Near Protocol là gì? Near Protocol là một smartcontract platform nổi bật trong thời gian vừa qua khi được xây dựng trên công nghệ Sharding để giải quyết các vấn đề liên quan đến mở rộng. Cùng mình đào sâu về Near Protocol nhé!
Near Protocol Là Gì?
Near Protocol là một blockchain nền tảng ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề về phí giao dịch và tốc độ giao dịch trên Ethereum. Near Protocol hướng đến giải pháp Sharding giúp cho tốc độ trên Near có thể mở rộng không giới hạn và phí giao dịch gần như bằng 0. Near Protocol hướng đến xây dựng nền tảng cho web3.0
Sự Khác Biệt Của Near Protocol
Sharding là gì?
Giải pháp mở rộng cũng chỉ là điểm unique trên Near Protocol chính là Sharding. Hình dung một cách đơn giản về việc Near Protocol áp dụng Sharding như thế này:
Ví dụ: Bình thường một mạng lưới blockchain có khoảng 1.000 validator thì để 1 giao dịch được thông qua thì cần tất cả validator này xác nhận nhưng khi mạng lưới có đến 100.000 validator thì tất cả cùng giải quyết 1 giao dịch tuy phi tập trung nhưng cũng dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Với Sharding, thì 100.000 validator sẽ chia thành 100 nhóm khác nhau tương đương mỗi nhóm là 1.000 validator thì cùng một thời điểm 1 nhóm xử lý được 1 giao dịch thì 100 nhóm xử lý được 100 giao dịch mà vẫn giữ được tinh phi tập trung tương đối. Vậy với sharding như trên tốc độ mạng lưới đã tăng lên 100 lần trong cùng một thời điểm. Và cứ sau 1 khoảng thời gian nhất định các nhóm sẽ được phân chia lại để giữ cho mạng lưới luôn phi tập trung. Nên về mặt lý thuyết với Sharding thì khả năng mở rộng blockchain là vô hạn.
Sự Khác Biệt Giữa Sharding Trên Near Protocol Và Ethereum 2.0
Sharding là một trong các giải pháp xử lý các vấn đề mở rộng cho các blockchain nền tảng. Near Protocol và Ethereum đều hướng đến Sharding để giải quyết vấn đề mở rộng với mục tiêu về TPS về lý thuyết là không giới hạn nhưng cách triển khai Sharding lại hoàn toàn khác nhau.
- Với Near Protocol tầm nhìn cuối cùng của họ là Dynamic Resharding.
- Với Ethereum 2.0 tầm nhìn cuối cùng của họ là Danksharding.
Vậy sự khác biệt giữa Dynamic Resharding và Danksharding là như thế nào?
Dynamic Resharding là gì?
- Phân chia 1 nhóm lớn các validator thành nhiều nhóm nhỏ, càng nhiều nhóm nhỏ thì tốc độ giao dịch càng nhanh, phí càng rẻ tương tự với vị dụ mình có nêu ra ở trên.
- Tự động tối ưu: Ở đây có nghĩa là sẽ có thời điểm mạng của Near Protocol đông đúc và vắng vẻ. Khi mạng lưới trở nên đông đúc thì với Dynamic Resharding thì mạng có thể tự động phân chia ra nhiều hơn các shard khác nhau để giữ và tăng tốc độ giao dịch tránh trường hợp mạng lưới bị nghẽn. Còn khi mạng lưới trở nên vắng vẻ thì nó sẽ tự động hợp nhất một số shard lại với nhau để tối ưu nguồn tài nguyên cho mạng lưới và lợi nhuận cho các validator.
Dank Sharding là gì?
- Được nghiên cứu, đề xuất và phát triển bởi Dankrad Feist – một nhà nghiên cứu tại Ethereum Foundation, nên nó được lấy tên từ nhà phát triển Danksharding.
- Để hoàn thành được Danksharding thì Ethereum 2.0 cần thêm tối thiểu 2 bản cập nhật để xây dựng cơ sở hạ tầng cho Danksharding có thể hoạt động:
- EIP-4488
- Proto-Danksharding (EIP-4488)
Trong quá khứ, Sharding trên Ethereum 2.0 hoạt động một cách khá phức tạp và có sự tham gia của nhiều bên. Quy trình hoạt động như sau:
- Bước 1: Các giao dịch sẽ diễn ra trên các shardchain được phụ trách bởi 1 nhóm Validator.
- Bước 2: Trong nhóm validator này sẽ chọn ngẫu nhiên 1 validator để tổng hợp và sắp xếp các giao dịch này lại. Vị trí này được gọi là Proposer (tương tự như miner của mạng lưới bitcoin).
- Bước 3: Các giao dịch này sẽ được gửi đến Notaries để được xác thực để tổng hợp các giao dịch này thành 1 block rồi thêm vào shardchain.
- Bước 4: Block này tiếp tục được một hội đồng (Committee) xác thực một lần nữa rồi block này sẽ chính thức được đính vào chuỗi gốc là Beacon Chain
Lưu ý: Mỗi một sharchain sẽ có 1 đội Proposer và Committee riêng.
Có 2 vấn đề khá lớn với các hoạt động của Sharding ở trên bao gồm:
- Có tận 3 bên tham gia vào 1 giao dịch bao gồm Proposer, Notaries và Committee thì làm cho mạng lưới trở nên phức tạp và có thể làm kéo dài thời gian xác nhận giao dịch thành công đó là trên 1 shardchain càng nhiều shard chain thì lại càng phức tạp.
- Việc lấy dữ diệu cũng trở nên phức tạp.
Và để giải quyết vấn đề này thì Danksharding được ra đời. Danksharding sẽ giải quyết và tối ưu về tính khả dụng dữ liệu của mạng lưới. Nếu như giao dịch theo cách cũ thì 1 shardchain tạo ra 1 block rồi gửi 1 block đó về chain chính để được xác thực lần cuối nhưng với Danksharding thì vẫn là 1 shardchain tạo ra 1 block nhưng tất cả các block của các shardchain sẽ tạo thành 1 block lớn và duy nhất được gửi về chuỗi gốc để xác thực lần cuối. Vì vậy chỉ cần 1 committee duy nhất trong câu chuyện xác thực cuối.
Với sự thay đổi ở trên cũng dẫn đến quy trình hoạt động trên Ethereum 2.0 được thay đổi như sau:
- Bước 1: Xuất hiện 1 vai trò mới là Builder là người tổng hơp các giao dịch trên shardchain và sắp xếp chúng vào thành 1 block (block đó chỉ hiển thị thông tin về fee giao dịch và block hash không có thông tin về toàn bộ các giao dịch phía trong). Builder sẽ gửi cho Proposer rất nhiều các block.
- Bước 2: Proposer sẽ chọn ra block nào có fee cao nhất rồi gửi về Beacon Chain.
- Bước 3: Tại Beacon Chain thì Committee sẽ xác nhức 1 block lớn để xác thực lần cuối để cho vào chuỗi gốc.
- Bước 4: Song song với đó Builder cũng sẽ gửi toàn bộ thông tin về các giao dịch bên trong block cho Committee để xác nhận.
Có thể nói về cách hoạt động thì Danksharding và Dynamic Resharding khác biệt rất lớn. Dynamic Resharding thì trông có vẻ đơn giản so với Danksharding.
Hệ Sinh Thái Của Near Protocol
Khởi đầu cho hệ sinh thái của Near Protocol
Tương tự như các blockchain nền tảng khác để phát triển hệ sinh thái một cách toàn diện vào tháng 10/2021, Near Protocol đã khởi động gói incentive để thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái của Near Protocol một cách toàn diện với giá trị lên đến $800M. Và từ thời điểm này số tiền này liên tục được triển khai tới các dự án, developers, các đơn vị truyền thông,… làm hệ sinh thái của Near phát triển một cách toàn diện.
Hệ sinh thái của Protocol đang như thế nào?
@NEARProtocol Ecosystem
600 projects build on Near Protocol pic.twitter.com/vemL1P9E3k
— Hak Insights (@HakInsights) June 2, 2022
Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 800 dự án đang được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái của Near Protocol Aurora và Octopus Network. Near Protocol đã được xây dựng với nhiều các mảnh ghép về DeFi, NFT, Gaming, Infastructure,… khác nhau và rất đa dạng
- DeFi: Aurigami, Ref Finance, Trisolaris, Bastion Protocol, Metapool, 1inch, Curve Finance, Burrow Cash, Wannaswap, Skyward Finance, Sushiswap, Auroraswap,…
- Infastructure: Chainlink, Band Protocol, The Graph, Near Wallet, Coin98 Wallet, Rainbow Bridge,Octopus Network…
- NFT: Paras, Mintbase, Sweat, Few and Far, Satori, Metamon, The Don,…
Tuy số lượng các dự án nhiều như vậy nhưng các dự án mang tính đột phá trên hệ sinh thái của Near Protocol thật sự là chưa nhiều.
Lộ Trình Phát Triển
Near Protocol có 4 lộ trình phát triển chính từ 1 blockchain thông thường cho đến 1 blockchain áp dụng sharding 100%
- Phase 0: Simple Nightshade.
- Giai đoạn này Near Protocol sẽ hoạt động tạm thời với 4 shard cố định nhưng tất cả các validator đều theo dõi, xác thực và xử lý cả 4 shard này.
- Tuy vậy tốc độ của mạng lưới được gia tăng đáng kể và bảo mật của mạng lưới vẫn được đảm bảo.
- Simple Nightshade là nền tảng vững chắc để triển khai các giai đoạn tiếp theo của Near Protocol.
- Đã bắt đầu triển khai từ cuối thời điểm tháng 11/2021.
- Phase 1: Chunk-only Producer.
- Tại giai đoạn này Near Protocol giới thiệu 1 loại validator mới với yêu cầu cấu hình thấp đến hướng đến phi tập trung cho mạng lưới.
- Yêu cầu dành cho các Chunk là CPR 4 core, RAM 8GB và bộ nhớ SSD 200GB. Ban đầu Near Protocol sẽ hướng đến từ 200 – 400 Chunk tại thời điểm triển khai và mở rộng dần lên để tăng tính phi tập trung cho blockchain.
- Dự kiến triển khai là đầu năm 2022 tuy vậy nó đã đến trễ tới tận tháng 9/2022 mới được triển khai testnet và dự kiến mainet trong tháng 10/2022.
- Phase 2: Nightshade.
- Tại giai đoạn này blockchain của Near đã hoàn thành Sharding tới 90%. Loại bỏ việc các validator theo dõi tất cả các sharde như tại thời điểm Simple Nightshade.
- Tiếp tục hạ thấp hơn nữa về yêu cầu phần cứng của các validator triển khai trên Near Protocol. Tiếp tục hướng đến sự phi tập trung một cách toàn diện.
- Dự kiến sẽ diễn ra vào Q3/2022 và tại thời điểm hiện tại Near Protocol đang triển khai phase 1 của Nightshade và chưa có thông tin về các phase tiếp theo.
- Phase 3: Dynamic Resharding
- Tự động tối ưu: Mạng lưới có thể tự động phân chia thêm nhiều hơn các shard khi mạng lưới đông đúc và thu gọn lại các shard khi mạng lưới vắng vẻ. Điều này giúp mạng lưới tối ưu được chi phí hoạt động cũng như lợi nhuận cho các validator.
- Thời gian dự kiến là Q4/2022
Core Team
Illia Polosukhin đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các công ty về công nghệ như 3 năm làm việc tại Google nơi illia có những đóp góp quan trọng trong TensorFlow.
Bên cạnh đó Co Founder là Alexander Skidanov bắt đầu sự nghiệp của mình tại Microsoft và đạt huy chương vàng tại sự kiện ACM ICPC 2008. Tới 2011 Alex gia nhập MemSQL nay là SingleStore với tư cách là kỹ sư tier 1 phụ trách xây dựng cách tính năng cốt lõi của nền tảng.
Near Protocol được xây dựng bởi đội ngũ cực kì đông đảo và chất lượng là những cá nhân suất sắc từng làm việc tại các công ty lớn như Apple, Microsoft,…
Investor
- 10/07/2019: Near Protocol kêu gọi thành công số tiền $12.1M bởi 2 quỹ đầu tư là là MetaStable Capital và Accomplice
- 05/04/2020: Tiếp đến đầu tháng 4 Near Protocol tiếp tục kêu gọi thành công $21.6M bởi hàng loạt các tên tuổi lớn như A16Z, Pantera, CoinFund,…
- 13/01/2021: Hơn nửa năm sau. bom tấn đầu tiên xuất hiện khi Near Protocol kêu gọi thành công $150M với mức định giá $1.7B được dẫn đầu bởi Three Arrow Capital bên cạnh đó còn là Mechanism Capital, Jump Capital, MetaWeb Ventures, Satori Research, Zee Prime Capital,…
- 06/04/2021: Khi thị trường trở lại Near Protocol tiếp tục kêu gọi thành công $350M được dẫn đầu bởi Tiger Global Management bên cạnh đó còn là Republic capital, ParaFi, CapitalMetaWeb Ventures, Hashed, Dragonfly Capital, FTX Ventures,…
Tổng cổng kể từ ngày phát triển dự án đã trải qua 4 lần kêu gọi vốn với tổng số tiền đã lên đến $533.7M một con số rất lớn trong thị trường crypto nếu so sánh với Avalanche hay Solana.
Tokenomic
Thông tin cơ bản về token Near Protocol
- Tên token: Near Protocol
- Mã: NEAR
- Blockchain: Near Protocol
- Phân loại token: NEP – 20
- Tổng cung: 1.000.000.000
Token Allocation
- Community Grants, Programs,…: 17.2%
- Backer: 17.6%
- Core Contributors: 14%
- Community Sale: 12%
- Early Ecosystem: 11.7%
- Operations Grants: 11.4%
- Foundation Endowment: 10%
- Small Backers: 6.1%
Token Release
Tổng cung của Near Protocol là 1.000.000.000 token sẽ được trả dần trong vòng 5 năm. Thời điểm hiện tại đã có hơn 80% tổng cung của Near Protocol đã được mở.
Token Use Case
Near được sử dụng làm phí giao dịch trên toàn bộ hệ sinh thái của Near Protocol bên cạnh đó Near còn có chức năng gorvernance và phí giao dịch trên Near Protocol sẽ được đốt dần theo thời gian.
Sàn Giao Dịch
Near Protocol hiện tại có thể giao dịch trên nhiều sàn giao dịch khác nhau như Binance, Coinbase, MEXC, Crypto.com, Bitgit, Bybit, Gate Houbi, Kucoin,…
Kênh Thông Tin Của Near Protocol
- Twitter: https://twitter.com/NEARProtocol
- Website: https://near.org/
- Discord: https://discord.com/invite/UY9Xf2k
- Telegram: https://t.me/cryptonear
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCuKdIYVN8iE3fv8alyk1aMw
Tổng Kết
Near Protocol là một trong các layer 1 hiếm hoi gia tăng khả năng mở rộng của mình bằng công nghệ Sharding nhưng cách triển khai khác rất nhiều so với của Ethereum 2.0
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024