Kể từ ra mắt mạng chính mainnet thì một loạt các thử nghiệm đã liên tục diễn ra trên hệ sinh thái Fractal. Chúng ta có thể kể đến như FLUX được xem là token đầu tiên được phát hành và giá OTC của nó cũng đã tăng 60 lần. Trong thời gian gần đây, Unisat tiếp tục giới thiệu tiêu chuẩn mới mang tên CAT 20. Vậy nó có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research phân tích CAT 20 trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài phân tích CAT 20, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé
Tổng Quan Về CAT 20
CAT 20 là một tiêu chuẩn token mới được Unisat chính thức giới thiệu vào ngày 11/09/2024. Trong đó tiêu chuẩn này được lấy nguyên tắc thiết kế từ Cat Protocol đã được cộng đồng bàn tán sôi nổi từ trước đó. Khi tìm hiểu kỹ tài liệu kỹ thuật của CAT 20, chúng ta sẽ thấy rằng thiết kế của token này, từ khâu triển khai đến logic minting đều khá hoàn chỉnh. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các đặc điểm của token CAT 20:
- Tên token không duy nhất: Tương tự như ERC-20, bất kỳ ai cũng có thể triển khai token với cùng tên hoặc ký hiệu. Điều này giúp tránh được tình trạng tranh giành tên đẹp như trên BRC-20 hoặc Rune.
- Quản lý việc đúc và chuyển token qua Smart Contract: Khi tiêu tốn UTXO (Unspent Transaction Output) để đúc token mới, hệ thống sẽ sinh ra một Minter UTXO mới. Các UTXO này có thể được sử dụng lại để tiếp tục đúc thêm token. Mặc dù các UTXO có thể được hợp nhất, số lượng token vẫn sẽ được giữ nguyên. Vì vậy, hiện tượng Burn tài sản CAT khi sử dụng UTXO chứa tài sản trong giao dịch minting mà cộng đồng lo ngại có thể không thực sự tồn tại.
- Quy tắc phát hành và minting linh hoạt: Khác với các giao thức dựa trên indexer, người phát hành token CAT 20 có thể tự do thiết lập các quy tắc minting mà không cần thay đổi gì ở giao thức cơ bản. Các quy tắc này có thể bao gồm: hỗ trợ trả phí để mint, giới hạn thời gian và chiều cao block cho minting, thiết lập cơ chế khai thác Proof of Work (PoW), cơ chế mint qua whitelist và các quy tắc như staking để mint.
- Hỗ trợ cả phát hành phi tập trung và tập trung: CAT 20 hỗ trợ phương thức mint phi tập trung, tương tự như BRC-20 nơi người phát hành chỉ cần thiết lập các tham số và bất kỳ ai cũng có thể tham gia mint token. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ phương thức mint tập trung nơi chỉ người phát hành mới có quyền mint token.
- Hỗ trợ các tính năng như pre-mint và burn token: CAT 20 cũng hỗ trợ các tính năng tiên tiến như pre-mint và burn token giúp người phát hành có thêm sự linh hoạt trong việc quản lý nguồn cung token.
Nhìn chung, CAT 20 cung cấp một bộ công cụ linh hoạt và đầy đủ cho việc phát hành và quản lý token, phù hợp cho cả các dự án phi tập trung lẫn tập trung. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hệ sinh thái Fractal Bitcoin.
Các Nền Tảng Mint Token Lần Lượt Ra Mắt
Mặc dù tiêu chuẩn CAT 20 đã nhận được rất nhiều sự đón nhận của cộng đồng nhưng dự án chỉ cung cấp những thông tin về CAT 20 chứ không cung cấp một nền tảng chính thống nào cho phép mint và giao dịch token theo tiêu chuẩn này. Vì vậy cộng đồng vẫn đang tìm hiểu cách thực hiện mint token khi sự chú ý đang ngày càng tăng lên. Ban đầu, người chơi chỉ có thể tham gia minting token thông qua việc tự dựng node Fractal và chạy các câu lệnh CLI để mint token. Tuy nhiên giờ đây đã có một số nền tảng hỗ trợ minting. Dưới đây là danh sách một số nền tảng đã và đang hỗ trợ:
- Dotswap: Vào ngày 13/09/2024, tức là 2 ngày sau khi CAT 20 được giới thiệu với cộng đồng thì Dotswap đã nhanh chóng ra mắt công cụ hỗ trợ mint CAT 20 trên nền tảng của mình. Theo đó, người dùng chỉ cần chuẩn bị lượng Fractal cần thiết là có thể mint token CAT với vòng lặp tối đa lên tới 25 (mỗi vòng mint được 5 token) trong mỗi giao dịch trên Dotswap.
- CoinTool: Những ai đã từng sử dụng nền tảng đa chuỗi để mint inscription trong năm qua có thể sẽ quen thuộc với CoinTool. Hiện tại, nền tảng này đã ra mắt công cụ hỗ trợ mint token CAT 20. Tuy nhiên, người dùng phải nhập mnemonic (cụm từ khôi phục ví), điều này tiềm ẩn rủi ro bảo mật. Những người quan tâm có thể thử nghiệm bằng các địa chỉ có số dư nhỏ để giảm thiểu rủi ro.
- Bitatom: Là một công cụ được phát triển bởi nhà phát triển độc lập ZEN, người trước đó đã tạo ra Atomicals - một marketplace dành cho giao dịch tài sản số. Do đó, công cụ này có độ tin cậy cao trong cộng đồng. Hiện tại, nền tảng này chỉ mới hiển thị tiến độ mint của token CAT và chức năng minting đang trong quá trình phát triển, dự kiến sẽ sớm ra mắt.
- Runetoshi: Thực tế, Runetoshi không phải là một nền tảng mà là một dịch vụ minting có thu phí. Người dùng cần tạo yêu cầu thông qua Discord và gửi FB (Fractal Bitcoin) cho dịch vụ. Mỗi lần mint sẽ tốn phí 0,2 FB, khá đắt đỏ. Hiện tại, trong cộng đồng cũng có nhiều dịch vụ minting tương tự, người chơi có thể tìm kiếm và sử dụng, nhưng cũng cần cẩn thận với nguy cơ lừa đảo.
Mặc dù CAT 20 chỉ mới ra mắt được 2 ngày nhưng phản ứng của thị trường đã rất nhanh chóng. Chắc chắn không lâu nữa sẽ có nhiều công cụ tiện dụng hơn được phát triển, giúp giảm khoảng cách tham gia giữa những người chơi và làm cho quá trình mint trở nên dễ dàng hơn.
Được Unisat Hỗ Trợ Nhưng Ai Mới Là Đội Ngũ Đứng Sau CAT 20
Đội ngũ phát triển CAT Protocol vẫn giữ thái độ bí ẩn và không công khai bất kì điều gì với cộng đồng. Tài khoản chính thức trên nền tảng X chỉ đăng một dòng tweet duy nhất và sau đó không còn bất kỳ hoạt động nào nữa. Tuy nhiên, chỉ riêng việc thiết kế CAT 20 hoàn chỉnh chưa đủ để tạo ra làn sóng Fomo lớn cua. Không phải ai cũng có thời gian và sự quan tâm để đọc tài liệu kỹ thuật. Điều thực sự tạo nên cơn sốt và khiến phí gas cho việc minting tăng cao lên hàng trăm lần là do UniSat đã cập nhật trình duyệt Fractal vào tối hôm trước và thêm trang dành riêng cho CAT 20.
Sự cập nhật âm thầm này được cộng đồng cho rằng đã có kế hoạch từ trước và có giả thuyết cho rằng UniSat chính là đội ngũ đứng sau CAT 20. Tuy nhiên, trong buổi Twitter Space "Ord My God" do cộng đồng tổ chức vào tối qua, thành viên Vivian của đội ngũ UniSat và Fractal khi được hỏi về mối quan hệ với CAT 20 đã trả lời một cách khá dè dặt và thận trọng. Họ không làm rõ mối quan hệ giữa UniSat và CAT 20, chỉ nói rằng, mọi dự án xây dựng trên Fractal đều được hỗ trợ và lần cập nhật này có thể coi như một thử nghiệm.
Ngoài Unisat thì cộng đồng cũng có những suy đoán khác về đội ngũ đứng sau CAT Protocol. Một giả thuyết phổ biến cho rằng đó là đội ngũ sCrypt Official - những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực OP_CAT. Lý do đưa ra là họ có đủ kiến thức kỹ thuật để phát triển một giao thức token hoàn thiện như CAT 20. Ngoài ra, phong cách và cách trình bày trong tài liệu chính thức của CAT Protocol cũng giống với tài liệu của sCrypt Official. Nếu giả thuyết này đúng thì sCrypt Official đã từng nhận tài trợ 10.000 FB từ hệ sinh thái Fractal trong Season 0, chứng tỏ rằng hai bên đã có mối quan hệ hợp tác từ trước. Điều này cũng giải thích vì sao UniSat lại hỗ trợ CAT 20 một cách nhanh chóng như vậy.
Ngoài CAT Protocol với CAT 20, còn có hai giao thức CAT khác trong hệ sinh thái Bitcoin. Một là từ nhà sáng lập opnet Danny - người tuyên bố rằng ông đã phát minh ra CAT 20 vào tháng 08/2024 và dự định sẽ kích hoạt giao thức này sau block 21.000 trên mạng chính Fractal. Giao thức thứ hai là CATNIP do Udi Wertheimer - đồng sáng lập của Taproot Wizards và Quantum Cat phát hành nhưng nó chỉ hỗ trợ trên mạng chính Bitcoin.
Tuy nhiên, giao thức CAT Protocol được UniSat hỗ trợ dường như đang chiếm ưu thế. Điều đặc biệt của CAT Protocol là nó có thể hoạt động trên bất kỳ chuỗi UTXO nào hỗ trợ OP_CAT. Điều này có nghĩa là khi Bitcoin mainnet kích hoạt OP_CAT thì CAT Protocol cũng có thể dễ dàng chuyển sang mạng chính Bitcoin. Với việc có nhiều giao thức cạnh tranh và sự tham gia của các nền tảng lớn như UniSat, tương lai của CAT 20 và các giao thức dựa trên OP_CAT trong hệ sinh thái Bitcoin hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Với việc có nhiều giao thức cạnh tranh và sự tham giai của các nền tảng lớn như UniSat thì tương lai của CAT 20 và các giao thức dựa trên OP_CAT trong hệ sinh thái Bitcoin hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Ai Là Người Đang Kiếm Được Nhiều Lợi Nhuận Nhất Từ Sự Bùng Nổ Của CAT 20
Hiện tại, giá mua CAT trên các sàn giao dịch OTC đang ở mức 2 USDT cho mỗi 5 token. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn khá ít, có thể do hiện tại người dùng vẫn có thể tiếp tục mint hoặc gặp khó khăn trong việc chuyển token. Theo bảng tính toán chi phí mint CAT do zhangsan chia sẻ, mức phí mạng lưới Fractal hiện dao động từ 1.800 - 2.000 satoshi cho mỗi giao dịch. Với mức phí này, chi phí mint một lệnh CAT vào khoảng 2 USDT, do đó hiện tại lợi nhuận từ việc mint gần như không còn. Tuy nhiên, nếu trước đây ai đó đã mint CAT khi phí mạng ở mức dưới 200 satoshi thì hiện tại họ đã thu được lợi nhuận gấp 10 lần.
Tương tự như cơn sốt đào vàng ở San Francisco, người ta không biết liệu các nhà thám hiểm có tìm thấy nhiều vàng không nhưng chắc chắn những người bán quần jeans và xẻng cho thợ mỏ đã kiếm được bộn tiền. Trong bối cảnh CAT 20, ngoài những người mint sớm thu được lợi nhuận (nếu họ bán được), những người thực sự kiếm tiền là các bên cung cấp dịch vụ mint hộ, Deploy hộ và bán token FB - ba thứ mà người dùng cần để mint CAT, giống như những chiếc “xẻng” trong cơn sốt đào vàng.
Mặc dù chưa có dữ liệu chính xác về doanh thu từ dịch vụ mint và Deploy hộ nhưng rõ ràng sự khan hiếm của FB token đã thể hiện qua giá cả. Giá của FB đã tăng từ 15 USD lên 30 USD chỉ trong chưa đầy một ngày, ngay trước khi quá trình mint CAT bắt đầu. Hiện người dùng có thể giao dịch FB thông qua các giao dịch OTC trong cộng đồng, trên sàn giao dịch phi tập trung DotSwap hoặc trên sàn giao dịch tập trung CoinEx. Theo dữ liệu, hiện có khoảng 1,27 triệu FB đang lưu hành với vốn hóa thị trường lưu thông khoảng 38,34 triệu USD và tổng vốn hóa thị trường của FB lên đến 6,3 tỷ USD.
Sự Chú Ý Của CAT 20 Có Thể Kéo Dài Bao Lâu
Một ví dụ điển hình cho sự bùng nổ rồi lụi tàn là FLUX, từng được coi là token đầu tiên trên hệ sinh thái Fractal nhưng giờ đây gần như đã biến mất khỏi tầm mắt của cộng đồng và có rất ít giao dịch trên thị trường OTC. Khi ra mắt, FLUX đã thu hút sự chú ý nhờ câu chuyện "First is first" và khai thác hiệu quả dòng người dùng sớm. Hiện tại, CAT 20 cũng đang tận dụng một phần sức hút đó. Một mặt, nó dựa vào truyền thống của hệ sinh thái Bitcoin, vốn có yêu cầu cao về độ khó và rào cản tham gia. Mặt khác, sự hỗ trợ từ UniSat lại tiếp tục kích thích sự quan tâm của người chơi.
Mặc dù CAT 20 có một số ưu thế nhất định về thiết kế nhưng về cơ bản, nó vẫn là sản phẩm của nền kinh tế dựa trên sự chú ý. Vậy câu hỏi đặt ra là, nền kinh tế dựa trên sự chú ý này có thể duy trì trong bao lâu?
Thực tế cho thấy trên mạng chính Bitcoin, đã có nhiều giao thức token mới ra đời với những điểm mới lạ và đặc trưng riêng và cũng đã từng gây ra làn sóng Fomo trên các sàn giao dịch OTC. Tuy nhiên, hầu hết những dự án này đều sớm rơi vào quên lãng như Huge, Veda, CBRC 20, Compos Protocol (CPOS) và Orddefi. Không ít người lo ngại rằng Fractal cũng có thể sẽ đi vào con đường tương tự, trở thành một phần của chu kỳ bùng nổ rồi lụi tàn.
Đối với người chơi, phần lớn không có bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào ngoài việc kiên nhẫn đặt cược vào tương lai. Họ tiếp tục bỏ công sức và tài sản vào các token này, hy vọng vào sự bùng nổ tiếp theo nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro tiêu tốn sự chú ý và tiền bạc mà không chắc chắn về kết quả.
Tổng kết
Nhìn chung CAT 20 đang có lợi thế đi đầu và đang được cộng đồng kì vọng về một làn sóng Inscription tiếp theo trên hệ sinh thái Bitcoin. Trên đây là tất cả thông tin mình muốn giới thiệu trong bài phân tích CAT 20 này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Vana: Mạng Lưới Dữ Liệu Phi Tập Trung - November 17, 2024
- The Boo Bears Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT The Boo Bears - November 16, 2024
- Phân Tích Polymarket: Nền Tảng Dự Đoán Phi Tập Trung Hàng Đầu Trên Thị Trường - November 16, 2024