Ngày nay, chúng ta được biết đến Camelot là một trong những native AMM lớn nhất và thành công nhất trên hệ sinh thái Arbitrum bằng những chiến lược khác biệt so với các đối thủ cùng thời điểm. Tuy vậy, không phải ai cũng biết về mặt tối của nền tảng này và mọi người cùng mình khám phá trong bài viết này nhé.
Để hiểu hơn về Camelot, mọi người có thể tham khảo thêm bài viết:
Tổng Quan Về Camelot & Những Thành Tựu Đạt Được
Tổng quan về Camelot
Camelot là một native AMM không phải đầu tiên nhưng lại là native AMM thành công và lớn nhất từ trước đến nay trên hệ sinh thái Arbitrum. Một hình hoạt động của Camelot tương đối thú vị khi là sự kết hợp giữa Uniswap V2 và Solidly của Andre Cronje bao gồm:
- Pool thanh khoản chạy theo công thức x * y = k (tương tự Uniswap V2) dành cho các tài sản có tính biến động như BTC, ETH, ARB và rất nhiều altcoin khác.
- Pool thanh khoản chạy theo công thức x^3*y + x*y^3 = k dành cho các tài sản ngang giá như Stablecoin, Synthetic Token, Liquid Staking Token (LST),…
Bên cạnh mô hình Dual - Liquidity Type thì Camelot còn giới thiệu tới cộng đồng mô hình Dynamic Directional Fees cho phép điều chỉnh mức phí giao dịch của các cặp giao dịch vào các thời điểm khác nhau của thị trường để phù hợp.
Sự khác biệt tạo nên những thành quả
Có thể nói rằng, sự khác biệt lớn nhất trong chiến lược phát triển của mình là không quá sa đà vào Liquidity Mining để gây ra hậu quả không tốt với giá của native token GRAIL và trở thành một nền tảng Launchpad.
Tại thời điểm đó, hệ sinh thái của Arbitrum phát triển rất mạnh với vô vàn các dự án mới về nhiều mảng khác nhau tuy vậy hệ sinh thái lại không có một nền tảng Launchpad nào đủ uy tín và sức ảnh hưởng để có thể làm hệ sinh thái bùng nổ hơn nữa. Nhận thấy cơ hội đó, Camelot đã phát triển và trở thành một nền tảng Launchpad.
Không chỉ dừng lại ở cung - cầu trên hệ sinh thái Arbitrum, mà ngay từ khi ra đời Camelot đã có được sự hỗ trợ không chỉ từ Arbitrum Foundation mà còn nhiều dự án khác trong hệ sinh thái như GMX, Dopex, Plutus DAO, Jones DAO,… rõ ràng đội ngũ phát triển của Camelot có sự quan hệ tương đối rộng với các dự án cùng hệ sinh thái.
Mô hình IDO trên Camelot tương đối đơn giản. Để có thể tham gia được IDO trên Camelot thì sẽ có 3 vòng như sau:
- Vòng 1: Dành cho những người nắm giữ xGRAIL. Là dạng khoá của GRAIL, thời gian khoá càng lâu thì nhận càng nhiều xGRAIL. Chính điều này làm giá GRAIL tăng từ $200 lên ATH là $4.600.
- Vòng 2: Dành cho những whitelist của dự án bao gồm những người ủng hộ dự án sớm, tham gia Giveaway,…
- Vòng 3: Public Sales dành cho tất cả mọi người đều có thể tham gia.
Những dự án đầu tiên được IDO trên Camelot đều có sự tăng trưởng tốt như chính GRAIL của Camelot hay NEU của Neutra Finance. Chính điều đó, đã làm người dùng FOMO tham gia vào các IDO của Camelot.
Bên cạnh là một nền tảng Launchpad uy tín trên hệ sinh thái Arbitrum thì trong quá trình phát triển tới nay Camelot có được một số thành tựu nổi bật như:
- Trở thành AMM có TVL lớn nhất hệ sinh thái Arbitrum.
- Dẫn dắt hệ sinh thái Arbitrum phát triển và thu hút dòng tiền từ thị trường, các CEX và các hệ sinh thái khác.
- Kiếm chứng cho việc không cần phải lạm dụng Liquidity Mining để trở nên thành công.
- Camelot cũng chuẩn bị cho ra mắt phiên bản V2 hướng tới Thanh Khoản Tập Trung tương tự như cách mà Uniswap V3 đã thành công.
Tuy nhiên, đằng sau những sự nổi bật và sự khác biệt đó thì Camelot vẫn tồn tại những nốt trầm ngay trong mình ở thời điểm hiện tại và nếu dự án không kịp cải thiện thì chắc chắn Camelot cũng có nguy cơ đi vào dĩ vàng nhường lại sân chơi cho các dự án mới tiềm năng hơn.
Những Mặt Tối Của Camelot
IDO thành công những đáng lẽ nó cần phải hơn vậy
Thực sự mức độ thành công của IDO trên Camelot mang lại những lợi ích vô cùng tích cực cho cả dự án, người dùng và cả hệ sinh thái. Tuy nhiên, nêu Camelot thay đổi cách làm của họ thì mức độ phủ sóng IDO trên Arbitrum sẽ gấp 5, 10 thậm chí là 20 lần như vậy.
Camelot triển khai IDO theo hình thức góp tiền vào một pool sau đó mua 1 lượng token nhất định từ dự án. Số tiền vào pool càng lớn thì giá token và Martket Cap của token càng cao. Điều này sẽ tối ưu số tiền kêu gọi thành công từ dự án nhưng sau khi list thì giá của token sẽ không tăng mạnh và x lớn. Điều này làm cho hứng thú của các nhà đầu tư sẽ bị giảm dần. Sau này, Camelot mới khắc phục nhưng đã hơi muộn.
Nếu như các nền tảng Launchpad thông thường thì người dùng sẽ phải stake & hold Native Token rồi tham gia mua sổ xố. Vốn hoá của dự án sẽ là cố định và không bị đẩy lên cao như Camelot. Sau khi list sàn dự án có thể x20, x30 lần là tối thiểu còn những dự án FOMO có thể x100 thậm chí là x200 lần (thường xảy ra trong uptrend).
Rõ ràng, nếu chọn hướng đi theo hướng Sổ Xố thì Camelot sẽ thành công hơn hiện tại rất rất nhiều lần.
Các dự án IDO không thành công như suy nghĩ
Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhìn lại các dự án từng IDO trên Camelot đang có mức giá như thế nào sau một thời gian phát triển:
Nr.Crt | Dự án | Giá IDO | Giá ATH | PNL | Giá HT |
---|---|---|---|---|---|
1 | Camelot | $250 | $4.600 | 1.900% | $1.390 |
2 | Arbitrove | $0.08 | $0.08 | 0% | $0.02 |
3 | Neutra Finance | $0.6 | $2.5 | 500% | $0.58 |
4 | Factor | $0.75 | $0.75% | 0% | $0.21 |
5 | Winr Protocol | $0.029 | $0.12 | 400% | $0.018 |
6 | Perpy Finance | $0.02 | $0.03 | 50% | $0.0026 |
7 | Sector Finance | $0.26 | $0.34 | 30% | $0.05 |
8 | Lexer Finance | $0.02 | $0.05 | 150% | 0.015 |
9 | Penpie | $0.35 | $2.26 | 550% | $1.95 |
Trong 10 dự án từng IDO trên Camelot thì tới hiện tại có tới 7/10 dự án mà giá token hiện tại đang thấp hơn giá IDO, tỷ lệ sinh lời của các IDO trên Camelot cũng không ổn định điều này cho thấy rằng ngay cả trong khâu xét duyệt dự án để triển khai Launchpad trên Camelot cũng chưa thật sự rõ ràng.
Chúng ta có thể cho rằng hiện tại rất nhiều dự án IEO trên Binance cũng bị rớt giá thảm sau sự sụp đổ hàng hoạt trong thị trường crypto. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiêm túc xem lại thì các dự án IDO trên Camelot mới chỉ được thực sự diễn ra cách đây một vài tháng và đó không phải một khoảng thời gian dài.
Thông qua bảng thống kê này việc nắm giữ các token được IDO trên Camelot trong trung và dài hạn thường rất rủi ro. Chắc chắn điều này sẽ gây ra những tâm lý không tốt cho những người tham gia IDO sau này trên Camelot.
Volume giao dịch quá thấp
Tính tới thời điểm hiện tại Camelot là một trong những AMM có TVL lớn nhất hệ sinh thái Arbitrum chỉ đứng sau Uniswap, Curve Finance và Balancer nhưng về Volume giao dịch thì Camelot thua cả Traderr Joe, DODO, KyberSwap thậm chí còn thua cả một AMM đã đi vào dĩ vãng trên Arbitrum là ZyberSwap.
Từ dữ liệu này cho thấy hầu hết người dùng đều đang không chọn Camelot cho việc giao dịch của mình. Hầu hết Volume giao dịch trên Camelot chỉ tập trung vào những cặp mà từng bán IDO trên Camelot. Vậy là Camelot đang không được sử dụng đúng mục đích ra đời và tên gọi của mình.
Hiện tại, Camelot cũng đang triển khai phiên bản V3 với Thanh Khoản Tập Trung nhưng sản phẩm này của Camelot lại chưa có sức hấp dẫn đối với người dùng.
Tổng Kết
Camelot tuy đã thành công và trở thành một trong những giao thức lớn trên Arbitrum. Tuy nhiên, song song với đó Camelot vẫn tồn tại nhiều mặt tối như mình đã chia sẻ ở trên và nếu không kịp thời khắc phục rất có thể Camelot sẽ dần mất vị thế của mình trên hệ sinh thái Arbitrum.
Mọi người nghĩ sao về những ặmt tối của Camelot?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024