Chốt lời là cụm từ phổ biến trong tất cả các thị trường tài chính và thị trường crypto cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một kế hoạch và chiến lược chốt lời cho riêng mình, hầu hết mọi người đều để target như các KOLs hay các cộng đồng chia sẻ và dẫn tới những trường hợp đu đỉnh không đáng có. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tới mọi người cách mình chốt lời trong thị trường crypto.
Ngoài ra, mình cũng có rất nhiều các bài viết chia sẻ về kinh nghiệm của mình trong thị trường crypto trong một khoảng thời gian ngắn vừa qua mọi người có thể tham khảo thêm.
Một Số Những Sai Lầm Thường Gặp Trong Việc Chốt Lời
Tin tưởng dự án mù quáng
Trong một xu hướng thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, khi mà chúng ta có được rất nhiều lợi nhuận khi giá của token dự án tăng giá chúng ta cũng trở nên tin tưởng dự án hơn. Dự án tăng giá càng nhiều, càng nhanh chúng ta lại càng tin vào sự bền vững, mạnh mẽ của dự án. Tại thời điểm đó, chúng ta thật sự đã bị dự án thôi miên.
- Chúng ta tin tưởng vào những kế hoạch sắp tới của dự án sẽ tạo ra những động lực tăng giá không ngừng trong tương lai.
- Chúng ta tin tưởng rằng đội ngũ của dự án sẽ làm được những chuyện không tưởng trong thị trường crypto như trở thành Ethereum Killer chẳng hạn.
- Chúng ta tiếp tục đưa ra các mốc bán tiếp theo và từ bỏ kế hoạch ban đầu đề ra. Ví như ban đầu mục tiêu của ta là $10 nhưng khi quá dễ dàng đạt được $10 chúng ta dời lên móc $30 và $50 cho rằng dự án có thể dễ dàng đạt được trong một thời gian ngắn.
Cùng với sự tăng trưởng chung của thị trường và cả dự án chúng ta dễ dàng bị lạc quan thái quá về cả dự án cũng như thị trường.
Nghe theo tiếng gọi của các KOLs và cộng đồng
Câu nói mình hay nghe nhất từ các KOLs và một số những cộng đồng như là "Token A dưới $10 là một món quà". Câu nói quá dễ hiểu và ngắn gọn để có thể viral nó dẫn tới việc quá nhiều người đu đỉnh vào một đồng coin nào đó cho đến khi họ thức tỉnh thì mọi chuyện đã đi quá xa.
Chúng ta phải thành thực rằng KOLs chỉ là những nguồn thông tin tham khảo bởi vì để trở thành một KOLs trong thị trường Crypto tương đối đơn giản và điều quan trọng nhất chính là việc họ không cần quá nhiều kiến thức Crypto để trở thành một KOLs. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những người không có kiến thức crypto kêu gọi cộng đồng của mình mua/bán một đồng coin/token nào đó?
Không chỉ dừng lại ở các KOLs, những người mọi người thấy hoạt động tích cực trong một cộng đồng nào đó thường xuyên chia sẻ về một dự án, xu hướng nào đó thì phải có đến 90% họ đang "shill" để kiếm những người bạn đu đỉnh cùng. Hãy tự hỏi mình: "Nếu có một miếng chiếc bánh ngon và bạn đang đói thì bạn có chia sẻ cho hàng trăm người khác không?".
Vì vậy, các KOLs, chủ cộng đồng hay các thành viên tích cực trong một cộng đồng cũng có thể không tin tưởng được, chúng ta chỉ nên nghe để tham khảo, tìm hiểu thêm chứ tuyệt đối không nên nghe để mua theo.
Tại vì sao chúng ta lại chốt non
Hẳn nhiều bạn đang đọc bài viết này, đã bán SOL ở mức giá một vài đô trước khi đau đớn nhìn SOL ở mức giá $250 tương tự đó là hàng trăm cơ hội trở thành triệu phú đã được gạt đi như BNB, LUNA, AVAX, FANTOM, NEAR, ALPHA, MATIC,.... Hãy thôi than vãn và buồn tủi mà hãy tự mình đặt ra câu hỏi: "Vậy tại sao mình lại bán non?".
Câu trả lời hết sức đơn giản và tương đối tổng quát đó chính là: "Chúng ta thiếu kiến thức.". Một số các kiến thức mà mọi người không trang bị để rồi bị lỡ những kèo giàu sang như:
- Chúng ta thiếu kiến thức về Chu Kì Thị Trường với câu chuyện chính là sự kiện 4 năm halving 1 lần của Bitcoin.
- Chúng ta thiếu kiến thức về chính dự án mà chúng ta đầu tư.
- Chúng ta không có kiến thức trong việc quản lý cảm xúc. Để những cảm xúc tiêu cực lấn át các phân tích khách quan của chính bản thân mình dẫn tới trường hợp bán tháo các dự án tiềm năng đang nắm giữ.
- Không có kiến thức về quản lý Portfolio.
- Không có kiến thức về Phân tích cơ bản, xu hướng thị trường,...
Rõ ràng, việc thiếu kiến thức là nguyên nhân chủ chốt của mọi vấn đề trong việc đầu tư như đu đỉnh, cách chốt lời, bán non, quản lý portfolio,...
Mông lung trong việc chốt lời
Rất nhiều người đã có lời rồi nhưng lại không biết là có nên chốt hay không, nên chốt ở mức giá nào, có nên bán hết hay không hay chỉ bán một phần,... Chính vì đứng trước quá nhiều lựa chọn chúng ta hầu hết sẽ bị đóng băng và không làm gì cả.
Cho đến khi chúng ta bừng tính thì toàn bộ số tiền lời đều đã bay hơi và số tiền gốc còn bị ăn mòn từng ngày. Rồi chúng ta không dám cắt lỗ vì hi vọng một ngày nào đó thị trường có thể quay trở lại và chúng ta lấy lại tất cả những gì đã mất.
Một Số Những Kinh Nghiệm Chốt Lời Crypto
Để có thể chốt lời thành công thì sẽ dựa trên nhiều yếu tố và chúng ta cần quan sát tất cả những yếu tố đó trước khi ra quyết định tiếp theo. Một số những yếu tố bao gồm:
- Tiềm năng của toàn bộ thị trường
- Tiềm năng của ngành
- Tiềm năng của dự án
- Vị thế của bản thân & Chiến lược chốt lời
Tiềm năng của toàn bộ thị trường
Việc chúng ta không có một góc nhìn rộng về thị trường đặc biệt là tính Chu Kì của Bitcoin sau mỗi 4 năm, điều này quyết định lớn đến chu kì của toàn bộ ngành Crypto. Trong 4 năm thì chúng ta sẽ có một chu kì tổng quan như sau:
- Năm 1: Uptrend khi này thị trường và Bitcoin sẽ tạo một đỉnh mới.
- Năm 2: Downtrend khi thị trường chỉ có một xu hướng chung là giảm.
- Năm 3: Hồi phục thị trường sẽ có một sự hồi phục tương đối lớn sau một năm giảm không ngừng.
- Năm 4: Thị trường đi vào giai đoạn sideway hoặc giảm nhẹ để chuẩn bị cho một chu kì tăng trưởng mới.
Rõ ràng, nếu bạn đang nắm giữ những dự án tiềm năng nhưng lại bán vào thời điểm cuối và đầu năm 4 thì bạn chắc chắn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Ví như nhiều bạn đã bán SOL, FANTOM, AVAX, LUNA,... vào giai đoạn cuối năm 2020 khi thị trường có cú sập cuối cùng trước khi bùng nổ. Nên việc xác định xu hướng thị trường cực kì quan trọng.
Chúng ta có một số yếu tố để xác định được thị trường đang ở giai đoạn nào để đưa ra những quyết định đúng đắn như sau:
- Dựa vào chu kì 4 năm của Bitcoin để đưa ra tổng quan về việc thị trường đang ở đâu so với trong quá khứ từng xảy ra. Rõ ràng, 2021 có sự tương đồng với 2017, 2023 với 2019 và liệu 2024 sẽ tương đồng với 2020 không?
- Dựa vào tâm lí thị trường. Mọi người đang rơi bỏ, nghi ngờ, đang fomo,...
- Dựa vào một số các chỉ báo trên khung thời gian lớn (tuần) như MA200, MACD, RSI,...
Việc xác định được mình đang ở đâu trong một khung thời gian lớn giúp ta có một chiến lược tổng thể, tuy nhiên để cần những kế hoạch chi tiết hơn thì chúng ta cần phải đi sâu hơn.
Tiềm năng của ngành
Rõ ràng, nếu bạn có một Portfolio có tỷ lệ sinh lời cao hơn mức trung bình thì bạn phải trả lời được các câu hỏi liên quan tới ngành mình đang đầu tư như:
- Ngành của mình đầu tư có đang phát triển không?
- Ngành của mình có tiềm năng tăng trưởng không? Liệu nó có thể phát triển tới đâu trong tương lai hay không?
- Ngành này có thể trở thành một xu hướng lớn trong thị trường hay không? Một số ngành tiềm năng như NFTFi, DeSocial, NFT, Gaming,...
Việc dự phóng ngành có trở thành một xu hướng là một điều quan trọng. Bởi vì nếu chọn xu hướng sai thì gần như bạn sẽ đánh mất toàn bộ cơ hội để thay đổi vị thế sau nhiều năm chuẩn bị. Nếu nhìn lại chu kì gần nhất chúng ta thấy một số xu hướng nổi bật như DeFi, Layer 1, NFT, Gaming, Metaverse và Move 2 Earn. Mình nghĩ mùa sau cũng sẽ tương tự vì vậy hãy cố gắng phân tích thật kĩ để lựa chọn đúng nền văn minh.
Cần phải quan sát những dấu hiệu để chứng minh rằng dòng tiền đang đổ về ngành mình đầu tư và cũng phảo thật tỉnh táo để biết dòng tiền đang chảy sang một xu hướng khác. Trong thị trường crypto, Trend is Friend vì vậy đừng bó buộc mình vào một xu hướng nào mà hãy như dòng nước luôn chảy luôn chảy mặc dù là có ở đâu đi chăng nữa.
Tiềm năng của dự án
Xác định được ngành mình theo có thể trở thành một trong những xu hướng lớn trong tương lai thì việc lựa chọn dự án lại càng quan trọng. Chúng ta cần phải trả lời một số câu hỏi về dự án như sau:
- Dự án đó làm về gì? Dự án đó có gì đặc biệt so với các dự án tương tự? USP để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án là gì?
- Đội ngũ dự án là ai? background có điều gì đặc biệt hay không?
- Dự án đang phát triển tới đâu? Dự án đã đạt được những thành tựu gì đặc biệt? Lộ trình phát triển trong tương lai của dự án có gì đặc biệt?
Mọi người có thể tham khảo bài viết 7 Bước Phân Tích Cơ Bản Đầy Đủ Một Dự Án Crypto. Điều quan trọng nhất ở đây chính là dự án mà bạn đang đầu tư cách dự án dẫn đầu là bao nhiêu và liệu dự án của bạn có thể đạt bằng bao nhiêu % so với dự án dẫn đầu.
Ví dụ: Mình rất thích Trader Joe và sau khi nghiên cứu mình quyết định mua JOE ở mức giá $0.2 với mức Full Marketcap là $90M nếu như so sánh với dự án đầu ngành là Uniswap thì tổng vốn hóa khoảng $5.2B nghĩa là nếu như JOE bằng UNI tương đương với x khoảng 57 lần thì một số các mốc có thể đặt ra như là:
- Bằng Uniswap tương đương mức tăng khoảng 57 lần. Mức giá JOE tại thời điểm đó là $11.4.
- Bằng Sushiswap tương đương mức tăng khoảng 28 lần. Mức giá JOE tại thời điểm đó là $5.6.
- Bằng Curve Finance tương đương mức tăng khoảng 28 lần. Mức giá JOE tại thời điểm đó là $5.6.
Tuy nhiên, việc so sánh này cũng chỉ mang tích chất tham khảo và không nên áp dụng một cách máy móc mà chúng ta nên áp dụng thêm một số các chiến lược đi kèm.
Một số các chiến lược chốt lời
Ở trên mình có chia sẻ cách mọi người đặt target dựa trên những trường hợp thành công trước đó. Ngoài ra, chúng ta có một số các cách chốt lời như sau:
- Giá của token tăng x2 chúng ta chốt lời 50% lấy lại gốc và tiếp tục nắm giữ phần lời. Ví dụ mình mua $100 JOE ở mức giá $0.2 khi JOE tăng lên mức $0.4 thì tài sản lúc đó có giá $200 thì mình bán 1/2 số JOE để thu về phần gốc là $100 JOE và gồng lời.
- Chúng ta chia thành các giai đoạn khác nhau để chốt thay vì chốt tất cả ở cùng một mức giá. Ví dụ mình mua JOE ở giá $0.2 thì kế hoạch tiếp theo của mình sẽ là khi JOE tăng mức $0.3 thì mình sẽ chốt 30%, $0.4 chốt 30% và $0.5 mình sẽ chốt phần còn lại. Điều này bởi vì mình thấy thị trường vẫn nằm trong xu hướng giảm nên chưa sẵn sàng giữ dài hạn.
- Dựa trên nhận định và cảm nhận thị trường. Trong bối cảnh chúng ta cảm nhận thị trường sắp đi vào giảm giá dài hạn thì mặc dù giá chưa tới target thì ta cũng nên chốt. Nếu chúng ta không tin lắm vào nhận định của mình thì có thể chốt một phần (tốt nhất là nên rút phần gốc). Phần này thường dành cho người thường xuyên sống trong thị trường crypto.
- Dựa trên tin tức thị trường. Trong trường hợp dự án của mình nhận quá nhiều tin tức tốt và tăng giá mạnh tại một thời điểm thì tốt nhất chúng ta nên thoát một phần hoặc toàn phần. Mình học được điều này khi Near Protocol ra thông tin kêu gọi thành công $350M nhưng mình đã không bán khi đó NEAR đạt $20 và mình cố chấp cho target $30.
Một số những bài học cá nhân
Mình đã có rất nhiều bài học về việc này trong chu kì tăng trưởng vừa qua của thị trường với nhiều các dự án khác nhau mình đã bỏ lỡ xu hướng hay bắt đúng xu hướng nhưng lại không cash. Tuy nhiên, việc chia sẻ về trải nghiệm cá nhân mình thì chỉ đúng với cá nhân mình và không được coi là lời khuyên đầu tư.
Thời điểm 2021, mình bắt đầu mua NEAR ở mức giá từ $2 tới $6 sau đó tiếp tục DCA về lại mức $3 khi NEAR giảm mạnh. Sau đó, NEAR đã tăng mạnh mẽ trở lại cùng thị trường khi Bitcoin hồi phục từ $29K lên mức $69. Tại thời điểm đó có một vài điểm đáng chú ý như sau:
- Near Protocol ra tin kêu gọi thành công $350M và trở thành Layer 1 kêu gọi nhiều nhất từ trước tới nay đã đẩy giá lên NEAR lên $20. Tại thời điểm đó, mình thấy NEAR bị FOMO quá rồi nhưng vì tư duy phải đến target $30 mới chốt nên mình đã không chốt bất kì một NEAR nào.
- Tiếp theo, khi mình thấy Bitcoin phá đỉnh cũ mình tin rằng quá khứ 2013 ùa về mình tin rằng BTC sẽ chạm $100K. Điều đó làm mình tiếp tục tin tưởng và nắm giữ NEAR.
Đáng lẽ ra mình nên chốt phần gốc nhưng mình đã quá tham lam và mơ mộng, bỏ qua những điều cảm nhận được để tin vào những điều mà thị trường đang hô nhau. Ngay cả khi Luna sụp đổ thì mình vẫn chỉ tin rằng đó là một tai nạn và thị trường sẽ nhanh chóng trở lại.
Rõ ràng, mình đã có một vị thế cực tốt với NEAR nhưng mình đã không thay đổi được vị thế của mình chỉ vì lòng tham quá lớn.
Tổng Kết
Rõ ràng, việc chốt lần chúng ta cần 2 điều một là Kế Hoạch + Kỷ Luật + Mềm Dẻo. Thị trường luôn có sự thay đổi mà chúng ta cần phải có những sự thay đổi chiến lược sao cho phù hợp nhưng sự thay đổi ở đây phải tới tự kiến thức, quan sát, kinh nghiệm và đánh giá khách quan chứ không phải đến từ một KOLs, cộng đồng nào đó.
Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm một số những kinh nghiệm chốt lời trong thị trường crypto. Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ kì vọng mua đáy và bán đỉnh.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024