MAP Protocol là gì? MAP Protocol là layer 2 Bitcoin có cơ sở hạ tầng omnichain ngang hàng (peer-to-peer) được xây dựng dựa trên light clients và công nghệ ZK tập trung vào khả năng tương tác chuỗi chéo (cross-chain). Vậy MAP Protocol là gì cơ chế có gì nổi bật, hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Để hiểu hơn về MAP Protocol là gì, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về MAP Protocol
MAP Protocol là gì?
MAP Protocol là layer 2 Bitcoin có cơ sở hạ tầng omnichain ngang hàng (peer-to-peer) được xây dựng dựa trên light clients và công nghệ ZK tập trung vào khả năng tương tác chuỗi chéo (cross-chain). Dự án cung cấp nền tảng phát triển hợp đồng thông minh omnichain cho các dApps và khả năng tương tác cho hệ sinh thái Bitcoin.
Vào tháng 5 năm 2023, với đề xuất và sự bùng nổ của BRC-20, một tiêu chuẩn token thay thế, thử nghiệm cho Bitcoin, người dùng đang chú ý hơn đến tương lai về khả năng tương tác của hệ sinh thái Bitcoin. Từ đó mở ra các nhu cầu như bridge các loại tài sản trên các blockchain khác vào mạng lưới Bitcoin. Vì vậy MAP Protocol được ra đời với mục tiêu cốt lõi để giải quyết các nhu cầu trên, đồng thời làm phong phú hơn hệ sinh thái Bitcoin.
MAP Protocol làm cho việc điều hướng Web3 trở nên trực quan. Trong giao thức, người dùng chỉ cần biết rằng họ có quyền sở hữu đầy đủ đối với các loại tài sản của mình. Khi họ chuyển tài sản từ một blockchain này sang một blockchain khác, nó hoàn toàn là ngang hàng, và không có bên thứ ba nào có thể can thiệp.
Theo thống kê, đã có tới hơn 150 Smart Contract và gần 5 triệu giao dịch với khối lượng tài sản khoảng 350 triệu USD được triển khai trên MAP Protocol.
Các thành phần và cơ chế hoạt động của MAP Protocol
Light Clients là phiên bản rút gọn của các node đầy đủ, nó không tải xuống toàn bộ blockchain mà dựa vào một phần dữ liệu để xác thực các giao dịch. Điều này được thực hiện nhờ các nguyên tắc của hàm băm mật mã và bằng chứng Merkle, cho phép các Light Clients xác minh tính xác thực của dữ liệu giao dịch và tiêu đề khối với lượng thông tin tối thiểu.
Để đảm bảo tính linh hoạt và mạnh mẽ tổng thể của cơ sở hạ tầng omnichain, kiến trúc kỹ thuật của MAP Protocol được chia thành ba lớp: lớp giao thức, lớp dịch vụ Omnichain MAP (MOS) và lớp ứng dụng.
1. Lớp giao thức MAP Protocol
Đây là lớp dưới cùng của MAP Protocol, chịu trách nhiệm xác minh và đảm bảo các giao dịch cross-chain được thực hiện một cách ngang hàng. Nó là cốt lõi của MAP Protocol, bao gồm MAP Relay Chain, Miantianer, và ZK-optimized light clients.
- MAP Relay Chain: là một blockchain có cơ chế Proof of Stake (PoS) triển khai thuật toán đồng thuận Istanbul Byzantine Fault Tolerance (IBFT), cho phép một nhóm các Node xác thực các tin nhắn đã ký giữa chúng theo một loạt các bước, ngay cả khi có tới 1/3 tổng số các Node đang ngoại tuyến, bị lỗi hoặc độc hại. Chức năng của MAP Relay Chain là biên dịch các thuật toán và hàm hash các nhau của các Blockchain khác để đồng nhất dữ liệu. Ví dụ như ETH sử dụng thuật toán khác NEAR, MAP Relay Chain có nhiệm vụ làm cho các thuật toán này trở nên đồng nhất để đưa vào trạng thái giao dịch.
- Maintainer: là một nhóm off-chain chịu trách nhiệm cập nhật các latest block mới nhất và bằng chứng Merkle tree từ lớp đồng thuận của blockchain gốc đến Light Client Smart Contract được triển khai trên Blockchain mục tiêu. Mặc dù Maintainer là off-chain, nhưng các cuộc tấn công lỗ hổng vào đó sẽ không hiệu quả.
- ZK-Improved Light Clients: Nhằm tối ưu hóa các xác minh Cross-chain về mặt tiêu đề block và xác minh bằng chứng Merkle khi một sự kiện cụ thể được phát hành trước ở một block mới cụ thể. Ví dụ như ở Bitcoin tại block 840.000 sẽ diễn ra sự kiện having.
Cải thiện việc triển khai ứng dụng Light Clients MAP Relay Chain bằng công nghệ zkSNARK nhằm giải quyết hai vấn đề:
- Giảm lượng dữ liệu MAP Relay Chain cần được lưu trữ trong Smart Contract, giảm chi phí gas để cập nhật trạng thái của Light Clients.
- Chuyển phần kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký và trọng lượng chữ ký trong quy trình xác minh của tiêu đề khối vào mạch zero-knowledge nhằm giảm phí giao dịch mạng lưới cho người dùng.
2. Lớp dịch vụ Omnichain MAP (MOS)
Lớp MOS bao gồm Messenger, Vault & Data và các thành phần tin nhắn xuyên chuỗi khác.
Messenger là một chương trình inter-chain độc lập. Nó lắng nghe các sự kiện liên quan được cài sẵn trong chương trình và xây dựng bằng chứng trên sổ cái của source chain, sau đó truyền thông báo về sự kiện và bằng chứng tới Vault hoặc Data trên blockchain mục tiêu.
Ngoài ra, Messenger trả trước phí gas trong MAP Relay Chain và Blockchain mục tiêu cho người dùng. Nhưng vì không thể ước tính phí gas cho Blockchain mục tiêu nên phần thưởng cho Messenger sẽ do dApps cung cấp. Tính linh hoạt của ứng dụng mang lại cho Messenger nhiều khả năng. Các ứng dụng thu phí giao dịch có thể được tùy chỉnh từ người dùng omnichain, từ đó thưởng cho Messenger. Là thành phần chính của MOS, Messenger SDK hoàn toàn Open Source cho các nhà phát triển dApp.
Bên cạnh đó, Messenger cũng là một chương trình inter-chain có tính đồng thời cao. Về mặt lý thuyết, miễn là một Messenger nào đó đang hoạt động giữa các blockchain thì tất cả các tin nhắn giao dịch xuyên chuỗi của dApp đều có thể được chuyển đi. Các cuộc tấn công độc hại từ Messenger sẽ không dẫn đến việc mất mát tài sản mà thay vào đó là chúng sẽ khiến quá trình xác minh Crosschain trong MAP Protocol ở lớp giao thức không thành công.
Vault & Data nằm ở source chain, Contract Vault & Data chịu trách nhiệm nhận nội dung hoặc dữ liệu và kích hoạt các sự kiện để Messenger lắng nghe. Trên Blockchain chuyển tài sản hoặc Blockchain mục tiêu, Contract Vault & Data chịu trách nhiệm nhận các tin nhắn Cross-chain do Messenger gửi và chuyển tiếp yêu cầu đến Light Clients của source chain được triển khai trên Blockchain cần chuyển tài sản hoặc nhận tài sản. Sau khi quá trình xác minh hoàn tất, Vault và Data sẽ thực hiện các hướng dẫn tương ứng.
3. Lớp ứng dụng MAP Protocol
Việc giao tiếp giữa các loại tài sản trên các cross-chain khác nhau diễn ra ở lớp ứng dụng dApp omnichain. Cụ thể là:
- Hợp đồng thông minh Cross-chain Vault (thành phần MOS) nhận tài sản.
- Hợp đồng thông minh Vault gửi thông tin chứa địa chỉ Blockchain gốc, target chain address, loại token và số tiền tới Messenger.
- Khi phát hiện sự kiện này và xác thực nó, Messenger cần xây dựng bằng chứng về việc sự kiện này được ghi lại trên Blockchain gốc. Messenger chuyển tiếp yêu cầu này tới hợp đồng Vault của Blockchain chuyển tiếp.
- Hợp đồng Vault chuyển giao việc xác thực của yêu cầu này cho hợp đồng thông minh Light Clients được triển khai trên Blockchain chuyển tiếp từ Blockchain gốc.
- Hợp đồng thông minh của Light Clients lưu trữ thông tin tiêu đề Block và có thể xác minh xem giao dịch có thực sự xảy ra trên Blockchain gốc hay không.
- Hợp đồng Vault (mint) tạo ra số lượng tài sản tương đương ở phiên bản Blockchain chuyển tiếp của nội dung yêu cầu Cross-chain.
- Hợp đồng Vault phá hủy tài sản được Mint. Bước 6 và 7 dành cho việc ghi sổ (nhập dữ liệu) trên blockchain chuyển tiếp, do đó tài sản sẽ được mint và sau đó bị tiêu hủy.
- Messenger lắng nghe sự kiện trên Blockchain chuyển tiếp và xây dựng bằng chứng về việc giao dịch này được ghi lại trên Blockchain chuyển tiếp.
- Sau đó, Messenger sẽ chuyển tiếp tin nhắn đến hợp đồng Vault của Blockchain mục tiêu.
- Hợp đồng Vault gửi yêu cầu Crosschain tới hợp đồng thông minh Light Clients của Blockchain chuyển tiếp và được triển khai trên blockchain mục tiêu để xác minh.
- Khi nhận được hướng dẫn vượt qua xác minh của Light Clients, hợp đồng Vault sẽ giải phóng token đến địa chỉ Blockchain đích được chỉ định bởi hợp đồng thông minh Blockchain gốc.
Điểm đặc biệt của MAP Protocol
Các ưu điểm vượt trội của MAP Protocol phải kể đến như:
- Ứng dụng Light Client đơn giản: Chúng tiêu thụ ít băng thông và dung lượng lưu trữ hơn, giúp blockchain có thể truy cập được đối với các thiết bị có khả năng hạn chế. Cùng với đó là việc cho ra tốc độ nhanh hơn nhiều do yêu cầu dữ liệu giảm.
- Phân quyền: Bằng cách cho phép nhiều người dùng hơn tham gia vào mạng mà không cần chạy các Node đầy đủ, các client đơn giản sẽ góp phần tạo nên đặc tính phi tập trung của blockchain.
- Mở khóa tương lai của hệ sinh thái Bitcoin: Với BRC-201 của MAP Protocol, một giao thức mở rộng Cross-chain cho các token BRC-20, các tài sản BRC-20 và ORC-20 trên mạng lưới Bitcoin có thể tương tác với các token khác trên các Blockchain khác.
- Khai thác tiềm năng của Web3: Thông qua MAP Protocol, các nhà phát triển có thể tích hợp mượt mà các thành phần blockchain khác nhau, cho phép xây dựng các ứng dụng Web3 tuyệt vời nhất.
- Trao quyền cho Game thủ: Thông qua MAP Protocol, các dự án GameFi có thể giao dịch và tương tác trên tất cả các Blockchain. Từ đó, mở ra nhiều tiện ích và quyền lợi chơi người chơi.
- Công nghệ Cross-Chain dễ dàng, tiết kiệm: Với việc tận dụng những khả năng vượt trội của công nghệ Zero-Knowledge (ZK), MAP Protocol mang lại sự linh hoạt chưa từng có cho người dùng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
- Tối ưu thời gian và tiền bạc: Việc sử dụng MAP Protocol để trở thành omnichain sẽ giúp các dự án và nhà phát triển giảm thiểu tối đa chi phí.
Lộ Trình Phát Triển
Update...
Core Team
Update...
Investor
- Ngày 07/12/2023, dự án kêu gọi thành công với số vốn chưa được tiết lộ bởi hai quỹ DWF Labs và Waterdrip Capital.
- 11/11/2024: Map Protocol đã thông báo kêu gọi thành công 1M USD với sự tham gia của Gryps.
Tokenomics
Thông tin cơ bản về token MAP
Token Allocation
Tổng nguồn cung của MAP được phân bổ như sau:
Token Release
Token Use Cases
Sàn Giao Dịch
Hiện nay MAP có mặt tại các sàn giao dịch: HTX, Kucoin, UniSwap, MEXC, CoinOne.
Kênh Thông Tin Của MAP Protocol
Tổng Kết
MAP Protocol là Layer 2 của Bitcoin với nền tảng cơ sở hạ tầng omnichain sử dụng công nghệ ZK tiên tiến. Với việc BRC-20 nói riêng và mạng lưới Bitcoin nói chung đa có những cải tiến và phát triển về hệ sinh thái. Có thể nói, đây là giao thức khá cần thiết nếu muốn mở rộng khả năng tương tác các loại tài sản Cross-chain. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể hiểu được MAP Protocol là gì.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Fan Token Mùa Euro & Những Điều Cần Chú Ý - June 21, 2024
- Cơ Hội Đầu Tư Trước Thềm LayerZero Ra Mắt ZRO - June 19, 2024
- Series 26: Crypto Unlock | Blockchain Gaming Saga Có Gì Đặc Biệt? - June 3, 2024