Đu đỉnh là một khái niệm cực kì phổ biến trong thị trường crypto khi bạn mua một altcoin nào đó những giá altcoin nhanh chóng chia 2 chi 5 chia 10 lần. Tuy nhiên, việc xử lý các altcoin đu đỉnh lại chưa được các nhà đầu tư chú trọng. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách mọi người cách xử lý khi bị đu đỉnh nhé.
Mình có một số các bài viết chia sẻ kiến thức mọi người có thể tham khảo thêm như:
Tại Sao Chúng Ta Lại Đu Đỉnh?
Đu đỉnh là gì và những lợi ích mang lại
Đu đỉnh là một khái niệm phổ biến trong thị trường Crypto nhằm ám chỉ việc sau khi bạn mua một đồng coin/token và nắm giữ nhưng giá coin/token lại giảm liên tục khiến khoản đầu tư bị chia năm sẻ bảy. Thông thường, bất kì ai tham gia vào thị trường crypto đều từng trải qua tình cảnh đu đỉnh này một vài lần.
Về mặt tài chính việc đu đỉnh không có lợi cho bất kì một nhà đầu tư nào và chẳng ai mong muốn đu đỉnh khi tham gia đầu tư. Tuy nhiên, nếu nhìn theo một góc nhìn đa dạng hơn thì đu đỉnh cũng có một số những lợi ích như:
- Đu đỉnh xuất phát từ FOMO nên một dự án crypto càng tăng giá nhanh và mạnh thì số lượng người đu đỉnh sẽ càng nhiều. Tiền sẽ chuyển từ người có tiền sang người có kiến thức. Đây là một sự thật cần chấp nhận trong thị trường tài chính. Zero Sum Game!
- Đu đỉnh khiến các nhà đầu tư thật sự cần phải xem lại bản thân và chọn một hướng đi đúng đắn cho mình. Trở nên trưởng thành hơn.
- Những người đu đỉnh nhưng không có kiến thức sẽ tiếp tục nắm giữ coin/token mà không bán. Về bản chất điều này có lợi cho dự án và các VCs đang bán token của mình.
Và trước đi khi đi vào những cách để giải quyết vấn đề đu đỉnh trong thị trường crypto thì chúng ta cùng phải nhìn nhận những lí do khiến chúng ta bị mắc vào hoàn cảnh đó.
Bản chất là thiếu Kiến Thức
Đối với mọi thị trường tài chính thì ai cũng hiểu để đầu tư được thì cần phải có kiến thức nhưng để học kiến thức thì gặp các vấn đề như loạn thông tin, rối định hướng, không biết bắt đầu từ đâu,… từ đó dẫn tới một số các tình trạng như:
- Nghe nhiều KOLs, các nhóm và cộng đồng chia sẻ kèo rồi all in. Kèo nào cũng theo mà không cần hiểu. Take Profit hay Stoploss cũng để KOLs, chủ cộng đồng đưa cho. Việc của mình là vào lệnh và không cần nghĩ gì.
- Mua theo những yếu tố may rủi hay còn gọi là tâm linh như theo logo đẹp, tên dự án hay, tầm nhìn xịn,…
- Mua theo những yếu tố đơn thuần như dự án có backer xịn, có team xịn, công nghệ hay, tầm nhìn dài hạn, sự độc nhất,…
Kiến thức là cốt lõi của mọi vấn đề nếu bạn không có kiến thức thì bạn sẽ chẳng làm được gì ngay cả luộc trứng. Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng ngay cả công việc đang giúp bạn kiếm tiền lương mỗi ngày, mỗi tháng thì đều yêu cầu kiến thức vậy mà bạn vào thị trường crypto muốn trở thành triệu phú nhưng lại không muộc học.
Điều đó hiển nhiên là ai cũng biết nhưng không phải ai cũng chấp nhận bài học đó. Người ta vẫn cứ hy vọng các KOLs sẽ giỏi và giúp họ kiến tiền. Nên nhớ rằng khi bạn còn học mầm non thì những đứa trẻ KOLs mới tập tành đọc a, b, c,… thì bạn cũng đã thấy hỏi giỏi.
Có kiến thức vẫn đu đỉnh như thường
Như vấn đề ở trên có kiến thức nhưng cũng phân loại thành nhiều cấp bậc. Chỉ đơn thuần việc luộc trứng với những người không rành thì chỉ đơn giảm bật bếp rồi chờ khoảng 10p là có ăn nhưng với người có kiến thức hơn một chút thì họ biết luộc theo công thức 3 -6 -9. Vậy nên nếu bạn là người đầu tiên thì bạn có thể luộc được trứng nhưng chưa chắc đã ngon.
Trong thị trường Crypto cũng vậy, có kiến thức nhưng kiến thức sâu tới đâu và có thể áp dụng thực tế như thế nào thì lại được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Một số cấp bậc như:
- Cấp độ 1: Học các khái niệm cơ bản như Crypto & Blockchain là gì, DeFi là gì, AMM là gì, Yield Farming là gì, Lending & Borrowing là gì, NFT là gì,…
- Cấp độ 2: Đọc và hiểu. Tại cấp độ này bạn có khả năng đọc và hiểu toàn bộ các kiến thức trong thị trường từ phân tích cơ bản, theo dõi thị trường, cập nhật thông tin,…
- Cấp độ 3: Đọc và hiểu sâu. Tại cấp độ này bạn sẽ có góc nhìn sâu hơn về thị trường như cơ chế hoạt động của dự án, dự án capture value cho native token như nào, xu hướng này đang vận hành ra sao,…
- Cấp độ 4: Đọc, hiểu sâu và dự phóng. Sau khi có kiến thức khá chuyên sâu trong thị trường từ những điều hiện tại bạn có thể bắt đầu đưa ra các dự phóng của thị trường như điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, xu hướng nào sẽ tiếp tục bùng nổ,…
- Cấp độ 5: Đọc, hiểu, dự phóng và đầu tư. Tại giai đoạn này bạn sẵn sàng đặt cược các khoản tiền của mình vào những kiến thức và dự phóng cá nhân.
- Cấp độ 6: Đọc, hiểu, dự phóng, đầu tư và kinh nghiệm. Tại giai đoạn này bạn sẽ phải học hỏi từ cả những thương vụ thất bại và những thương vụ thành công. Làm sao để giảm thiểu thất bại và tăng khả năng thành công.
Thông thường người ta bỏ qua cấp độ 1, 2 3, 4 và chỉ làm đúng 1 phần của cấp độ 5 là đầu tư. Với việc hành động như vậy thì rõ ràng việc đu đỉnh là chuyện bình thường. Ngay cả những người giỏi nhất cũng đều đu đỉnh như mọi người thấy rất nhiều các quỹ đầu tư lớn đã thua lỗ với thị trường khi đầu tư trong năm 2021.
Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt giữa những nhà đầu tư chuyên nghiệp và những newbie trong thị trường đó chính cách họ xử lý những khoản đầu tư bị đu đỉnh đó như thế nào?
Làm Gì Khi Đu Đỉnh Crypto
Chấp nhận việc thua lỗ
Chấp nhận là điều khó khăn nhất đối với các nhà đầu tư. Khi thua lỗ họ trở nên mất lí trí và bị nhấn chìm trong các cảm xúc tiêu cực họ tìm tới dự án, đội ngũ phát triển và buông những lời cay đắng. Từ đó họ trở thành một nhà đầu tư vô cùng toxic cho rằng mọi thứ đều là lừa đảo và bánh vẽ.
Có những người thì nhẹ nhàng hơn nhưng hậu quả gây ra cũng không kém. Họ lờ đi các khoản đầu tư thua lỗ và âm thân hi vọng kiểu “quăng đấy biết sau uptrend lại về bờ”. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ hành xử như vậy tuy nhiên trong thị trường crypto thì 99% các dự án đều sẽ không quay lại đỉnh cũ trong chu kì tiếp theo.
Chính vì vậy chúng ta phải có một số các tâm lý tích cực và đúng đắn như sau:
- Chấp nhận rằng chúng ta đã thua lỗ trong thương vụ đầu tư này. Coi nó là một điều thông thường khi đầu tư mạo hiểm.
- Hiểu rằng việc toxic dự án là không có ích lợi gì. Điều đó không giúp tài khoản chúng ta tăng trở lại và việc đó chỉ giống như chúng ta đang gom rác về nhà mình.
- Giữ một tâm lý tích cực để bước vào giai đoạn tìm hiểu nguyên nhân.
Phân tích nguyên nhân và rút ra bài học
Đến đây chúng ta cần phải nghiêm túc xem lại bản thân rằng đâu là lí do thực sự khiến mình bị thua lỗ. Đừng ngại chấp nhận những yếu điểm của chính mình bởi vì nếu không chấp nhận yếu điểm thì bạn chắc chắn sẽ không thể thay đổi được. Dưới đây là một số người nhân và bài học rút ra.
Nguyên nhân | Bài học rút ra |
---|---|
Nghe theo KOLs, cộng đồng call kèo | Tuyệt đối: Tự đầu tư vào bản thân, tự học, tự lên kèo cho chính mình. Tương đối: Cần đánh giá và xem xét lại những KOLs và cộng đồng mình đang theo dõi để có sự chọn lọc. |
FOMO các tin tức, alpha leak, insight news,… | Tập quản lý cảm xúc và trở nên kỉ luật hơn. |
Thiếu kiến thức ở mảng nào đó | Bổ sung các kiến thức mình cần biết. Lên kế hoạch và lộ trình học tập. |
Chưa phân tích rõ ràng trước khi vào lệnh | Tập cho mình thói quen phân tích kĩ càng, tìm các điểm vào hợp lý thay vì bị FOMO bởi công nghệ, tiềm năng,… |
Xem xét lại dự án mình đu đỉnh
Rất nhiều người thả trôi dự án và kì vọng nó sẽ về bờ trở lại, tuy nhiên điều này gần như là xấu. Chúng ta cần phải tự nghiên cứu và trả lời một số câu hỏi dưới đây:
- Tình hình chung của thị trường như thế nào? Thị trường đang uptrend? Đang downtrend hay trong giai đoạn đi ngang và tích luỹ? Bắt buộc phải tự đưa ra dự phóng để có những kế hoạch tiếp theo.
- Dự án có đang phát triển hay không? Trong thời gian gần nhất dự án đã cập nhật những gì? Những điều đó ảnh hưởng tới dự án ra sao? Trong thời gian ngắn, trung và dài hạn thì dự án sẽ nâng cấp gì? Điều đó ảnh hưởng tới dự án ra sao?
- Dự án thuộc mảng nào? Mảng này liệu trong tương lai có thể trở thành một xu hướng của thị trường hay không? Tại sao có thể trở thành xu hướng và có thể dẫn dầu xu hướng.
- Tokenomics của dự án đang ở giai đoạn nào? VCs và Core Team đã được trả chưa? Giá của họ so với giá hiện tại như thế nào?
Đưa ra kế hoạch tiếp theo
Tự việc tự trả lời các câu hỏi trên chúng ta có thể đưa ra nhiều các quyết định khác nhau dựa trên tài chính cá nhân, xu hướng thị trường,… bao gồm:
- Bán toàn bộ vì dự án đã không còn tiềm năng.
- Bán một phần để tiếp tục quan sát dự án.
- Tiếp tục nắm giữ.
- Tiếp tục nắm giữ và DCA tại những mức giá mình dự phóng.
Tới khi ra quyết định bạn không cần chần chừ và suy nghĩ quá nhiều. Một số suy nghĩ có thể nổi lên trong đầu các bạn như: “Bán rồi không biết nó tăng lại thì sao nhỉ?”, “Nhỡ mùa sau nó quay về phá đỉnh cũ thì sao nhỉ?”, “Mình thấy tuy đội ngũ không làm việc nhiều nhưng họ vẫn là những con người tài năng”,…
Tái cấu trúc danh mục đầu tư là một chuyện đau lòng nên chúng ta hãy sử dụng tư duy logic nhiều hơn là việc các suy nghĩ cảm tính.
Hành động
Keyword ở đây chính là sự “kỉ luật”. Sau khi đã lên kế hoạch thì bạn cần kỉ luật làm theo kế hoạch của chính mình. Tuy nhiên, bên cạnh sự kỉ luật chúng ta vẫn cần có sự uyển chuyển.
Ví dụ: Tại thời điểm khi ta quyết định tái cơ cấu Portfolio, ta thấy dự án đó vẫn làm việc và còn có khả năng tăng trưởng trở lại trong thời gian tiếp theo. Chúng ta đưa ra phương án là tiếp tục nắm giữ và DCA tại các mức giá hợp lý.
Tuy nhiên, 2 - 3 tháng sau chúng ta thấy sự nâng cấp của dự án không có tác dụng thu hút người dùng và tăng doanh thu thì lúc đó ta cũng phải đưa ra một kế hoạch mới. Thị trường crypto luôn luôn thay đổi việc nắm giữ và DCA giá hợp lý sẽ thường đúng với BTC và ETH, còn với các altcoin kế hoạch rất dễ bị thay đổi
Tổng Kết
Đu đỉnh trong thị trường crypto là một chuyện hết sức bình thường. Bạn không cần phải xấu hổ và lo lắng mỗi khi gặp phải trường hợp này. Điều quan trọng là hãy cứ tự tin đối diện và xử lý nó. Sau mỗi lần đu đỉnh bạn sẽ trưởng thành hơn.
Thất bại là mẹ thành công. Tuy nhiên, đừng có nhiều mẹ quá. Đừng nên tắm qua 2 lần trên một dòng sông.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024