Proof of Stake là thuật toán đồng thuận được tương đối nhiều cá blockchain sử dụng ở thời điểm hiện tại khi Proof of Work dần lỗi thời, có thể nói nếu Miner là xương sống của PoW thì Validator cũng sẽ đóng vai trò tương tự trong mạng lưới PoS. Vậy Validator là gì? Cùng Hak Research đi tìm hiểu về vai trò của Validator trong PoS thông qua bài viết này.
Validator Là Gì?
Trong các blockchain Proof of Stake thì Validator là những người đảm nhận công việc xác minh và sắp xếp các giao dịch được lấy từ mempool vào block mới góp phần tạo ra một khối mới hoàn chỉnh rồi gắn nó vào mạng lưới blockchain qua đó kiếm lợi nhuận từ công việc này.
Để trở thành một Validator thì người cần phải stake một số lượng token nhất định được đặt ra theo yêu cầu của từng mạng lưới. Những ai không có đủ lượng token yêu cầu tối thiểu cũng có thể uỷ quyền cho các validator để nhận về các phần thưởng tương đương như việc làm một validator thực thụ.
Nếu một Validator làm trái các quy tắc gây mất an toàn cho hệ thống nói chung sẽ bị phạt bằng lượng token mà họ đã stake vào từ đó đảm bảo được tính bảo mật cho các blockchain.
Cơ Chế Hoạt Động Của Validator
Nếu nói sâu về mặt kỹ thuật thì cơ chế hoạt động của các Validator rất phức tạp và chỉ dành cho những người thực sự có chuyên môn, vì vậy chúng ta có thể hiểu cơ chế một cách đơn giản như sau:
- Nhận các giao dịch từ mempool: Các Validator sẽ lần lượt chọn các giao dịch từ mạng lưới được gửi vào mempool theo cơ chế giao dịch nào trả nhiều phí hơn sẽ được ưu tiên chọn trước.
- Xác thực giao dịch: Validator kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch bằng cách sử dụng các quy tắc và thuật toán được định nghĩa trong mã nguồn của blockchain.
- Đóng gói giao dịch và tạo khối: Nếu các giao dịch được xác minh thành công, Validator sẽ đóng gói chúng vào một khối mới và tạo chữ ký số cho khối đó.
- Gửi khối lên mạng: Validator gửi khối vừa tạo tới tất cả các Validator còn lại để đồng bộ và gắn thêm khối đó vào blockchain.
- Nhận phần thưởng: Validator sẽ nhận được phần thưởng từ tiền phí của giao dịch trong block vừa được tạo ra.
Sự Khác Biệt Của Validator Và Miner
Header | Tiêu Chí | Validator | Miner |
---|---|---|---|
1 | Yêu cầu phần cứng | Trung bình | Cao |
2 | Tiêu tốn năng lượng | Ít | Nhiều |
3 | Cần phải staking | Có | Không |
4 | Nguồn doanh thu | Phí giao dịch và phần thưởng lạm phát | Phí giao dịch và phần thưởng khối |
Để so sánh thì ta có thể thấy rằng các yêu cầu phần cứng cũng như năng lượng của Validator thấp hơn nhiều so với Miner tuy nhiên thì việc cần phải staking một lượng token vào xác thực giao dịch trên mạng lưới cũng là một việc khó tiếp cận với nhiều người.
Lợi Ích Khi Trở Thành Một Validator
Khi trở thành một Validator trong hệ thống blockchain, mọi người sẽ có những lợi ích sau đây:
- Phí xử lý: Trong một số hệ thống blockchain, Validator sẽ nhận được phí xử lý cho mỗi giao dịch mà họ xác thực. Đây là một cách để kiếm tiền cho việc giữ chìa khóa và tham gia vào việc xây dựng hệ thống.
- Tham gia cộng đồng: Một số hệ thống blockchain còn có cộng đồng Validator nơi các thành viên trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm và trợ giúp lẫn nhau trong việc giữ chìa khóa và xây dựng hệ thống.
- Kiến thức và kỹ năng: Trở thành một Validator yêu cầu bạn có kiến thức và kỹ năng về blockchain và an ninh mạng. Việc tham gia vào hệ thống sẽ giúp bạn phát triển và cải thiện các kỹ năng này.
- Quyền quản trị: Khi trở thành một Validator thì mọi người sẽ có quyền biểu quyết đối với các đề xuất của mạng lưới đó, việc này giúp các Validator nắm giữ được một phần quyền lực chi phối cộng đồng nhất định.
Rủi Ro Khi Trở Thành Một Validator
Có một số rủi ro khi trở thành một validator trong một mạng blockchain như sau:
- Giá token giảm: Rủi ro lớn nhất là việc giá của các token mang đi staking giảm và thời gian rút số token đó ra khỏi mạng lưới sẽ mất tới vài ngày, thậm chí là vài tuần khiến cho các Validator không thể thoát khỏi vị thế của mình.
- Rủi ro bảo mật: Các mạng lưới blockchain rất bảo mật nhờ có sự tham gia đồng thuận từ nhiều Validator khác nhau trên toàn thế giới tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hiếm hoi các blockchain bị tấn công gây thất thoát tài sản của những người tham gia.
- Vấn đề kỹ thuật: Một số vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra, đặc biệt là khi nâng cấp phiên bản mới, gây ra các sản phẩm phụ và tắc nghẽn.
- Pháp luật và quy định: Vì các quy định về tiền điện tử và blockchain còn đang trong quá trình phát triển, có thể có nguy cơ về vấn đề pháp lý liên quan đến việc trở thành một validator.
Validator Có Thể Tham Gia Mạng Lưới Nào?
Validator có thể tham gia đồng thuận trên các mạng lưới blockchain sử dụng thuật toán Proof of Stake (PoS) hoặc Proof of Authority (PoA).
Các mạng lưới blockchain phổ biến sử dụng PoS bao gồm Ethereum 2.0, Cardano, Polkadot, Solana, Avalanche và nhiều blockchain khác. Trong khi các mạng lưới blockchain sử dụng PoA như VeChain và POA Network cũng cho phép Validator đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực và đồng thuận các giao dịch.
Do đó Validator có thể tham gia đồng thuận và xác thực giao dịch trên rất nhiều mạng lưới blockchain khác nhau.
Tổng Kết
Trên đây là những gì mọi người cần biết để hiểu Validator là gì? Hak Research hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ tìm được các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình research của mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024
- Hướng Dẫn Tham Gia OKX Cryptopedia Babylon - August 20, 2024