Ponzi và đặc biệt là Bánh vẽ công nghệ là những thuật ngữ đã vô cùng quen thuộc ở trong thị trường crypto mà chúng ta nghe hàng ngày. Tuy nhiên, Ponzi và bánh vẽ công nghệ có thực sự xấu hay tốt không thì mình xin mạn phép chia sẻ góc nhìn cá nhân trong bài viết dưới đây.
Một số các bài viết chia sẻ kinh nghiệm của mình, mọi người có thể tham khảo thêm như:
Thế Nào Là Ponzi, Là Bánh Vẽ Công Nghệ?
Tổng quan về Ponzi
Tất nhiên, trước khi chúng ta đánh giá một cách chủ quan về một khái niệm, vấn đề nào đó thì chúng ta cần phải có một góc nhìn đầy đủ và chính xác về nó. Vậy Ponzi là gì và Bánh vẽ công nghệ là gì?
Ponzi là gì? Ponzi là một kiểu lừa đảo trong đó người tổ chức hứa cho nhà đầu tư lợi nhuận cao trong thời gian ngắn bằng cách sử dụng tiền của những nhà đầu tư mới hơn để trả cho những nhà đầu tư cũ hơn. Sự kiện trả lãi nhanh này sẽ tiếp tục cho đến khi không còn đủ người mới tham gia để trả lãi cho những người cũ hơn, khi đó hệ thống sẽ sụp đổ và đa số nhà đầu tư sẽ mất hết tiền của họ.
Kiểu lừa đảo này được đặt tên theo tên Charles Ponzi, người đã áp dụng nó lần đầu tiên vào đầu những năm 1920.
Trong thị trường crypto, chúng ta có thể đưa ra một số các mô hình là các dự án được xây dựng trên thanh khoản của nhau một cách dày đặc cũng có thể nói mô hình có tính Ponzi nhưng nó chỉ là một phần khoảng 20 - 30% của Ponzi thật sự. một cách dễ hiểu thì đó là các mô hình các dự án được xây dựng xếp chồng lên nhau.
Tổng quan về bánh vẽ công nghệ
Bánh vẽ công nghệ (Tech Cake) là gì? Bánh vẽ công nghệ trong thị trường crypto là thuật ngữ chỉ cho việc phát hành token mới mà không có sản phẩm thực tế hoặc vẫn còn ở giai đoạn phát triển. Các dự án kinh doanh sử dụng Tech Cake thường hứa hẹn một số ứng dụng mới hoặc kỹ thuật mới với việc phát triển blockchain, nhưng chưa có bằng chứng thực tế để chứng minh tính khả thi của thông tin đó.
Tech Cake có xu hướng gây ra hiệu ứng giá gia tăng cho token ngay trong giai đoạn đầu phát hành, nhưng sau đó thường gặp khó khăn khi không thể hoàn thành sản phẩm hoặc ứng dụng như đã hứa hẹn, dẫn đến giá token giảm mạnh hoặc thậm chí bị vô hiệu hóa.
Một số ví dụ điển hình về Ponzi trong thị trường crypto
Câu chuyện của 1 người xây 11 dự án trên Solana
Ian Macalinao và ảnh trai Dylan Macalinao đã bị một số các tờ báo uy tín cáo buộc rằng: "Hai anh em đã sử dụng mô hình các dự án xếp chồng với lên nhau trên hệ sinh thái Solana để biết $1 tiền thật của người dùng thành $6 trên TVL trên DeFiLlama qua cách mà họ nói là mở khóa thanh khoản".
Hai anh em Macalinao bị báo cuộc đã xây dựng đến 11 các dự án khác nhau như Saber, Sunny, Cashio, Goki Protocol, Quarry Protocol, Tribeca DAO, Crate, Sencha, Traction Market, Venko App,... và hầu hết các dự án này đều có sự liên quan tới nhau. Mô hình Ponzi ở đây tương đối đơn giản:
- Bước 1: Xây dựng 1 nền tảng StableSwap là Saber (phải khiến nó thành công) thì các bước sau mới được vận hành một cách dễ dàng. Khi cung cấp thanh khoản trên Saber người dùng sẽ nhận về LP Token. Với LP Token này thì người dùng có một số lựa chọn.
- Bước 2a: Khóa LP Token trên Sunny Aggregator - là một nền tảng Yield Aggregator, để farm ra đồng SUNNY.
- Bước 2b: Khóa LP Token trên nền tảng Cashio để mint ra stablecoin CASH. Nền tảng Cashio có token COW.
- Bước 3b: Sử dụng COW trên Tribeca để tham gia vào quyền quả trị trên Cashio.
Nhiều dự án Yield Farming ra đời sau này như Quarry Protocol cũng đều "dẫn dụ" người dùng kiếm lợi nhuận trên Saber hay Cashio.
Câu chuyện của GMX trên Arbitrum
Có thể nói rằng GMX là một chúa Ponzi. Tuy nhiên, mình thích điều đó. GMX xây dựng tính ponzi trong cả thiết kế tokenomics và hệ sinh thái của mình. Cùng điểm qua mô hình tokenomics của GMX có một số điểm nổi bật như sau:
- GMX là native token của dự án và GLP là đại diện tài sản trong Pool khi người dùng cung cấp thanh khoản trên GMX.
- GLP khi stake sẽ nhận về doanh thu giao thức, esGMX và tự động stake phần thưởng.
- Stake GMX nhận về esGMX. Phần thưởng nhận về là doanh thu của giao thức và esGMX (dạng phát thải của GMX). esGMX sẽ được vesting dần thành GMX nếu không stake.
- Nếu tiếp tục stake esGMX thì người dùng sẽ nhận thêm esGMX, doanh thu giao thức và Multiplier Point.
- Tiếp tục stake Multiplier Point (MP) sẽ nhận về doanh thu giao thức, esGMX và một số quyền lợi khác.
Rõ ràng, để nhận được tối ưu phần thưởng từ GMX bạn phải khóa tất cả những gì bạn nhận về từ GMX, esGMX hay MP. Kể cả doanh thu bạn nhận về từ giao thức muốn tối ưu thì tiếp tục cầm nó đi cung cấp thanh khoản nhận về GLP rồi mang SLP đi stake. Một flyweel tuyệt vời cho nền kinh tế trên GMX khiến cho người dùng có thể lock to die GMX hay GLP của mình.
Không dừng lại đó, GMX còn cả một hệ sinh thái hùng mạnh bao gồm:
- Hê sinh thái hỗ trợ GMX: Raidant Capital, Rage Trade, Vesta Finance, Dopex, Lyra Finance, Sentiment, Rodeo Finance, Tender Finance,...
- Hệ sinh thái cung cấp thanh khoản trên GMX: Jones DAO, Rage Trade, Abracadabra, Redacted Cartel, GMD Protocol, Vovo Finance, Olive, Neutra Finance,...
Có thể nói rằng có một thế giới được xây dựng trên GMX và GLP với mục tiêu là hưởng một phần doanh thu của giao thức, tuy nhiên mô hình này có tỷ lệ ponzi nhưng không nhiều.
Một số ví dụ điển hình về Bánh vẽ trong thị trường crypto
Thực sự khoảng cách giữa bánh vẽ và thực tế đôi khi rất gần nhau. Tuy nhiên, mình sẽ đưa ra một số các trường theo mà đó dựa trên quan điểm của cá nhân mình (không được coi là lời khuyên đầu tư) như sau:
- R*** là một tựa game đã bánh vẽ ra Metaverse rồi nền kinh tế kết hợp DeFi khiến người dùng tiếp tục lao vào mua token của nền tảng & những người đã x hàng trăm lần vẫn tin tưởng dự án chờ tới mức giá cao hơn.
- C*** là một blockchain nền tảng khi ra đời đặt hướng tới là một Mobile Blockchain khiến cho ai cũng có thể chạy 1 node trên điện thoại nhưng giờ đã thay đổi định hướng.
- C****o là một Blockchain ra đời với mục tiêu là Ethereum Killer nhưng mà Killer chưa thấy đâu, xây dựng mấy năm mới mainnet và vừa mainnet thì mạng quá tải.
- **** ******** là một dự án Blockchain nền tảng khi ra đời có công nghệ mới nhất của người đi đâu nhưng xây dựng bị chậm deadline tới gần 1 năm, hiện tại đã đưa ra lộ trình phát triển mới và không thấy nhắc lại công nghệ cũ.
Rõ ràng, bánh vẽ công nghệ trong thị trường crypto thường để nhắc tới những dự án mới sử dụng các công nghệ mới nhất hoặc những công nghệ xịn nhất của thị trường hiện nay để cam kết với người dùng.
- Chúng tôi sẽ đạt khả năng mở rộng là hàng trăm ngàn TPS và thậm chí là mở rộng không giới hạn.
- Chúng tôi có tốc độ siêu nhanh và phí giao dịch gần như bằng 0.
- Chúng tôi có công nghệ để đưa 1 tỷ người dùng vào Web3 mà không có trở lại về khả năng mở rộng.
Thực tế mình nhìn nhận được rằng, tất cả những công nghệ trong thị trường crypto được hứa hẹn bởi các nhà phát triển đều là bánh vẽ hết cho tới khi nó hoàn thành. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có kiến thức để đánh giá các loại bánh vẽ nào có thể trở thành sự thật hoặc mãi mãi là bánh vẽ qua một số các ý chính như sau:
- Dựa trên các kiến thức mình hoàn được mình phải thật sự hiểu bánh vẽ đó là gì? Mục tiêu & tầm nhìn ra đời để làm gì? Nó có thể được thực hiện không? Ví dụ: 10.000 TPS trong Crypto thì có thể đạt được nhưng mở hạn vô tận thì hơi bánh vẽ quá.
- Dựa vào chính đội ngũ phát triển về kinh nghiệm, kĩ năng và background. Một đội nhóm chưa có kinh nghiệm gì những muốn xây dựng một Layer 1 là Ethereum Killer thì cũng bánh vẽ khá cao.
Những Tác Hại Của Ponzi & Tech Cake Trong Thị Trường Crypto
Không cần phải nói Ponzi và Tech Cake có những tác hại khổng lồ đến thị trường crypto. Nhưng nếu nhìn sâu hơn vào các mô hình này chúng ta sẽ thấy một số những vấn đề lớn sau đây:
- Scam - Lừa đảo: Tác hại của Ponzi là khi mô hình đó sụp đổ nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các thị trường crypto bởi vì các dự án Ponzi có thời gian phát triển càng lâu thì nó càng bám nhiều rễ (có liên quan tới nhiều giao thức, dự án trong thị trường) nên khi nó sụp đổ nó có thể kéo theo.
- Làm mọi người trên thế có có những cái nhìn vô cùng tiêu cực vào thị trường crypto nói chung, 1 dự án scam họ cho rằng cả thị trường này đều không có giá trị về dài hạn chỉ là những chiêu trò lừa đảo của các nhà phát triển có tư duy ngắn hạn.
- Làm cho các chính phủ có những quan ngại từ đó có những hành động cực đoan tác động lớn tới thị trường như cấm giao dịch, cấm lưu trữ, cấm truy cập,... mặc dù ngay cả chính phủ cũng chưa có một sự hiểu đúng về thị trường này. Bằng chứng là Mỹ đang có những tác động rất xấu tới thị trường crypto.
- Thị trường crypto mà có những dự án sam mà đã phát triển lâu dài sụp đổ thường mất rất nhiều thời gian để có thể hồi phục và quay trở lại.
- Tech cake làm các nhà đầu tư không biết đâu là công nghệ có thể đạt được và đâu là bánh vẽ điều đó dễ dẫn họ tới tư duy tất cả mọi thứ trong crypto đều là bánh vẽ và đây 100% là trò chơi tài chính, không có công nghệ thật sự. Tư duy này là một tác hại lớn đến nhà đầu tư, điều này làm các NĐT dễ dàng trở thành con bạc.
Ponzi hay Tach cake có những tác hại sự thật sự tới thị trường crypto. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng: "Đừng hi vọng Ponzi hay Tech cake sẽ biến mất vì nó luôn luôn tồn tại song hành với lòng tham con người, lòng tham con người biết mất thì Ponzi và Tech cake sẽ tự động biến mất. Đó là tương duyên, tương tức (theo cách nói của nhà Phật). Vì vậy, hãy trở nên giỏi hơn để nhìn thấu nó."
Đừng Mong Ponzi & Tech Cake Biến Mất
Như mình đã nói ở trên Ponzi và Tech cake nó đồng hành cùng với lòng tham con người. Khi nào lòng tham con người biến mất thì lúc đó các mô hình Ponzi hay Tech cake sẽ tự động biến mất. Chúng ta có thể thấy rằng khởi đầu của một xu hướng luôn là các dự án làm thật và ăn thật nhưng để biến đó thành một xu hướng thì bắt buộc phải có Ponzi và Tech cake. Cùng nhìn lại:
- DeFi Summer mở đầu bằng các dự án chất lượng như Compound, Uniswap và Maker DAO sau đó hàng ngàn các dự án ra đời với mô hình tương tự nhhưng có sự sáng tạo trong việc thu hút vốn từ người dùng.
- GameFi được khởi động bằng Axie Infinity sau đó hàng làng hoạt các mô hình tương tự các trò chơi mang nặng tính Ponzi và sụp đổ sau một thời gian ngắn. Không phủ nhận Axie Infinity cũng có tính Ponzi bởi nếu không có thì sẽ không thành công như vậy trong một khoảng thời gian ngắn.
- Metaverse được khởi đầu bởi Facebook rồi các dự án trên Crypto bắt đầu gắn mác Metaverse (câu chuyện của Tech cake).
- Layer 1 mới ra đời với các công nghệ xịn xò với hàng trăm ngàn TPS, phí gần như bằng 0 cũng là một câu chuyện về Tech cake.
Có thể nói rằng, các dự án mới ra đời mà mình tăng trưởng nhanh và mạnh để chiếm lĩnh thị trường thì bắt buộc phải có một chút Tech cake và Ponzi nó được coi là một gia vị của món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng ít cũng sẽ không quá ảnh hưởng tới dự án về dài hạn tuy nhiên nếu lạm dụng thì sẽ là một câu chuyện khác.
Chúng Ta Cần Phải Làm Gì Trước Ponzi & Tech Cake
Đối với chúng ta thì theo mình chúng ta nên không có những tư duy cực đoan như kiểu:
- Toàn bộ thị trường này đều là Ponzi và Tech cake. Chúng không hề có giá trị thật!
- Tôi sẽ không bao giờ đầu tư vào một dự án mà có Ponzi và Tech cake. Anti nó!
Chúng ta nên chấp nhận rằng nếu như không có Ponzi và Tech cake thì rất khó để thị trường crypto có thể tăng trưởng một cách điên rồ và đó cũng là cách nên kinh tế tài chính truyền thống phát triển bao nhiêu năm nay. Việc của chúng ta là chúng ta phải học, đọc, nghiên cứu sâu sắc và hiểu nó. Chúng ta cần phải hiểu nó là gì, cách vận hành của nó ra sao, cách nó tác động tới dự án và thị trường như thế nào, cuối cùng làm thể nào để kiếm tiền được từ nó.
Thông thường các dự án Ponzi và Tech cake thường có một số các giai đoạn chủ yếu như sau:
- Giai đoạn 1: Dự án trong quá trình phát triển sẽ rất ít người biết đến dự án.
- Giai đoạn 2: Các thông tin bắt đầu được bơm nhẹ làm thị trường fomo và biết tới dự án.
- Giai đoạn 3: Làm cho giá dự án bị chia vài lần để các nhà đầu tư cắt lỗ và rời bỏ dự án.
- Giai đoạn 4: Ra thông tin ồ ạt và đẩy giá liên tục, liên tục. Gây FOMO cực độ cho toàn bộ thị trường & cộng đồng làm cho ai ai, nhà nhà đều biết tới dự án xịn xò, sinh lời tốt với tầm nhìn kinh khủng.
- Giai đoạn 5: Đội ngũ phát triển và những người đầu tư ban đầu xả token ồ ạt nhưng vẫn ra tin tức tốt để cộng đồng tiếp tục nắm giữ mà không xả.
- Giai đoạn 6: Đội ngũ phát triển kiếm đủ tiền và đi xây dựng án mới.
Ngoài ra cũng có một số các mô hình vận hành như sau:
- Giai đoạn 1: Làm 1 dự án giúp các nhà đầu tư thắng đậm.
- Giai đoạn 2: Làm 1 dự án tiếp theo giúp các nhà đầu tư tiếp tục thắng. Trong giai đoạn này nhà đầu tư của giai đoạn 1 đã mời thêm bạn bè đề tham gia dự án tiếp theo vì thấy đội ngũ này xịn.
- Giai đoạn 3: Làm 1 dự án tiếp theo giúp các nhà đầu tư tiếp tục thắng. Trong giai đoạn này nhà đầu tư của giai đoạn 1 và 2 đã mời thêm bạn bè đề tham gia dự án tiếp theo vì thấy đội ngũ này xịn.
- Giai đoạn 4: Khi lượng người dùng đã tăng trưởng tới cực độ, ai ai cũng tin tưởng vào dev, sẵn sàng all in để thay đổi đời vì trước đó họ vào vốn dưới dạng không biết team này có ổn không? Và khi niềm tin đã đạt đỉnh thì đội ngũ phát triển sẽ "uppo".
Có nhiều các mô hình khác nhau nhưng tựu chung đều là sử dụng tiền làm mầu câu để nhà đầu tư tin tưởng vào mình, cho họ chút tiền lời ban đầu để phát triển niềm tin và khi niệm tin đạt cực đại thì đến lúc đội ngũ làm việc của họ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu được một số các vấn đề sau trong một dự án:
- Dự án này có sử dụng Ponzi và Tech cake không?
- Trong quá khứ, đội ngũ này từng làm dự án Ponzi, Scam nào chưa? Hầu hết sẽ không có thông tin của đội ngũ phát triển dự án.
- Dự án này trong quá khứ đã làm những gì để tăng niềm tin cho người dùng?
- Dự án đang trong giai đoạn nào thường chúng ta đánh giá dựa trên độ lớn cộng đồng, các sản phẩm trước đó, độ fomo của cộng đồng. Các chỉ số càng lớn thì giai đoạn đang càng gần cuối.
Từ việc hiểu và thấu giúp chúng ta quyết định có nên tham gia cuộc chơi hay không? Khi cảm thấy ngay bản thân mình còn fomo thì khả năng cao là không nên nhưng khi bản thân chúng ta còn nghi ngờ dự án thì đó lại là một thời điểm tuyệt vời. Vì bản thân ta cũng có lòng tham và dựa trên chính cảm xúc của mình để đầu tư.
Tổng Kết
Đừng hi vọng Ponzi hay Tech cake sẽ biến mất vì nó luôn luôn tồn tại song hành với lòng tham con người, lòng tham con người biết mất thì Ponzi và Tech cake sẽ tự động biến mất. Đó là tương duyên, tương tức (theo cách nói của nhà Phật). Vì vậy, hãy trở nên giỏi hơn để nhìn thấu nó.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024