Khi phân tích Worldcoin chúng ta thấy được những ưu và nhược điểm để đầu tư vào dự án này thông qua các tiêu chí như đội ngũ phát triển, động lực tăng trưởng và Tokenomics. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích Worldcoin theo từng điểm để tìm ra xem liệu Worldcoin có thật sự xứng đáng đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.
Tổng Quan Về Worldcoin
Worldcoin là gì?
Worldcoin là một dự án về định danh người dùng phi tập trung thông qua cơ chế Proof of Personhood để xác minh danh tính thực của người dùng và lưu trữ trên Blockchain. Để xác minh được thật sự danh tính người dùng thì Worldcoin phải xác minh võng mạc người dùng thông qua một thiết bị chuyên dụng có tên là quả cầu ORB. Sản phẩm và nền kinh tế khởi đầu của Worldcoin bao gồm:
- Worldcoin (WLD): Là token chính thức của Worldcoin dùng để trả thưởng cho những người tham gia vào xác minh danh tính của Worldcoin.
- World ID: World ID là một Proof of Personhood (bằng chứng bảo về quyền riêng tư của con người) cho phép người dùng xác minh danh tính của họ một các trực tuyến trong khi vẫn duy trì được quyền riêng tư của họ bằng Zero Knowledge Proof.
- World App: World App là ứng dụng ví trên điện thoại thông minh đầu tiên sử dụng World ID, người dùng có thể sử dụng World App bằng cách tải ứng dụng về trên điện thoại sau đó tạo một tài khoản và tạo World ID thông qua một ORB.
- ORB: Orb là một thiết bị hình ảnh vật lý có hình cầu được dùng để quét vòng mạc người dùng sau đó tạo World ID. Ở thời điểm hiện tại thì Orb chỉ mới được hỗ trợ ở một vài thành phố lớn trên thế giới, tuy nhiên để thực hiện được tầm nhìn trở thành một mạng lưới định danh toàn cầu thì các Orb bắt buộc phải được lắp đặt ở tất cả mọi nơi có dân cư sinh sống.
Lộ trình phát triển của Worldcoin trong thời gian qua
Từ thời điểm cho ra mắt tới nay thì Worldcoin đã có 2 lần thay đổi nổi bật bao gồm lần ra mắt World ID 2.0 và World Chain. Đầu tiên chúng ta đến với World ID 2.0 với một số điểm nổi bật như sau:
- World ID 2.0 cho phép mọi người có thể xác minh danh tính của mình trên các nền tảng mạng xã hội như Reddit, Discord, Shopify, Telegram hay một số ứng dụng Web3.0 khác thông qua World App trên điện thoại thông minh.
- Các nhà phát triển ứng dụng cũng có thể lựa chọn các cấp độ xác thực khác nhau cho người dùng nền tảng của mình từ lite đến max. Điều này sẽ cho phép đảm bảo được thông tin cá nhân của mình sẽ không bị chia sẻ quá mức cần thiết trên các nền tảng
Tiếp theo là bản nâng cấp lớn nhất gần đây chính là việc cho ra mắt World Chain - nền tảng Blockchain Layer 2 được xây dựng dựa trên bộ công cụ OP Stack, với World Chain người dùng sẽ không mất phí khi tham gia xác minh danh tính và World Chain cũng chi phép các nhà phát triển xây dựng các nền tảng Mini Apps tương tự như trên Telegram.
Bên cạnh đó, World ID 3.0 cho phép người dùng xác minh danh tính thông qua các giấu tờ truyền thống như hộ chiếu và chứng minh thư thay vì bắt buộc phụ thuộc vào công nghệ quét sinh trắc học ORB. Cuối cùng là World App 3.0 ra mắt với nhiều nâng cấp như cải thiện hiệu suất của Web3 Wallet, gia tăng bảo mật và quyền riêng tư . Mọi người có thể đọc chi tiết về các bản nâng cấp trên trong bài viết Worldcoin Công Bố Nhiều Cập Nhất Mới, Điều Gì Đáng Chú Ý.
Tại Sao Chúng Ta Nên Đầu Tư Worldcoin?
Đội ngũ phát triển
Khi nhắc đến Worldcoin gần như tất cả mọi người đều nhớ tới Founder của dự án là Sam Altman. Sam Altman là một doanh nhân và nhà đầu tư nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực công nghệ tại Silicon Valley. Sự nghiệp của ông trải dài qua nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khởi nghiệp công nghệ đến đầu tư và phát triển trí tuệ nhân tạo, nhưng mỗi giai đoạn đều để lại dấu ấn rõ rệt.
Altman bắt đầu sự nghiệp khởi nghiệp vào năm 2005 với tư cách là người sáng lập Loopt, một ứng dụng chia sẻ vị trí trên thiết bị di động. Loopt ra đời với ý tưởng cung cấp dịch vụ chia sẻ vị trí theo thời gian thực, nhưng dù có nhận được sự đầu tư ban đầu đáng kể và nằm trong khóa đầu tiên của chương trình tăng tốc khởi nghiệp Y Combinator (YC), ứng dụng này không thể cạnh tranh lâu dài trên thị trường và được bán lại cho Green Dot Corporation vào năm 2012. Thất bại của Loopt được xem là một bước đệm quan trọng, giúp Altman tích lũy kinh nghiệm và các mối quan hệ trong giới khởi nghiệp.
Vào năm 2014, Altman gia nhập YC với vai trò chủ tịch và sau đó là giám đốc điều hành. Dưới sự quản lý của ông, YC đã mở rộng quy mô, chuyển từ một vườn ươm khởi nghiệp thành một tổ chức có tầm ảnh hưởng quốc tế trong giới công nghệ. Altman thúc đẩy các sáng kiến như YC Continuity (một quỹ đầu tư dành cho các công ty YC đã phát triển) và YC Research (một chương trình nghiên cứu phi lợi nhuận), nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ các công ty khởi nghiệp. Những sáng kiến này đã góp phần tạo ra một nền tảng vững chắc cho nhiều công ty công nghệ đáng chú ý, từ Airbnb, Dropbox đến Reddit.
Sau khi rời Y Combinator vào năm 2019, Altman chuyển trọng tâm sang OpenAI, một tổ chức nghiên cứu trí tuệ nhân tạo mà ông đồng sáng lập từ năm 2015. OpenAI ban đầu hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, tập trung vào phát triển AI có trách nhiệm và mang lại lợi ích rộng rãi cho xã hội. Altman đảm nhận vai trò CEO và lãnh đạo quá trình phát triển các mô hình AI tiên tiến như GPT-3 và ChatGPT, giúp OpenAI tạo ra những sản phẩm có khả năng ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Altman cũng đẩy mạnh nghiên cứu về các vấn đề an toàn và đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, đồng thời thiết lập các đối tác chiến lược với nhiều công ty lớn trong ngành.
Ngoài những vai trò chính, Altman còn là một nhà đầu tư tích cực trong giới công nghệ. Ông từng đầu tư vào một số công ty nổi bật như Airbnb, Reddit và Stripe, đóng góp vốn và tư vấn cho nhiều dự án có tiềm năng tăng trưởng. Tuy vậy, phong cách đầu tư của Altman có xu hướng chọn lọc và hướng tới những dự án mà ông tin rằng có khả năng mang lại tác động lâu dài cho xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như AI và năng lượng tái tạo.
Sự nghiệp của Sam Altman thể hiện một quá trình chuyển đổi liên tục giữa các vai trò sáng lập, quản lý và đầu tư. Thông qua các đóng góp tại YC và OpenAI, Altman đã trở thành một nhân vật có sức ảnh hưởng, thúc đẩy những đổi mới trong lĩnh vực khởi nghiệp và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, các quan điểm và chiến lược của ông cũng nhận được nhiều tranh luận trong giới công nghệ, đặc biệt về việc ứng dụng và quản lý AI.
Hiệu ứng từ OpenAI
OpenAI là một công ty nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, thành lập vào năm 2015 với sứ mệnh "đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích cho toàn nhân loại." Ban đầu hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, OpenAI chuyển đổi thành một công ty “lợi nhuận giới hạn” (capped-profit entity) vào năm 2019 để thu hút thêm vốn đầu tư. Công ty nổi tiếng với các mô hình AI tiên tiến như GPT-3, GPT-4 và các sản phẩm ứng dụng AI, tiêu biểu là ChatGPT.
OpenAI đã trải qua một số các giai đoạn kêu gọi vốn nổi bật như:
- Năm 2015: Khi mới thành lập, OpenAI bắt đầu hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận với sự tài trợ từ các nhà đồng sáng lập, bao gồm Elon Musk, Sam Altman và các nhà đầu tư nổi bật khác như Reid Hoffman và Peter Thiel. Cam kết ban đầu từ các nhà sáng lập đã mang lại cho OpenAI một số vốn ban đầu khoảng $1B.
- Năm 2019: Vào năm 2019, OpenAI chuyển đổi thành một tổ chức “lợi nhuận giới hạn” (capped-profit entity) để thu hút thêm vốn đầu tư, nhằm cạnh tranh trong lĩnh vực AI đòi hỏi chi phí nghiên cứu rất cao. Đây là bước ngoặt giúp OpenAI có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư lớn hơn mà vẫn đảm bảo các cam kết về lợi ích xã hội. Cũng trong năm này, Microsoft đầu tư $1B vào OpenAI, đánh dấu quan hệ đối tác chiến lược.
- Năm 2023: Trong bối cảnh ChatGPT đạt được sự thành công đáng kể trên toàn cầu, OpenAI đã thực hiện một đợt gọi vốn mới trị giá $300M, đưa định giá công ty lên khoảng $27B. Các nhà đầu tư tham gia vào đợt này bao gồm các quỹ đầu tư nổi tiếng như Andreessen Horowitz (a16z), Tiger Global, và Sequoia Capital.
- Năm 2023: Microsoft tiếp tục đầu tư thêm $10B vào OpenAI, đưa định giá của công ty lên khoảng 29 tỷ USD. Thỏa thuận này không chỉ mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên mà còn giúp Microsoft tích hợp công nghệ của OpenAI vào các sản phẩm của mình, như Microsoft 365 và các dịch vụ Azure OpenAI.
- Năm 2024: OpenAI cùng với sự mở rộng của mình tiếp tục kêu gọi thành công $6.6B tương đương với mức định giá $157B.
Vậy OpenAI sẽ có tác động đối với Worldcoin như thế nào? Thực tế OpenAI không chỉ có tác động vào dự án Worldcoin mà nó còn tác động đến toàn bộ ngành AI của thị trường Crypto. Nhìn lại quá khứ một chút khi Facebook đổi tên công ty mẹ thành Meta với tầm nhìn Metaverse thì lúc này toàn bộ các dự án NFT, GameFi trong thị trường Crypto cũng đều chuyển hướng xây dựng một Metaverse cho riêng mình.
Khả năng cao lần này cũng vậy, tính tới hiện tại OpenAI là công ty/tập đoàn lớn nhất thế giới, dẫn đầu ngành AI và nếu như OpenAI được chính thức IPO trên sàn chứng khoán Mỹ thì nó sẽ tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn bộ ngành AI trong thị trường Crypto. Sức ảnh hưởng OpenAI bên cạnh mảng AI đó chính là dự án Worldcoin bởi cả hai dự án đều sở hữu chung một nhà sáng lập là Sam Altman. Khả năng cao khi OpenAI chính thức được IPO thì Worldcoin sẽ nhận được sự lạc quan từ phía các nhà đầu tư và tạo nên một động lực tăng trưởng ấn tượng.
Phân Tích Worldcoin: Những Điều Phải Lưu Tâm Khi Đầu Tư Worldcoin
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng & cơ hội khá rõ ràng đối với Worldcoin thì đối với các nhà đầu tư có ý định mua WORLD thì cần phải chú ý đến một số những điểm bao gồm Tokenomics và động lực tăng trưởng thực tế.
Lưu ý 1: Tokenomics có áp lực chốt lời từ quỹ đầu tư
Khi nhắc đến Tokenomics của dự án chúng ta cần phần tích 2 yếu tố chính bao gồm Token Release & Token Allocation.
Khi nhìn vào Token Allocation của Worldcoin thì chúng ta sẽ thấy sẽ không có quá nhiều điểm khác biệt so với các dự án thông thường tuy nhiên khi nhìn vào vị thế của các quỹ đầu tư chúng ta sẽ thấy một số điểm đặc biệt bao gồm:
- 21/10/2021: Lần đầu Worldcoin kêu gọi thành công $25M với mức định giá $1B đến từ sự tham gia của A16Z, Coinbase Ventures, Multicoin Capital, DCG, Hashed Fund,...
- 23/03/2022: Worldcoin tiếp tục kêu gọi thành công $100M với mức định giá $3B với sự tham gia của A16Z và Khosla Ventures.
- 25/05/2023: Tại vòng Series C, Worldcoin kêu gọi thành công $115M với sự dẫn đầu của Blockchain Capital bên cạnh đó là sự tham gia của A16Z, Distributed Global và Bain Capital Crypto.
Tuy nhiên nếu cập nhật Crunchbase thì chúng ta có một chút sự thay đổi về chỉ số bao gồm:
- Trước vòng kêu gọi Series A thì tại vòng Seed thì Apollo Projects đã đầu tư vào Worldcoin $4M vào 01/01/2019.
- Tại vòng 2021 thì Worldcoin được đầu tư với mức định giá là $975M.
- Tại vòng 2022 thì Worldcoin được đầu tư với mức định giá là $2.9B.
Thực tế chúng ta không có những thông tin về định giá của Worldcoin tại vòng Series C, có nhiều tin đồn cho rằng Series C của Worldcoin là Down Round (Downround là một thuật ngữ trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, chỉ một vòng gọi vốn trong đó định giá của công ty thấp hơn so với định giá trong vòng gọi vốn trước đó), nghĩa là định giá của Worldcoin tại vòng Series C là $1.5 - $2B tuy nhiên cũng nhiều thông tin cho rằng tại vòng Series C thì Worldcoin đãng được định giá hơn $3B.
Từ các thông tin trên chúng ta dễ dàng thấy rằng với mức định giá hiện tại của Worldcoin là khoảng $21B thì các quỹ đầu tư tại vòng Series đã tăng trưởng 2.000% (21 lần), các quỹ tại vòng Series B đã tăng trưởng 600% (7 lần), còn các quỹ tại vòng Series C đã tăng trưởng theo mức ước tính là từ 6 - 10 lần, còn tại vòng Seed diễn ra vào tháng 1/2019 thì khả năng cao Apollo Projects đã đạt mức tăng trưởng từ 50 - 100 lần lượt tương đương với mức định giá là từ $200M - $500M, nghĩa là khoản đầu tư $4M ban đầu thì tính tới thời điểm hiện tại đã đạt giá trị từ $200M - $400M (tính theo FDV của Worldcoin $20B tại thời điểm viết bài).
Tiếp theo chúng ta cần quan sát tới Token Release của Worldcoin chúng ta thấy rằng thời điểm TGE của Worldcoin vào tháng 7/2023 và với thời gian khóa 1 năm thì bắt đầu từ tháng 7/2024 thì Wolrdcoin bắt đầu trả token WORLD cho đội ngũ phát triển và các quỹ đầu tư. Với vị thế của các quỹ đầu tư ở thời điểm hiện tại thì rõ ràng WORLD sẽ chịu áp lực chốt lời từ các quỹ đầu tư.
Lưu ý 2: Những bản cập nhật không thực sự quá ấn tượng
Nếu chúng ta nhìn vào hai bản cập nhật gần nhất của Worldcoin thì thực tế các bản nâng cấp như Wolrd ID 2.0, 3.0 hay World Apps 2.0, 3.0 thậm chí là World Chain không thực sự ấn tượng, nó đơn giản chỉ là một bản nâng cấp nhẹ nhàng sau một khoảng thời gian nghiên cứu. Còn nếu nhìn vào World Chain thì chúng ta cũng dễ dàng thấy những điều tương tự ở World Chain.
Một điểm sáng duy nhất đó chính là đội ngũ phát triển của World Chain đó chính là sự phát triển của các Mini Apps trong World Apps, tuy nhiên kể cả học theo Ton trên Telegram nhưng để Mini Apps trong World Apps thành công thì cũng rất khó bởi lượng người dùng trên World Chain rất ít so với Ton trên Telegram. Chính vì vậy mình đánh giá không cao những bản cập nhật gần đây.
Lưu ý 3: Động lực tăng trưởng của Worldcoin là điều khá dễ thấy
Một điều chúng ta cần phải thẳng thắn đối diện trong thị trường Crypto đó chính là cơ hội luôn luôn nằm ở những nơi mà ít người biết và nhìn thấy. Đối với Worldcoin khi phân tích chúng ta thấy mọi thứ thật dễ dàng từ việc đội ngũ phát triển quá ấn tượng và chất lượng hơn rất nhiều mặt bằng chung của thị trường Crypto. Việc mọi người kì vọng vào OpenAI được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ từ đó có những tác động tích cực tới giá cả của WLD cũng là điều khá dễ thấy. Vậy với những điều dễ thấy như thế thì khi OpenAI thực sự được IPO thì có thể tạo ra làn sóng tăng trưởng của WLD hay không?
Không những vậy về bản chất thì Worldcoin là một dự án làm về xác minh danh tính nhưng lại có đang khá nhiều người dùng cho rằng Worldcoin là một dự án về AI, từ những hiểu lầm đó cũng làm cho Worldcoin nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng.
Tổng Kết
Khi phân tích Worldcoin chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Tokenomics đang là một trong những vấn đề lớn nhất của Worldcoin, bên cạnh đó là những bản nâng cấp thật sự không quá ấn tượng. Mong rằng thông qua bài viết phân tích Worldcoin sẽ giúp mọi người có thêm những góc nhìn mới về Worldcoin.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024