Một cách kiếm lợi nhuận rất phổ biến trong thị trường DeFi mà ai cũng biết đó là Yield Farming hay cung cấp thanh khoản, tuy nhiên bất kỳ cơ hội lợi nhuận nào cũng tiềm ẩn những rủi ro và một trong những rủi ro mà ai cũng sẽ phải đối mặt đó chính là Impermanent Loss. Vậy Impermanent Loss là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể giảm thiểu hay khắc phục được tình trạng Impermanent Loss?
Impermanent Loss Là Gì?
Impermanent Loss (IL) hay tổn tất tạm thời là một dạng tổn thất khi mọi người tham gia Yield Farming hay cung cấp thanh khoản trên các nền tảng AMM DEX như Uniswap, Balancer, Trader Joe,... Tổn thất tạm thời xảy ra khi do giá của cặp token trong liquidity pool biến động dẫn đến số lượng token bị biến động và người cung cấp thanh khoản sẽ không nhận được mức lợi nhuận như khi nắm riêng lẻ 2 token đó.
Quay trở lại quá khứ thì phương pháp sử dụng sổ lệnh để giao dịch trong DeFi đã từng khá phổ biến, tuy nhiên nó lại gặp phải một vấn đề là phân mảnh thanh khoản dẫn đến mức độ trượt giá lớn cho người dùng giao dịch. Uniswap là nền tảng đầu tiên ra mắt một AMM cho phép ghép cặp 2 token vào trong một liquidity pool để mọi người có thể giao dịch thông qua nó, tuy giải quyết được tình trạng phân mảnh thanh khoản nhưng vấn đề về Impermanent Loss cũng bắt đầu phát sinh từ đây.
Sở dĩ người ta gọi là tổn thất tạm thời bởi vì nó chỉ xảy ra khi tỉ lệ token trong liquidity pool sau thời điểm cung cấp thanh khoản bị thay đổi, nếu tỉ lệ tài sản trong liquidity pool quay trở lại mức ban đầu thì Impermanent Loss sẽ không còn.
Vậy tại một câu hỏi đặt ra là tại sao bất chấp với việc phải đối mặt với tình trạng Impermanent Loss thì nhiều người vẫn tham gia cung cấp thanh khoản trên các AMM? Câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi này đó chính là lợi nhuận lớn sẽ tự bù đắp cho Impermanent Loss xảy ra khi nó thường đến từ 2 nguồn:
- Phí giao dịch: Khi người dùng giao dịch bằng các AMM thì họ sẽ phải trả một mức phí nhất định cho những người cung cấp thanh khoản.
- Incentive: Ngoài phí giao dịch ra thì các dự án có thể sử dụng token để làm phần thưởng và thu hút những người cung cấp thanh khoản.
Đối với phí giao dịch thì đa phần các nền tảng AMM phổ biến dược fork từ Uniswap V2 hiện nay đều đặt một mức mặc định là 0.3% dựa trên khối lượng giao dịch. Còn đối với Uniswap V3 hay các nền tảng có cơ chế thanh khoản tập trung (CLMM) thì người cung cấp thanh khoản có thể tuỳ chỉnh được mức phí từ 0.01% đến 1% dựa trên khối lượng giao dịch.
Trong khi phí giao dịch là một nguồn lợi nhuận khổng lồ và rất bền vững dành cho các nhà cung cấp thanh khoản thì nguồn lợi nhuận đến từ Incentive trong mô hình AMM lại kém bền vững hơn khi:
- Nếu một liquidity pool có lượng Incentive lớn thì sẽ có một lượng lớn người cung cấp thanh khoản đổ vào để farm. Khi có một lượng token được farm và bán quá nhiều sẽ làm giá token giảm mạnh từ đó Incentive không còn quá hấp dẫn.
- Nếu một liquidity pool có lượng Incentive quá ít sẽ không thu hút được nhiều nhà cung cấp khoản làm cho lượng thanh khoản không dồi dào.
Impermanent Loss Hoạt Động Như Thế Nào?
Để dễ hiểu hơn về cơ chế của Impermanent Loss thì chúng ta sẽ đi vào một ví dụ như sau: Peter cung cấp thanh khoản 1 ETH và 1000 USDC cho một liquidity pool đang có tỉ lệ là 50-50 và giá của 1 ETH = 1000 USDC thì tổng giá trị tài sản mà Peter đang nắm giữ là $2000.
Giả sử Peter đang cung cấp thanh khoản cho một pool có công thức phổ biến trên hầu hết các DEX hiện nay thì chúng ta sẽ có:
k = x * y = 1000 * 1 = 1000
Trong đó:
- k: Là hằng số không đổi.
- x: Thể hiện số lượng USDC (giá USDC luôn bằng $1).
- y: Thể hiện số lượng ETH.
Impermanent Loss trong trường hợp giá tăng
Một ai đó mua ETH từ pool của Peter với 100 USDC, theo công thức trên chúng ta sẽ có:
x' = x + 100 = 1100
y' = k / x' = 0.909
Sau khi giao dịch được hoàn tất thì số lượng tài sản mà Peter đang sỡ hữu trong liquidity pool là 1100 USDC và 0.909 ETH với giá của 1 ETH = 1210 USDC.
Giá trị tổng tài sản mà Peter được quy đổi thành đô la là:
0.909 * 1210 + 1100 = $2199.89
Vậy sẽ thế nào nếu Peter không cung cấp thanh khoản mà giữ nguyên số tài sản mà mình đang có, lúc này giá trị của chúng sẽ là:
1 * 1210 + 1000 = $2210
Impermanent Loss mà Peter sẽ phải gánh chịu nếu đóng vị thế trong trường hợp này là:
$2210 - $2199.89 = $10.11
Impermanent Loss trong trường hợp giá giảm
Một ai đó bán 0.1 ETH để đổi lấy USDC từ pool của Peter, theo công thức ban đầu ta sẽ có:
y' = y + 0.1 = 1.1
x' = k / y' = 909
Sau khi giao dịch được hoàn tất thì số lượng tài sản mà Peter đang sỡ hữu trong liquidity pool là 909 USDC và 1.1 ETH với giá của 1 ETH = 826.36 USDC.
Giá trị tổng tài sản mà Peter được quy đổi thành đô la lúc này là:
1.1 * 826.36 + 909 = $1818
Vậy sẽ thế nào nếu Peter không cung cấp thanh khoản mà giữ nguyên số tài sản mà mình đang có, lúc này giá trị của chúng sẽ là:
1 * 826.36 + 1000= $1826.36
Impermanent Loss mà Peter sẽ phải gánh chịu nếu đóng vị thế trong trường hợp này là:
$1826.36 - $1818 = $8.36
Cách tính lợi nhuận chính xác khi cung cấp thanh khoản
Tất nhiên là trong cả hai trường hợp trên chúng ta đã bỏ qua việc phí giao dịch mà Peter sẽ nhận được từ trader hoặc incentive (nếu có). Trong thực tế thì chúng thường xác định lãi hay lỗ của một vị thế cung cấp thanh khoản bằng công thức sau:
PnL = Fees + Rewards - Impermanent Loss
Trong đó:
- PnL: Là lãi hoặc lỗ nhận được khi đóng vị thế.
- Fees: Là phí giao dịch mà trader trả cho người cung cấp thanh khoản.
- Rewards: Là phần thưởng nhận được incentive (nếu có).
- Impermanent Loss: Là tổn thất đã được đề cập đến ở trên.
Sự Khác Biệt Giữa Slippage Và Impermanent Loss
Slippage Là Gì
Slippage hay trượt giá là một tự dùng để chỉ sự chênh lệch giữa mức giá theo tính toán và mức giá thực tế mà người dùng phải mua. Hiểu đơn giản hơn thì Slippage là mức chênh lệch được tính toán trước dựa theo thanh khoản còn lại trong liquidity pool trước khi thực hiện giao dịch so với sau khi thực hiện giao dịch.
Vì thế nên các cặp token có mức thanh khoản thấp thường sẽ có một mức chênh lệch giá trước vào sau khi thực hiện cao hơn. Ngoài ra thì một yếu tố khác là phí giao dịch cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của tài sản đó khi nó trải dài từ 0.01-1% trên mỗi giao dịch.
Việc swap các cặp token có không có chung một liquidity pool cũng sẽ khiến cho Slippage cao hơn khi phải đi qua nhiều router hơn. Ví dụ Peter muốn swap USDC của mình lấy PEPE tuy nhiên PEPE lại không có chung liquidity pool với USDC mà lại có chung với ETH, giả dụ Slippage ở mỗi pool là 1% thì khi phải đi qua 2 pool khác nhau như vậy sẽ khiến Peter mất 2% trên giao dịch đó.
Phân biệt Slippage là Impermanent Loss
Trong khi Slippage là tổn thất mà các Trader phải chịu trong quá trình giao dịch một cặp tài sản trên các AMM thì Impermanent Loss lại là tổn thất tạm thời mà các Liquidity Provider sẽ phải chịu khi giá của các cặp tài sản đó biến động.
Sự khác biệt của 2 loại tổn thất là quá rõ ràng khi nó tác động đến 2 đối tượng sử dụng khác nhau của một AMM. Ngoài ra thì Impermanent Loss chỉ là tổn thất tạm thời nên khi giá biến động trở lại mức ban đầu thì người cung cấp thanh khoản sẽ không bị mất gì, còn Slippage là một loại tổn thất vĩnh viễn nên nó sẽ không thể tự phục hồi nếu giá có biến động như théo nào đi chăng nữa.
Cách Để Giảm Thiểu Impermanent Loss
Không sử dụng các AMM thanh khoản tập trung
Hiện tại thì mô hình phổ biến của các nền tảng DEX hiện nay đều được fork từ Uniswap V2 và có một số cải tiến. Ngoài ra thì Uniswap V3 và các bản fork của nó cũng khá phổ biến và được đông đảo những Liquidity Provider chuyên nghiệp sử dụng.
Lý do Uniswap V3 được các nhà cung cấp thanh khoản chuyên nghiệp sử dụng nhiều là vì nó có thể tối ưu hoá được hiệu quả vốn. Trong khi khoảng giá mà Uniswap V2 sử dụng là từ 0 đến vô cực thì với V3 mọi người có thể giới hạn lại trong một khoảng nhất định tuỳ ý và kiếm được nhiều phí cũng như phần thưởng hơn.
Tuy nhiên thì việc cung cấp thanh khoản trong một vùng giá nhỏ hơn sẽ gặp phải những rủi ro về Impermanent Loss lớn hơn rất nhiều nếu thị trường biến động mạnh hoặc là các cặp tài sản có vốn hoá từ nhỏ đến rất nhỏ.
Cung cấp thanh khoản cho các Stablepool
Các Stablecoin mà chúng ta nói đến ở đây thường là những token neo giá với một tài sản hoặc một token khác có thể kể đến là:
- Stablecoin Fiat: USDT, USDC, DAI,...
- Liquid Staking Token: stETH, rETH, cbETH,...
- Wrapper Token: WBTC, WETH,...
Việc cung cấp các token này cùng với các token khác được neo giá sẽ giúp mọi người bỏ qua được Impermanent Loss, tuy nhiên đánh đổi lại thì cũng có rất nhiều sẽ sử dụng chiến lược này làm tăng cao mức độ canh tranh và phần thưởng nhận lại cũng ít hơn.
Cung cấp thanh khoản cho pool có mức độ tài sản chênh lệch cao
Hiện nay thì đa phần các AMM đều sử dụng công thức tính toán thanh khoản từ Uniswap V2 là x * y = k với tỉ lệ tài sản trong pool luôn luôn được duy trì ở mức 50-50. Tuy nhiên một số nền tảng AMM như Balancer lại cho phép mọi người cung cấp thanh khoản ở các liquidity pool có mức chênh lệch như 60-40, 70-30,...
Để sử dụng hiệu quả được chiến thuật này thì mọi người có thể áp dụng cách sau:
- Trong thị trường giá tăng, cung cấp thanh khoản cho pool có số lượng token biến động nhiều hơn Stablecoin (ví dụ 80% ETH - 20% USDC) sẽ giúp giảm được Impermanent Loss.
- Trong thị trường giá giảm, cung cấp thanh khoản cho pool có số lượng token biến động ít hơn Stablecoin (ví dụ 70% USDC - 30% ETH) sẽ giú giảm được Impermanent Loss.
Cung cấp thanh khoản cho tài sản có xu hướng đi ngang
Việc xác định được giá của một lại token bất kỳ sắp tới thông qua các phương pháp như phân tích kỹ thuật hay phân tích On-Chain sẽ giúp mọi người chọn ra được cặp tài sản có giá không biến động nhiều để có thể cung cấp thanh khoản và kiếm lợi nhuận.
Tổng Kết
Trên đây là những thông chi tiết giúp mọi người có thể hiểu Impermanent Loss là gì cũng như các tính toán và các phương pháp để tránh khỏi tình trạnh thua lỗ do Impermanent Loss. Hy vọng rằng thông qua bài viết này Hak Research đã mang đến tất cả mọi người những nội dung hữu ích .
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Chạy Node Spheron - October 8, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node 0G Labs (ZeroGravity) - September 2, 2024
- Hướng Dẫn Chạy Node Nillion - August 30, 2024