Toàn bộ các dự án được triển khai trên Binance Launchpad thời gian gần đây đều là các dự án thuộc mảng SocialFi như Hooked Protocol, Open Campus, Space ID và gần nhất là Arkham. Vậy các dự án này có điều gì khác biệt và tại sao Binance lại chơi lớn như vậy thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
- Hooked Protocol (HOOK) Là Gì? Tổng quan Về Tiền Điện Tử Hooked Protocol
- Open Campus (EDU) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Open Campus
- Space ID (ID) Là Gì? Tổng Quan về Tiền Điện Tử Space ID
- Arkham (ARKM) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Arkham
- SocialFi Là Gì? TOP 5 Dự Án SocialFi Nổi Bật Nhất Hiện Nay
- DeSocial Là Gì? Tiềm Năng Tăng Trưởng Của Mạng Xã Hội Phi Tập Trung
Điểm Đặc Biệt Trong Các Dự Án Trên Binance Launchpad
SocialFi là điểm chung của các dự án
Thời gian gần đây bắt đầu từ thời điểm cuối 2022 và đầu 2023 khi thị trường Crypto bắt đầu có dấu hiệu ấm trở lại thì Binance cũng trở lại với Binance Launchpad. Sự khác biệt ở đây là dự án đánh dấu sự trở lại của Binance lại là Hooked Protocol - nền tảng Learn to Earn nhưng tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có những thành tựu nổi bật.
Cộng đồng đã bắt đầu không hiểu về động thái đưa Hooked Protocol lên Binance Launchpad vì rõ ràng dự án đang không hoạt động hiệu quả thì Binance tiếp tục trả lời với các dự án:
- Space ID: Nền tảng mua bán, lưu trữ và quản lý tên miền trên Web3.
- Open Campus: Nền tảng Giáo Dục được chuyển từ Web2 lên Web3 với mô hình kinh tế tương tự như Affiliate Marketing trong Web2.
- Arkham: Arkham là nền tảng on-chain tương tự như Nansen cũng đang giới thiệu một mô hình kinh tế mới là Dox to Earn.
Với động thái này rõ ràng Binance đang dự phóng SocialFi hay DeSocial sẽ trở thành một xu hướng lớn trong tương lai. Tương tự như các mà họ đã từng làm với những xu hướng lớn trong quá khứ bao gồm:
Với việc Binance đã rất thành công trong việc nắm bắt xu hướng trong quá khứ nên chúng ta không thể bỏ qua các dự án trên Binance Launchpad thời gian qua mặc dù nếu đi vào phân tích chúng ta thấy các dự án không có gì đặc biệt. Nhưng mình tin rằng trong một xu hướng thị trường tăng trưởng chỉ cần có những thay đổi về mô hình kinh tế thì sẽ tạo nên những bước ngoặt khó ngờ.
Một số dự án tiềm năng mà sắp tới có thể triển khai trên Binance Launchpad như Farcaster - nền tảng Mạng Xã Hội Web3 tương tự như Twitter, Nostr - nền tảng mạng xã hội được ủng hộ bởi Jack Dorsey và một vài các dự án tiềm năng khác.
Binance không chú trọng vào các Social Infastructure
Dễ dàng có thể thấy rằng hầu hết các dự án Social được triển khai trên Binance Launchpad là những dự án hướng tới người dùng cuối hay các dự án theo thiên hướng Dapp.
Các dự án Social thiên về Cơ sở hạ tầng như Lens Protocol hay Cyber Connect mới được mở bán trên Coinlist cũng không nhận được sự đón nhất từ Binance. Tuy nhiên, Lens Protocol là dự án Social lớn nhất hiện nay nếu như dự án này được triển khai trên Binance Launchpad thì quan điểm này sẽ được đặt qua một bên. Và chúng ta tự tin nói rằng:
“Binance đã all in vào SocialFi hay DeSocial”
Mô Hình Kinh Tế Các SocialFi Trên Binance Launchpad
Hooked Protocol: Dự án theo hướng Lean to Earn
Tổng quan về Hooked Protocol
Hooked Protocol Là một hệ sinh thái bao gồm nhiều Dapp hướng tới việc người dùng có thể tham gia, trải nghiệm, học hỏi và kiếm tiền trên chính Dapp. Hooked Protocol tiếp tục điền tên mình vào một trong những nền tảng Learn to Earn trong thị trường Crypto.
Nền kinh tế trong Hooked Protocol
Wild Cash là Dapp đầu tiên hướng tới việc Earn một cách toàn diện thông qua một số hoạt động bao gồm:
- Quiz to Earn: Người dùng sẽ tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm để kiếm phần thưởng.
- Mining: Theo dạng Click to Earn. Mình thấy sản phẩm này không quá mới lạ, tính năng này chủ yếu để duy trì người dùng active trên nền tảng.
- Referral: Người dùng giới thiệu người mới và nhận một phần phần thưởng khi người dùng mới sử dụng các tính năng trên Wild Cash.
- Stake, Swap và Transfer: Người dùng có thể stake điểm của mình để nhận thêm nhiều điểm hơn trong tương lai.
Theo góc nhìn của mình thì Wild Cash chỉ có thể hấp dẫn người dùng trong ngắn hạn với sản phẩm không quá mới lạ thậm chí đánh giá là quá thô sơ nên để giữ được người dùng trong dài hạn là điều tương đối khó. Rõ ràng, Hooked Protocol cần nhiều Dapp có đầu tư chất hơn là Wild Cash "không não".
HOOK là Native Token của Hooked Protocol với một số những tính năng như sau:
- Governance: Người dùng có thể sử dụng HOOK để tham gia bỏ phiếu vào những đề xuất phát triển giao thức.
- Tham gia vào các chiến dịch NFT độc quyền và sự kiện cộng đồng.
- HOOK được sử dụng trong những giao dịch mua bán trên các ứng dụng và lượng HOOK này sẽ được đốt cháy để giảm nguồn cung.
- HOOK dự kiến được sử dụng làm phí gas cho hệ sinh thái của Hooked Protocol.
- Staking Reward.
Rõ ràng nhìn vào Token Use Case của HOOK sẽ tập trung vào yếu tố làm phí gas và thanh toán trên hệ sinh thái Hooked Protocol. Chính vì vậy để HOOK có thể tăng trưởng bền vững chắc chắn Hooked Protocol phải có một hệ sinh thái lớn mạnh nhưng sau một khoảng thời gian dài thì gần như không thấy sự phát triển của hệ sinh thái Hooked Protocol.
Liệu Hooked Protocol có trở thành một trong những IEO thất bại trong lịch sử của Binance? Trong quá khứ không ít những IEO trên Binance mà không thành công như Troy, Dego Finance, Pearl.eco, LiNear,...
Space ID: Nền tảng Name Service đầy tiềm năng
Tổng quan về Space ID
Space ID là một nền tảng mua bán và quản lý tên miền ở trên Web3, hiện tại Space ID đang có mặt trên Arbitrum, Ethereum và BNB Chain. Space ID đã trở nên vô cùng nổi tiếng khi lần đầu triển khai sản phẩm trên BNB Chain và tiếp tục duy trì đà thành công với Arbitrum.
Nền kinh tế trong Space ID
Space ID chỉ đơn giản là một nền tảng mua bán, lưu trữ và quản lý tên miền cho người dùng nên nền kinh tế trên Space ID không quá phức tạp và đặc biệt. Mục tiêu chính của Space ID đó chính là: "Làm thế nào để bán được nhiều tên miền nhất có thể?". Và nền kinh tế trên Space ID sẽ được phát triển xoay quanh vấn đề này.
- Referral Program: Người dùng sẽ có một đường link để mời người khác tham gia mua tên miền. Với dưới 30 lời mời thành công tỷ lệ hoa hồng là 5%, trên 30 lời mời thành công tỷ lệ là 8%, trên 100 lời mời thành công tỷ lệ là 1% và trên 600 lời mời thành công tỷ lệ là 15%.
- Space ID Voyage Season 2: Người được giới thiệu mà nắm giữ các NFT có giá trị cao thì người giới thiệu có cơ hội nhận được Legendary Box còn nếu mua thông thường sẽ nhận được Rare Box hoặc Uncommon Box. Chương trình này đã diễn ra vô cùng thành công.
Nền kinh tế trên Space ID không có quá nhiều điều đặc biệt để có thể tối ưu lượng giá trị để tích lũy cho ID. Tuy nhiên, chúng ta có thể mong chờ nhiều hơn trong tương lai khi Space ID bắt đầu bước vào quá trình phát triển bền vững và mở rộng ra nhiều các Blockchain khác nhau như Aptos.
Mình nghĩ rằng việc Binance đặt cược vào Space ID sẽ không phải là nền kinh tế trên Space ID bởi vì Space ID không có gì để "to earn". Binance lựa chọn Space ID bởi vì trong tương lai hầu hết tất cả mọi người sẽ không thể nào nhớ được một địa chỉ ví dài ngoằng và rất dễ copy sai (tiền chuyển đi sẽ không bao giờ lấy lại được) chính vì vậy cả thị trường cần một địa chỉ ví thân thiện hơn.
Ethereum Name Service đã dẫn đầu thị trường nhưng nó lại chỉ tập trung vào Ethereum và rõ ràng thị trường cần một nền tảng Name Service Multichain như Space ID. Một số động lực tăng trưởng cho Space ID như sau:
- Số lượng người sở hữu tên miền trên số lượng người tham gia vào thị trường Crypto là quá nhỏ.
- Tương lai, khi thị trường Crypto đạt được Mass Adoption thì số lượng mới vào sẽ đông hơn rất nhiều. Mà những người mới sẽ thích những kí tự đơn giản thay vì một địa chỉ ví dài ngoằng.
Một lượng doanh thu tiềm năng cực kì lớn đang ở trước mắt Space ID và mình nghĩ đây mới là lí do chính xác vì sao Binance lựa chọn Space ID.
Open Campus: Đưa Affiliate Marketing từ Web2 lên Web3
Tổng quan về Open Campus
Open Campus là một nền tảng hướng tới việc giúp các nhà sáng tạo nội dung mà ở đây có thể phần lớn là giáo viên có thể kiếm tiền từ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của mình một cách minh bạch, công bằng. Bên cạnh đó, Open Campus cũng dự kiến đưa Affiliate Marketing lên nền tảng Web3 để cho bất kì ai cũng có thể tham gia.
Trong thế giới thức, việc các nhà sáng tạo nội dung bị "chèn ép" bởi các đơn vị nền tảng đã trở thành một sự thật hiển nhiên ví dụ như Tik Tok đã lấy đến 70% doanh thu quà tặng của những người livestream. Chính vì lí do như vậy mà Open Campus ra đời.
Nến kinh tế trong Open Campus
Để hiểu về nền kinh tế trên Open Campus hoạt động như thế nào thì trước đó chúng ta cần xác định những bên tham gia tạo nên nền kinh tế bao gồm:
- Conten Creator: Là người sáng tạo nội dung trên nền tảng Open Campus. Conten Creator ở đây có thể là một người hoặc một nhóm người.
- Co Publishers: Là những người đó vai trò làm Affiliate Marketing trong hệ sinh thái Open Campus.
- Learner: Là người học khóa học.
- NFT Marketplace: Là nơi các khóa học được mua - bán. Các khóa học sẽ tồn tại dưới dạng NFT nên NFT Marketplace ở đây khá tương đồng với Opensea, Blur, Magic Eden,...
- Foundation Treasury: Đóng vai trò điều tiết nền kinh tế trong hệ sinh thái Open Campus.
Chúng ta sẽ cùng đi vào cơ chế hoạt động chi tiết của Open Campus để hiểu xem nền kinh tế được vận hành như thế nào và đừng quên rằng hãy chú ý tới các EDU được sử dụng trong hệ sinh thái.
- Bước 1: Conten Creator sẽ phải trả phí để tạo ra nội dung trên Open Campus. Nội dung sẽ được kiểm duyệt bởi một DAO (Peer Reviewer)
- Bước 2: Sau khi nội dung được xét duyệt thành công thì nội dung sẽ được chuyển thành NFT và được mang lên NFT Marketplace. NFT này được gọi là Publisher NFT. Phí mint NFT sẽ được chuyển về Foundation Treasury.
- Bước 3: Tại NFT Marketplace, những Co Publisher đóng vai trò là những người làm Affiliate Marketing. Những Co Publisher sẽ tìm kiếm những nội dung chất lượng và phù hợp để mua.
- Bước 4: Sau khi sở hữu khóa học Co Publisher phải quảng bá nội dung mình có đến với mọi người.
- Bước 5: Những người mua nội dung từ Co Publisher được gọi là những Leaner. Sau khi học xong khóa học thì những người Learner sẽ nhận được Course Certicate (chứng chỉ).
Ở trên chúng ta đã thấy rõ về mô hình hoạt động của Open Campus, điều thú vị ở mô hình này là việc nền tảng đưa công việc vào tay những người làm giỏi nhất như Conten Creator chỉ tập trung vào sáng tạo nội dung còn những Co Publisher chỉ tập trung vào việc bán hàng và marketing sản phẩm.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải nhìn rõ vào việc Native Token của dự án là EDU được sử dụng trong mô hình kinh tế này như thế nào? Ở thời điểm hiện tại, EDU đóng một số những vai trò sau:
- Conten Creator phải thanh toán bằng EDU để nội dung của họ được xem xét và phê duyệt.
- Việc mua bán các nội dung của Leaners sẽ được thanh toán bằng EDU.
- Doanh thu của Foundation Tresury sẽ được thanh toán cho các Conten Creator và Co Publisher sẽ sử dụng EDU.
- Người dùng nắm giữ EDU có thể sử dụng để bỏ phiếu cho các đề xuất của giao thức.
Một số những tiện ích trong tương lai của EDU bao gồm:
- Là điều kiện để trở thành Peer Reviewer (Người xét duyệt nội dung trên Open Campus).
- Mua bán trên NFT Marketplace.
- Để làm Grants hay Scholarships (học bổng).
- Khuyến khích một số những đối tác giáo dục lớn muốn áp dụng Open Campus.
Có thể thấy rằng nền kinh tế của Open Campus được xây dựng khá chặt chẽ và tập trung vào Native Token là EDU. Chắc chắn EDU sẽ còn được mở rộng tính năng hơn nữa trong tương lai khi giao thức Open Campus ngày càng phát triển. Tuy nhiên, mọi người có thể vội vàng suy đoán rằng mô hình của Open Campus có Ponzi nhưng mình không thấy như vậy.
Để Open Campus phát triển mạnh mẽ thì nó phải tạo ra một flyweel như sau:
- Learners càng đông -> Doanh thu của Co Publisher và Conten Creator tăng vọt -> Conten Creator sẽ tạo ra càng nhiều nội dung hơn và Co Publisher sẽ thực hiện nhiều chiến dịch Marketing hơn -> Learners càng đông.
- Learners cũng có thể được thay thế bởi những Conten Creator chất lượng hay Co Publisher nổi tiếng.
Open Campus hoàn toàn có thể xây dựng một cách bền vững nhờ phát triển song song giữa cả ba yếu tố là Learner, Conten Creator và Co Publisher. Một phần nữa, mô hình của Open Campus không có dual token nên sẽ không có một token nào được kiếm liên tục bởi người tham gia và gần như 100% họ sẽ dump nó. Chính vì vậy mô hình của Open Campus có thể phát triển dài hạn trong tương lai nhưng cần nhiều yếu tố để bùng nổ.
Hiện tại, Open Campus cũng đang hợp tác với một số trường đại học để mở rộng sản phẩm của mình, bên cạnh đó họ cũng đăng tuyển những Conten Creator chất lượng trên thị trường.
Arkham: Dox to Earn liệu có thành xu hướng?
Tổng quan về Arkham
Arkham là một nền tảng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm được những insights trên on - chain để hỗ trợ công việc đầu tư một cách tốt hơn. Arkham tương tự như Nansen nhưng được trình bày một cách hoàn toàn khác biệt với những tính năng như Visualiez, Profile Page, Alerts, Token Page và Explorer.
Arkham là dự án mới nhất được IEO trên Binance Launchpad cùng mình tìm hiểu xem nền kinh tế trên Arkham có điều gì đặc biệt không nhé.
Nền kinh tế trong Arkham
Mô hình kinhd doanh của Arkham đang được gọi là Dox to Earn với nội dung chính là mua bán thông tin on chain. Một ví dụ như sau:
- Bước 1: Hướng muốn mua thông tin về một quỹ đầu tư JP Ventures và treo thưởng nó trên Arkham Intel Exchange với giá 10.000 token ARKM.
- Bước 2: Huyz cũng có hứng thú với các thông tin với Hướng đang tìm kiếm và stake thêm 10.000 ARKM vào tổng phần thưởng, như vậy nếu bất kỳ ai tìm kiếm được thông tin của X thì họ sẽ nhận được phần thưởng 20.000 ARKM.
- Bước 3: Tuy nhiên, Hướng lại không muốn chia sẻ thông tin của quỹ đầu tư JP Venturers cho bất kỳ ai mà chỉ giữ cho chính mình nên bắt buộc Hướng phải stake thêm 20.000 ARKM, 10.000 ARKM của Huyz sẽ được trả lại còn tổng phần thưởng cho ai tìm kiếm được thông cho người tìm kiếm được sẽ là 30.000 ARKM.
- Bước 4: Trưởng là người đầu tiên tìm kiếm được thông tin về quỹ đầu tư JP Ventures và gửi nó cho Arkham Intel Exchange xác nhận bằng cách stake 10 ARKM, thông tin này sau đó được xác nhận và Trưởng sẽ nhận được 30.000 ARKM phần thưởng cùng với 10 ARKM stake sau 15 ngày.
Mô hình vận hành của Arkham tương đối dễ hiểu và có thể thu hút người dung ngay ở thời điểm hiện tại. Không thể phủ nhận ở thời điểm hiện tại, công cụ on chain đang trở nên vô cùng phổ biến và được nhiều người quan tâm bởi vì:
- Nhờ có on chain mà người dùng biết có Smart Money (dòng tiền của Whales hay VCs) đang đổ về dự án nào.
- Nhờ có on chain mà tìm được những Whales đã mua được PEPE, AIDOGE,... (memecoin) từ rất sớm và x hàng trăm lần tài khoản.
- Nhờ có on chain mà người dùng biết được có những địa chỉ ví nào đang xả token gì, ở đâu và khối lượng bao nhiêu.
- Nhờ có on chain mà người dùng nắm được Whales hay VCs đang nắm giữ token gì và đang có những động thái gì.
Retails thì luôn luôn mong muốn được biết Whales đang làm gì mặc dù họ không biết được vị thế, suy nghĩ và tầm nhìn của Whales trong thị trường. Nhưng nếu on chain còn tiếp tục được quan tâm như thời điểm hiện tại thì mình tin rằng sản phẩm của Arkham sẽ được đón nhận bởi cộng đồng.
Một Số Điểm Chung Giữa Các Dự Án SocialFi
Tập trung hướng tới tầm nhìn dài hạn
Hầu hết các sản phẩm IEO trên Binance thời gian gần đây đều hướng tới mô hình phát triển bền vững và dài hạn như Space ID, Arkham hay Open Campus không còn nhiều tính Ponzi như các dự án GameFi, DeFi thời điểm bùng nổ. Có vẻ như Binance đang có một tầm nhìn khác biệt trông chu kì tiếp theo khi các nhà đầu tư trở nên thông minh hơn thì họ sẽ lựa chọn các mô hình bền vững.
Cũng có thể, Binance nhận định rằng chu kì tiếp theo sẽ đón nhận nhiều nhà đầu tư và quỹ đầu tư đến từ truyền thống mà khẩu vị của những người này thường thiên về an toàn và dài hạn. Rõ ràng nếu nhìn vào mô hình kinh doanh của các dự án ở trên ta thấy rằng:
- Open Campus: Cần phải xây dựng một nền tảng Learner đến từ những trường đại học và các Content Creator có sức ảnh hưởng.
- Space ID cũng không phải một mô hình ăn xổi cần phải marketing dài hạn để người dùng hiểu và sử dụng tên miền trên web3.
- Arkham là sản phẩm duy nhất có thể kiếm tiềm nhanh hơn các sản phẩm trên tuy nhiên để làm được Arkham cũng cần thu hút được những Developers onchain lành nghề.
- Hooked Protocol cũng cần phải xây dựng một hệ sinh thái vững mạnh.
Hướng tới nhu cầu thực của người dùng
Nếu như các xu hướng cũ như GameFi, DeFi hay Move to Earn thì hầu hết các mô hình cũ này đều hướng tới nhu cầu kiếm tiền thì các dự án mới lại có những nhu cầu khác biệt:
- Open Campus: Khơi gọi nhu cầu học hành, nhu cầu chia sẻ và kiếm tiền cũng trở thành một phần thúc đẩy hai nhu cầu ban đầu phát triển.
- Space ID: Nhu cầu đơn giản, tối giản hóa một địa chỉ ví quá phức tạp.
- Arkham: Hầu hết các Retails đều có nhu cầu sở hữu data với tính tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu của mình và các Developer cũng cần một nơi để kiếm tiền dựa trên chất xám của mình.
Rõ ràng, đây là những nhu cầu thực của người dùng trong thị trường crypto tuy nhiên các nhu cầu này đều rất khó để có thể tạo FOMO trong ngắn hạn. Bắt buộc phải đánh đổi!
Không còn lạm dụng mô hình Dual Token
Tất cả những dự án ở trên đều sử dụng một token duy nhất trong nền kinh tế của mình. Các dự án đã từ bỏ mô hình Dual Token bao gồm 1 Governance Token và 1 Incentive Token. Đối với mô hình 2 token thì vấn đề chắc chắn sẽ không bao giờ giải quyết được, về dài hạn nếu người dùng chỉ hướng tới mục đích là Earn chứ không phải Play thì dự án chắc chắn sẽ sập.
Quay về với mô hình một token thì chắc chắn sẽ khó hơn trong việc làm cho người dùng FOMO với dự án tuy nhiên đánh đổi lại nó lại khá an toàn và bền vững trong dài hạn.
Tổng Kết
Rõ ràng Binance Launchpad đã có những hướng đi vô cùng mới trong thời gian vừa qua. Hầu hết các dự án Binance Launchpad thành công trước đây đều cần một khoảng thời gian dài phát triển và chờ đợi thời điểm thích hợp để bùng nổ.'
Mọi người nghĩ sao về các dự án được triển khai trên Binance Launchpad thời gian gần đây?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Worldcoin: Liệu Có Phải Một Khoản Đầu Tư Xứng Đáng Cho Chu Kì Lần Này? - December 14, 2024
- Uprising Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Uprising - December 13, 2024
- Story Protocol Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Story Protocol - December 13, 2024