Thứ nhất, động lực phát triển của DePIN đến từ các dự án DePIN thế hệ mới. Đây là những dự án mang trong mình concept của các dự án từ mùa trước, đó là thu hút tài nguyên cộng đồng từ việc incentive và kiếm doanh thu thông qua hình thức bán dịch vụ. Nhưng điểm mới của các dự án thế hệ mới là đi liền với các keyword như AI, Machine Learning, 5G,... đều là những câu chuyện công nghệ mang tính thời đại. Đặc biệt là AI, vì như chúng ta đã biết, một trong những câu chuyện công nghệ lớn nhất thế kỷ XXI là Artificial Intelligence (AI). Để đào luyện ra được một sản phẩm AI chất lượng cao đòi hỏi sự đầu tư lớn vào phần cứng hoặc phải thuê ngoài để đảm bảo được nhu cầu tài nguyên.
Thứ hai, các dự án DePIN không đòi hỏi cao về chi phí dịch vụ. Không phải chỉ có DePIN mới giải quyết được vấn đề về dịch vụ cơ sở hạ tầng. Dịch vụ truyền thống về việc cung cấp sức mạnh máy tính hay không gian lưu trữ đều được phát triển bởi các công ty truyền thống (hay các công ty web2). Điểm mà DePIN dựa vào để cạnh tranh với các dịch vụ truyền thống tương tự là offer một mức giá rẻ hơn.
Lấy ví dụ về việc so sánh giá cả dịch vụ của Akash Network so với AWS, Google Cloud hay Microsoft Zure, mọi người có thể thấy sự chênh lệch về mặt chi phí là như thế nào. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính giúp DePIN thực sự có đất diễn trong thị trường dịch vụ cơ sở hạ tầng.
Thứ ba, động lực từ dòng tiền từ các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư đóng vai trò lèo lái xu hướng trên thị trường. Việc một xu hướng từ lâu đã tồn tại bỗng nhiên quay trở lại với mức độ phủ sóng cao, những câu chuyện về công nghệ được đẩy mạnh chính là động thái của các VCs đang đầu tư vào các dự án mới của mảng này. Dưới đây là một vài quỹ đầu tư điển hình đang ape vào DePIN:
Với những động lực phát triển nội tại như trên, mình đánh giá rằng DePIN hoàn toàn có thể trở thành một trong những xu hướng lớn nhất trong năm 2024. Về vốn hóa thị trường thì vẫn còn khá khiêm tốn khi có nhiều dự án mới có FDV loanh quanh khoảng $1B.
Tuy nhiên, ngành DePIN cũng có những cản trở nhất định mà các dự án cần vượt qua để thực sự có một uptrend bùng nổ.
Những Điểm Khó Khăn Của DePIN
Những ý tưởng thiếu tính ứng dụng thực tế sẽ không tạo ra doanh thu và khiến token incentive của dự án vô giá trị, đồng nghĩa với việc không có một cá nhân nào muốn cung cấp tài nguyên cho dự án đó.
Một số dự án có hạn chế về việc phân phối phần cứng tới người dùng. Ví dụ như các dự án làm về Wireless Network hay Sensor Network, nếu như họ sản xuất các phần cứng có thương hiệu riêng thì việc phân phối các sản phẩm này ra toàn cầu là việc cực kỳ khó khăn.
Các dự án về Decentralized Telecom có thể gặp phải vấn đề về việc tuân thủ luật pháp địa phương về viễn thông, an ninh mạng, …v.v. Đây có thể là lý do chính dẫn đến tình trạng không phải khu vực nào trên bản đồ thế giới của Helium cũng có các chấm xanh.
Ngoài ra, các dự án có tính chất cộng hưởng mạng lưới như Wireless Network hay Sensor Network cần sự tập trung (theo ý hiểu concentrated) về mặt người dùng trong một khu vực nhất định. Tưởng tượng như cả một tỉnh tại Việt Nam chỉ có một vài node phát mạng thì người vận hành node sẽ chẳng nhận được bao nhiêu token, mà những người dùng mạng đó cũng chỉ có thể kết nội tại một số lượng rất hữu hạn địa điểm. Do đó nên độ dày đặc của các node trong một khu vực sẽ là yếu tố quan trọng cho sự sống của một dự án kiểu này.
Trên đây chỉ là một vài những khó khăn trước mắt. Ngành DePIN hoàn toàn có thể gặp phải những trở ngại phức tạp hơn khi mà nhiều mô hình DePIN đầy táo bạo vẫn đang mọc lên với một tốc độ rất nhanh trong điều kiện thị trường uptrend.
Tổng Kết
Trên đây là bài viết nhận định tổng quan về xu hướng DePIN. Dẫu không phải một lĩnh vực mới nhưng lại được đẩy mạnh bởi nhiều động lực phát triển rõ ràng. Các dự án nổi bật trong ngành cũng đã thể hiện được khả năng tăng trưởng ấn tượng trong sóng tăng Q4/2023 - Q1/2024. Vì vậy nên DePIN sẽ là một mảng hấp dẫn đối với danh mục đầu tư của mọi người trong năm 2024.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024