GenLayer là gì? GenLayer là nền tảng Blockchain tích hợp AI, cho phép thực thi các Intelligent Contract với khả năng tương tác dữ liệu thời gian thực và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. GenLayer với những lợi thế cạnh tranh độc đáo đang nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng. Hãy cùng chúng tôi khám phá điều gì làm cho GenLayer trở nên đặc biệt trong bài viết này.
Tổng Quan Về GenLayer
GenLayer là gì?
GenLayer là một Blockchain nền tảng được hỗ trợ bởi AI. GenLayer nổi bật với việc sử dụng nhiều Validator, mỗi Validator kết nối với một Large Language Model (LLM) khác nhau. Các Validator này phối hợp và xác minh công việc của nhau thông qua một thuật toán đồng thuận độc đáo gọi là "Optimistic Democracy." Phương pháp này cho phép GenLayer xử lý các chỉ dẫn không xác định một cách hiệu quả, chẳng hạn như xử lý các văn bản hoặc truy xuất dữ liệu từ web, giúp nền tảng trở nên linh hoạt và thích ứng cao.
Một sô những đặc điểm khác biệt của GenLayer bao gồm:
- Hợp đồng thông minh (Intelligent Contract) của GenLayer có khả năng tương tác trực tiếp với dữ liệu thời gian thực từ Web, tạo ra sự phản hồi nhanh chóng và đáng tin cậy hơn so với các hợp đồng thông minh truyền thống phụ thuộc vào Oracles.
- GenLayer tích hợp AI để xử lý ngôn ngữ tự nhiên và ra quyết định dựa trên dữ liệu, mang đến những hợp đồng thông minh hơn và có khả năng xử lý thông tin theo thời gian thực.
- GenLayer sử dụng Python, một ngôn ngữ lập trình quen thuộc, giúp đơn giản hóa quá trình phát triển hợp đồng thông minh.
- Mô hình đồng thuận "Optimistic Democracy" giúp xử lý các giao dịch không xác định một cách hiệu quả và an toàn, đảm bảo quá trình xác minh giao dịch diễn ra một cách chính xác và công bằng.
Intelligent Contract là gì?
Intelligent Contract đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái của GenLayer, mang lại những khả năng mới và cải tiến so với các hợp đồng thông minh truyền thống. Intelligent Contract là các hợp đồng thông minh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép chúng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tương tác với dữ liệu thời gian thực từ web. Khác với các hợp đồng thông minh truyền thống, vốn chỉ thực thi các hành động đã được định sẵn trên Blockchain, Intelligent Contract có khả năng động hơn, cho phép chúng tương tác với dữ liệu bên ngoài và thích ứng với các điều kiện thay đổi.
Một số đặc điểm nổi bật của Intelligent Contract bao gồm:
- Sử dụng các Large Language Models (LLMs), Intelligent Contract có thể đọc, hiểu và đưa ra quyết định dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, không chỉ giới hạn ở các lệnh mã hóa cụ thể.
- Không cần thông qua các dịch vụ bên ngoài như Oracles, Intelligent Contract có thể trực tiếp truy cập và sử dụng dữ liệu từ web, giúp chúng phản ứng linh hoạt với thông tin mới nhất.
- Với khả năng xử lý thông tin theo thời gian thực, Intelligent Contract có thể tự động điều chỉnh các hành động của mình dựa trên các phân tích dữ liệu, nâng cao khả năng ứng dụng trong các tình huống đòi hỏi phản ứng nhanh chóng và linh hoạt.
Cơ chế đồng thuận Optimistic Democracy là gì?
Optimistic Democracy là một cơ chế đồng thuận được GenLayer sử dụng để xử lý các giao dịch không xác định trên nền tảng Blockchain của mình. Cơ chế này cho phép các Validator trong mạng lưới kiểm tra và xác thực kết quả giao dịch thông qua một quy trình dựa trên nguyên tắc tương đương (Equivalence Principle). Dưới đây là các đặc điểm chính của mô hình Optimistic Democracy:
- Lựa chọn ngẫu nhiên: Khi một giao dịch được gửi đến mạng GenLayer, một nhóm Validator được chọn ngẫu nhiên để xác thực giao dịch đó. Điều này đảm bảo tính công bằng và giảm thiểu nguy cơ tấn công từ bên ngoài.
- Đề xuất và đánh giá kết quả: Một Validator được chọn làm người dẫn đầu (leader) sẽ thực thi giao dịch và đề xuất kết quả. Các Validator còn lại trong nhóm sẽ đánh giá kết quả này dựa trên nguyên tắc tương đương để đảm bảo tính chính xác và công bằng.
- Cơ chế kháng nghị: Nếu bất kỳ Validator nào không đồng ý với kết quả ban đầu, họ có thể kháng nghị trong một khoảng thời gian gọi là Finality Window. Quy trình này bao gồm việc đặt cọc để tiến hành kháng nghị và yêu cầu một nhóm Validator mới đánh giá lại giao dịch.
- Đánh giá lại và quyết định cuối cùng: Trong trường hợp có kháng nghị, một nhóm Validator mới sẽ thực hiện đánh giá lại giao dịch và đưa ra kết quả cuối cùng. Nếu kháng nghị được chấp nhận, người kháng nghị sẽ được thưởng, trong khi kháng nghị sai sẽ mất cọc.
- Tính cuối cùng: Một giao dịch chỉ được coi là hoàn tất khi tất cả các kháng nghị đã được giải quyết, đảm bảo tính chính xác và an toàn cho các giao dịch trên mạng.
Optimistic Democracy giúp GenLayer xử lý các giao dịch không xác định một cách linh hoạt và hiệu quả, cho phép mạng lưới hoạt động ổn định và đáng tin cậy ngay cả trong các trường hợp phức tạp liên quan đến dữ liệu thời gian thực và các chỉ dẫn không định trước.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của GenLayer bao gồm một số bước cơ bản bao gồm:
- Người dùng gửi giao dịch: Người dùng gửi một giao dịch đến mạng GenLayer.
- Đề xuất kết quả: Một Validator được chọn ngẫu nhiên để đóng vai trò là người dẫn đầu (Leader). Người dẫn đầu xử lý giao dịch và đề xuất kết quả.
- Xác nhận kết quả: Một nhóm Validator đánh giá kết quả do người dẫn đầu đề xuất, sử dụng nguyên tắc tương đương (Equivalence Principle) để đảm bảo kết quả chính xác và công bằng.
- Chấp nhận kết quả: Nếu đa số Validator đồng ý với đề xuất của người dẫn đầu, kết quả sẽ được chấp nhận tạm thời.
- Có thể kháng nghị: Nếu bất kỳ thành viên nào không đồng ý với xác nhận ban đầu, họ có thể kháng nghị trong một khoảng thời gian giới hạn gọi là Finality Window. Họ cần gửi yêu cầu và đặt cọc cho quá trình kháng nghị.
- Xác nhận bổ sung (nếu có kháng nghị): Nếu có kháng nghị, một nhóm Validator mới sẽ đánh giá lại giao dịch. Nhóm này sẽ bỏ phiếu xem liệu giao dịch có nên được đánh giá lại hay không. Nếu đồng ý, một người dẫn đầu mới được chọn để xem xét lại giao dịch và tất cả các Validator sẽ đánh giá kết quả mới này.
- Quyết định cuối cùng: Quy trình tiếp tục cho đến khi đạt được đồng thuận cuối cùng. Nếu kháng nghị hợp lệ, người kháng nghị sẽ được thưởng, trong khi những người kháng nghị không đúng sẽ mất cọc. Sau khi tất cả kháng nghị được giải quyết, kết quả sẽ trở nên cuối cùng.
Lộ Trình Phát Triển
Update ...
Core Team
Update ...
Investor
- Tháng 8/2024: Tại vòng Seed, GenLayer kêu gọi thành công $7.5M với sự dẫn đầu của NIV bên cạnh đó là sự tham gia MH Ventures, BlockBuilders, Samara Asset Group, DCF Capital Partners, MS2 Capital, Tykhe Block Ventures, Cogitent Ventures, Node Capital,...
Tokenomics
Update...
Sàn Giao Dịch
Update...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Website: https://www.genlayer.com/
- Twitter: https://x.com/GenLayer
Tổng Kết
GenLayer đang được nhắc đến như một giải pháp tiềm năng cho những hạn chế hiện tại trong lĩnh vực của mình. Sự thực thi thực tế của GenLayer sẽ cần thời gian để chứng minh, với những thử thách không thể dự đoán trước. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về GenLayer là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024